» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81285406

 
Chuyện bốn phương
Gửi bài viết này cho bạn bè

Sức sống trên cao nguyên đá Đồng Văn.[16/12/10]
Những câu chuyện được nghe từ lâu về miền biên giới phía Đông Bắc của tổ quốc luôn gợi lên trong tâm trí mọi người sự háo hức được khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú của núi rừng và những câu chuyện như cổ tích gắn với các địa danh Mèo Vạc, Quản Bạ, Lũng Cú, Đồng Văn.

 

SỨC SỐNG TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN

 

Tô Văn Trường

 

Những câu chuyện được nghe từ lâu về miền biên giới phía Đông Bắc của tổ quốc luôn gợi lên trong tâm trí mọi người sự háo hức được khám phá vẻ đẹp hoang sơ,  kỳ thú của núi rừng và những câu chuyện như cổ tích gắn với các địa danh Mèo Vạc, Quản Bạ, Lũng Cú, Đồng Văn.

 

Cảm giác chung của du khách là thích thú xen lẫn hồi hộp, ngại ngùng khi đi suốt con đường từ Hà Giang lên Đồng Văn. Du khách sẽ đi qua Cổng trời, và được ngắm nhìn núi đôi Cô Tiên – Quản Bạ lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, tròn căng như bầu ngực của các cô gái dậy thì. Mùa hè ở Quản Bạ có cảm giác như ở Đà Lạt với khí trời se lạnh và nắng hanh vàng. Mặc dù đã có một con đường ô tô mang tên con đường Hạnh Phúc vượt qua những triền núi Cao nguyên đá lên đến tận Lũng Cú, Đồng Văn nhưng đây vẫn là con đường hiểm trở, gian nan thuộc loại nhất nước. Con đường ngoằn ngoèo liên tục lên xuống đi trên những độ cao hơn nghìn mét, bên này là vách đá dựng đứng, bên kia là vực thẳm mà dòng sông Nho Quế dưới đó như một sợi chỉ mỏng manh. Xe chạy, mây mù tràn qua xe làm mọi người chợt co lại trong cái lạnh và sự lo ngại. Đó là khi qua đỉnh Mã Pì Lèng nghĩa là “nắm đuôi ngựa”! Ngày xưa, khi qua đây người ta phải nắm đuôi ngựa để lên được dốc. 

 

Cao nguyên đá Đồng Văn có khoảng 40 điểm di sản có giá trị tài nguyên mang tầm ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Những dẫy núi đá nối nhau trùng điệp với bao hình thù kỳ lạ, điểm xuyết những cánh rừng, con suối, dòng sông thoắt ẩn, thoắt hiện tạo nên vẻ đẹp lạ thường.  Thất Diệp Chi Mai là loài thực vật quý hiếm vừa được phát hiện tại Cao nguyên đá Đồng Văn.  Ở Dinh thự nhà Vương, người dân thường gọi là Vua Mèo – di tích được xếp hạng cấp Quốc gia năm 1993 có bức hoành phi “Biên chính khả phong- Trấn ải biên cương” và ngoài cổng có 2 câu : “Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập/Môn phong lưu quý khách vãng lai” (Gia đình tích thiện trọng người hiền ra vào/Cửa rộng mở đón khách quý tới thăm). Di tích lịch sử và danh thắng được xếp hạng cấp Quốc gia năm 2009 là Cột cờ Lũng Cú-Đồng Văn cao khoảng 1700 m so với mực nước biển trung bình. 

 

Những phiên chợ họp ven đường như làm bớt đi cái lạnh của khí trời, như tô đẹp hơn bức tranh vùng cao bằng sắc màu áo váy của các thiếu nữ vùng sơn cước. Những cặp trai gái ôm nhau vắt vẻo trên lưng ngựa, vẫy tay cười  vui vẻ với khách qua đường. Đặc tính chân thật, mến khách của đồng bào dân tộc, và văn hóa ẩm thực với những món ăn nổi tiếng như thắng cố, mật ong bạc hà, trâu “gõ mõ”, lợn “đào công sự”, gà “chạy vũ trang”, chó “leo thang”, cùng với hương vị dịu ngọt của rượu ngô rất độc đáo  ở Cao nguyên  đá Đồng Văn. Các điểm dừng chân ở Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, du khách được thưởng thức các điệu múa cùng tiếng khèn dìu dặt như mời gọi rạo rực, say đắm  lòng người. Vẻ đẹp, ngây thơ của người con gái vùng cao nguyên đúng như miêu tả của nhà thơ nào đó:

“Em còn trong trắng ngây thơ lắm

Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”

Điệu múa “Cọ chân” và tiếng khèn dìu dặt của người Mông

 

 

Đêm mồng 1/12/2010, tại huyện Đồng Văn, các đại biểu quốc tế, trong nước, lãnh đạo tỉnh cùng với nhân dân Hà Giang đã tổ chức lễ hội hoành tráng nhân sự kiện Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO trao bằng công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu. Đây là công viên địa chất thứ 2 ở Đông Nam Á và là công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam được công nhận là thành viên của mạng lưới này. Trong đêm lễ hội, tôi may mắn có dịp được tiếp xúc, trò truyện với một Anh bộ đội Cụ Hồ từ thời chống Pháp. Anh bộ đội quê miền xuôi, sau chiến thắng Điện Biên Phủ đã lên Hà Giang để tiễu phỉ. Ngày ấy, Anh và các đồng đội đã phải vượt qua nhiều dãy núi đá tai mèo, để tập kích vào tận hang ổ bọn phỉ. Có lúc  bộ đội phải cải trang làm người dân tộc, thậm chí phải sống “ba cùng” với gia đình có người theo phỉ để thuyết  phục, cảm hóa , vận động họ về với chính nghĩa. Các Anh, có lúc lâm vào hiểm nguy, cận kề cái chết để rồi bằng bản lĩnh, sự dũng cảm và tấm lòng chân thật mà thoát hiểm và chiến thắng khiến những trùm phỉ phải tâm phục, khẩu phục quy hàng. Hình ảnh đôi chân trần rớm máu của những người lính Cụ Hồ trên tầng tầng,  lớp lớp đá tai mèo của cao nguyên Đồng Văn, cổng trời Quản Bạ trên đường đi tiễu phỉ trong các câu chuyện đã được đọc từ thưở nhỏ, được tái hiện, ăn sâu vào tâm trí của chúng tôi. Công viên đá địa chất Đồng Văn sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi những sắc mầu và hình ảnh của các đồng bào dân tộc và anh lính Cụ Hồ. Đất đai canh tác, nguồn nước ngọt trên cao nguyên đá Đồng Văn còn rất khan hiếm nhưng sức sống cày trên nương đá, sự chịu đựng, kiên nhẫn và sáng tạo của cộng đồng 17 dân tộc thuộc 4 huyện Cao nguyên đá Đồng Văn thật đáng khâm phục.

 

Có lẽ, sau khi được UNESCO công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn trong mạng lưới công viên địa chất toàn cầu thì việc đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về khái niệm, ý nghĩa, giá trị, trách nhiệm và quyền lợi đối với mọi người nhất là các cộng đồng dân tộc và các cấp chính quyền địa phương. Cần có những hành động và sự đầu tư kịp thời bởi lẽ 4 năm là một thời gian quá ngắn để UNESCO  đánh giá lại các tiêu chí để tiếp tục xem xét giá trị của tấm bằng công nhận nói trên. Về kết cấu hạ tầng cần đẩy mạnh, sớm hoàn thành quy hoạch về công viên địa chất, hệ thống khách sạn nhà nghỉ, các làng văn hóa  đủ điều kiện vệ sinh môi trường được xây dựng để đón khách du lịch. Nâng cấp các đọan đường giao thông còn hẹp, cua gấp kiểu tay áo, bổ sung các hệ thống biển báo giao thông, nhất là các biển cảnh báo những đoạn đường nguy hiểm. Cần có các biện pháp khẩn cấp và thiết thực để bảo tồn các di sản địa chất có nguy cơ bị xâm hại do các nguyên nhân tự nhiên cũng như nhân sinh. Ví dụ như hóa thạch “Bọ ba thùy” trên bề mặt đá vôi hệ tầng Chang Pung ở Lũng Cú sắp bị nước mưa xói mòn hết thì mới được làm hộp kính bịt lại mặc dù đã được cảnh báo trước, hoặc như ở Ma Lé bị người dân vô tư xâm hại bằng cách đào đất ở khu vực “Nghĩa địa Tay cuộn” để đắp nền nhà và hàng rào vv… Cần để cho chính những người đại diện cho dân cử ra trực tiếp tham gia vào Ban quản lý để họ hiểu rõ giá trị, ý nghĩa của di sản và quyền lợi mà mình đang sở hữu, thì chính họ sẽ có cách tốt nhất thuyết phục mọi người bảo vệ nó.

 

Nhạc sĩ Phó Đức Phương và tôi được Anh Lê Quang Triều thường vụ tỉnh ủy, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng là người dân tộc Tày có học thức và năng lực, tuy mới 55 tuổi đã thuộc loại “trưởng lão” trong hàng ngũ lãnh đạo tỉnh “rủ rê” đi cùng xe từ Hà Giang lên Cao nguyên Đồng Văn. Am hiểu sâu sắc về mảnh đất và con người Hà Giang, suốt dọc đường,  Anh Triều giới thiệu, hướng dẫn cho chúng tôi về  lịch sử, địa danh, địa hình, phong cảnh, và phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc. Ngoài việc thưởng ngoạn sự kỳ bí, hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất địa đầu của tổ quốc, chúng tôi thảo luận về tình hình phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tình trạng khai thác quặng antimoan ở mỏ Mậu Duệ huyện Yên Minh ảnh hưởng  xấu đến môi trường sinh thái. Tài nguyên nước đối với những khu vực karst quí như vàng vì có nước thì sự sống mới tồn tại. Vậy mà môi trường và một dòng suối ở đây đang bị con người hủy hoại. Mỗi năm, Công ty khai thác khoáng sản cũng chỉ đóng góp cho huyện được 1,3 tỷ đồng nhưng cái giá phải trả về ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan lại quá đắt. Khi qua khu vực mỏ Mậu Duệ, tôi hỏi nhạc sĩ tài hoa Phó Đức Phương không biết đến lúc nào Anh mới tìm được cảm xúc để viết bài hát "Sự hồi sinh của một dòng sông chết”? 

Khai thác quặng antimoan ở mỏ Mậu Duệ và dòng sông chết

 

   

Công viên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là di sản địa chất toàn cầu đã khó nhưng giữ được danh hiệu đó càng khó hơn.  Cần có một chương trình hành động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề quy hoạch tổng thể, xây dựng kết cấu hạ tầng, tiếp tục triển khai chương trình nâng cao kiến thức cộng đồng về di sản địa chất và công viên địa chất đến tất cả các đối tượng trong cộng đồng là góp phần tích cực nâng cao sức sống trên cao nguyên đá Đồng Văn. Xin mượn lời Anh Phạm Thế Hải - Phó Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang để kết luận cho bài viết này:

"Để cho đá thốt nên lời

Thổi hồn vào đá cần người có TÂM"

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o