» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81296394

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Trao đổi ý kiến (4) về Đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công'.[03/01/11]
Được hân hạnh đọc qua bài "Ý tưởng dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công" đăng trên mạng của VNCOLD , tôi thấy loại tuabin bulb mà tôi đã đề nghị đặt trong đập ngăn sông Mekong ở Nam Vang có thể dùng trong đê biển Vũng Tàu - Gò Công.

Trao đổi ý kiến (4) về  Đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công'

Mời xem các bài liên quan đã đăng:

/Web/Content.aspx?distid=2521

/Web/Content.aspx?distid=2525

/Web/Content.aspx?distid=2532

/Web/Content.aspx?distid=2533

Ý kiến của các ông:
Vĩnh Phong & Văn Đài.

 

Sau khi ý tưởng về đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công' được công bố (/Web/Content.aspx?distid=2521),  nhiều  chuyên gia, bạn đọc đã có những  ý kiến trao đổi. Trong bài này, xin giới thiệu ý kiến của các ông:

·                     Vĩnh Phong, Tiến sĩ kỹ sư (Biviers, Pháp);

·                     Lê Văn Đài, Cty CP Bách Việt.

  BBT

Kính gửi Ban biên tập VNCOLD,

Được hân hạnh đọc qua bài "Ý tưởng dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công" đăng  trên mạng của VNCOLD ,  tôi  thấy loại tuabin bulb mà tôi đã đề nghị đặt trong  đập ngăn sông Mekong ở Nam Vang có thể dùng trong đê biển Vũng Tàu - Gò Công.

Để đáp ứng lời mời của quí ban biên tập, tôi xin gửi kèm đây " Lời bàn về dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công" và "đề nghị đập ngăn sông Mekong ở Nam Vang " tôi đã gửi tới Ủy hội sông Mekong (chúng tôi sẽ đề cập đến đề nghị này vào một dịp sau - BBT) .

Xin trân trọng kính chào qui Ban biên tập

TSKS Vĩnh Phong

126 chemin de Plate Rousset

38330 Biviers          France

đt 33 476 90 64 60

 

Lời bàn về dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công           

Mấy năm gần đây báo chí bên nhà thường hay đăng tin các thành phố Việt Nam  bị ngập lụt vào muà mưa;  nhất là tp Hồ Chí Minh lại còn bị ành hưởng nặng nề của triều cường;  nhiều công trình tiêu thoát đã được khởi sự song tôi nghĩ điều cần phải làm thêm là luôn giữ thấp mực nước sông Saigon  bằng cách  tránh triều cường . 

Hơn nữa nhiêù tài liệu của Ủy Hội sông Mekong đã đặt vấn đề phèn của ĐBSCL (đồng bằng sông Cửu Long) trong các vùng ĐTM (Đồng Tháp Mười) , Tứ giác Long Xuyên  và Cà Mau.  Giải pháp ém phèn đã được đề cập rõ ràng trong cuốn sách “Sử dụng và cải tạo đất phèn đất mặn  do GSTS Đào Xuân Học và TS Hòang Thái Đại.

Do đó tôi đã nghĩ đến đập ngăn sông đặt tại cửa sông Soài Rạp để, khi triều lên quá cao,  thoát lũ trong mùa mưa và  ém phèn chống mặn trong mùa kiệt.

Nay có dự án ĐBVTGC (đê biển Vũng Tàu – Gò Công)  thì tôi chỉ mong dự án thành hiện thực càng sớm càng tốt.

Tôi có hai ý kiến muốn chia sẻ với tác giả đã  đề xuất dự án:

A – Thêm đập xàlan ngăn sông  Vàm Cỏ để ém phèn vào muà kiệt cho ĐTM

B -  Việt Nam tự thiết kế và sản xuất máy thủy điện củ hành (bulbe) đặc biệt cho dự án

A -        Dự án ĐBVTGC  sẽ thoát lũ chống ngập úng cho ĐBSCL và tp HồChíMinh ,  rửa phèn được song  không ém phèn được cho ĐTM.

Chẳng hạn vào mùa kiệt ĐBVTGC khó giữ được ,   trong kinh rạch và sông vùng ĐTM,     mực  nước ngọt cần thiết  để giúp ém phèn trong đồng ruộng.

Nếu có thêm 1 đập xà lan ngăn sông Vàm Cỏ như đập Thảo Long ở Thưà Thiên Huế thì công tác ém phèn sẽ có thể thực hiện dễ dàng hơn .

B -        Để sản xuất 2.109 KWh điện ,  với cột nước vận hành rất thấp dao động 0-4mwc(meter water column)  thì ĐBVTGC phải được trang bị cả mấy trăm tua bin  loại trục nằm ngang dưới  đáy,     đường kính chừng 3000mm với hiệu suất khoảng 80% . Thật vậy với chiều sâu trung bình 6m và biên động triều  -3m - +3m thì đường kính tua bin khó có thể lớn hơn  3 thước để có thể khai thác tuabin trong thời gian cột nước cao nhất (hạ lưu ở -3m)  mà tuabin không bị lòi lên khỏi mặt nước.

Có thể dùng  Orthogonal turbine , tuabin có trục thẳng góc với dòng chảy (xem DOE/EE/15669-T1 technical report  helical reaction turbine do ts Alexander Gorlov );  sẽ  rẻ nhưng hiệu suất chỉ vào khoảng 30%.

Trong trường hợp nào cũng vậy, nếu phải nhập cảng tất cả thì kinh phí sẽ rất nặng! ! !! và vì kém kinh tế dự án phát điện có thể sẽ không được  thực hiện.

Để cho  thuỷ điện trong ĐBVTGC  kinh tế,   theo thiển ý của tôi thì VN cần phải tự thiết kế một loại tuabin bulbe(tuabin củ hành) trục ngang đặc biệt cho vùng bờ biển Việt-nam có biên độ triều tương đối thấp +/- 3m vì tuabin củ hành thông thường sẽ quá đắt và không thể có hiệu suất luôn ở mức tối đa khi cột nước hữu dụng biến đổi từ 4 mwc xuống 0 mwc.

Tuabin củ hành đặc biệt cho ĐBVTGC  có thể được thiết kế theo chiều hướng sau đây:

-          Bánh xe công tác có 3 cánh với độ nghiêng cố định.

-          Không có vành cánh hướng

-          Vận tốc quay biến động theo cột nước nhờ dùng điện tử công suất;  nếu vận tốc quay của tổ máy biến động theo luỹ thừa 0,5 của cột nước thì hiệu suất luôn được giữ gần mức tối đa. 

Thêm điện tử công suất vào sẽ làm tăng giá của máy phát điện song            giá thành tổng cộng có thể được giảm thiểu :

o    nhờ không có các cơ cấu điêù khiển độ nghiêng của cánh hướng và của cánh quạt  bánh xe công tác nên giá thành của tuabin sẽ giảm khoảng 30%

o    và nhờ số tổ máy rất lớn (cả trăm tổ) rất có thể giá mua điện tử công suất cũng sẽ giảm và trong tuơng lai tua bin này sẽ rẻ hơn tua bin củ hành thông thường với vành cánh hướng và độ nghiêng cánh công tác dao động.

o    Nhất là nếu Việt Nam tự thiết kế và sản xuất tại chỗ thì giá thành sẽ còn rẻ thêm;  hơn nữa  thiết bị trong đê biển và trong đập ngăn sông của Việt Nam sẽ không phụ thuộc vào nhập cảng nữa.

 

 Loại tua bin này, tôi tin chắc   Việt Nam có thể thiết kế và  sản xuất được trong tương lai không quá xa.

Hai đặc tính khác của tuabin đặc biêt này có thể khai thác được:

1- Có thể dùng để bơm:      Lưu lượng Q11 qua tua bin loại bulb  tăng theo vận  tốc quay n11.

Nếu rotor phát điện  và bánh xe công tác được kéo cho quay nhanh hơn vận tốc quay lồng thì tua bin bulb sẽ thành máy bơm có trục theo dòng chảy.

2- Nhờ không có vành cánh hướng, và  nhờ bánh xe công tác chỉ có 3 cánh quạt cho nên chỉ cần mở tất cả van và giữ cho tổ máy không quay là cá lớn nhỏ có thể bơi qua tổ may. Kể như là có luồng cá nằm trong thân đập tránh khỏi gánh nặng phải xây luồng cá hữu hiệu; vì hiện nay chưa có luồng cá nào thật hữu hiệu cho các loài cá ở biển Đông và ĐBSCL.

                                                                                                Biviers ngày 25 – 12 - 2010

 

Ý KIẾN CỦA MỘT BẠN ĐỌC

 Lê Văn Đài – Cty CP Bách Việt

 

Ý tưởng “Dự án đê biển từ Vũng tàu đến Gò Công” được đăng tải và lấy ý kiến trên website Tổng cục Thủy lợi và vncold.vn giới thiệu lại. Đây là một bước đi tích cực mà các dự án mang tầm chiến lược nên làm, sau khi đọc về nội dung và cách đặt vấn đề của dự án thì cá nhân tôi có một số nhìn nhận không chuyên sâu nhưng hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình xây dựng ý tưởng ban đầu.

 Tôi không rõ xuất phát ý tưởng này có phải từ dự án “Lấn biển vùng Seamangeun” miền Tây Hàn Quốc hay không nhưng nhìn tổng thể vẫn có các “thông số thô” và các nội dung đề xuất ban đầu được xem là có giống nhau phần nào, nhưng rõ ràng không thể so sánh được!

            a. Về qui hoạch: Sau khi đọc qua dự án “Lấn biển vùng Seamangeun” chúng ta mới thấy được vì sao người Hàn Quốc chịu đầu tư một con đê khổng lồ như vậy. Phần mục tiêu của dự án “Dự án đê biển từ Vũng tàu đến Gò Công” chủ yếu là chống ngập chứ qui hoạch thành phố hoặc mở rộng khu đô thị thì rất hạn chế vì tôi rất quan ngại địa chất khu vực này.

Vị trí dự kiến tuyến xây dựng Vũng Tàu – Gò công (nguồn Wikimapia)

 

b. Về kỹ thuật xây dựng: Chúng ta xây dựng một con đê biển dài 32 km trong một vùng chịu ảnh hưởng gió bảo rất lớn, phần mỏ vật liệu đắp đê, san nền lấn biển được lấy từ đâu, cự ly vận chuyển bao nhiêu cho khối lượng khổng lồ này! Trong khi đó đê biển Seamangeun (33km) lại được xây dựng ở vùng vịnh phía Tây, vùng rất ít ảnh hưởng của bão, có địa hình vùng núi ăn ra gần biển nên vấn đề đá đắp đê cũng như địa chất rất phù hợp với dự án san nền lấn biển.

c. Để bạn đọc hình dung được dự án “Lấn biển vùng Seamangeun” mà tác giả Lã Song Toàn – Viện QHTL xem là “gần giống đề án đê biển Gò Công - Vũng Tầu” tôi xin tải kèm: Các qui hoạch của Thành phố Ariul thuộc vùng Seamangeun và một số hình ảnh liên quan:

Qui hoạch Thành phố Ariul sau khi xây dựng đê + san lấn biển

Cống điều tiết phía cửa sông Mangyeong (sau khi san lấp hoàn thành)

 

Xin gửi ý kiến trao đổi về:

bbt@vncold.vn

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o