» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
 Số phiên truy cập

81302670

 
Chuyện bốn phương
Gửi bài viết này cho bạn bè

Dạt dào sóng vỗ trên sông Kinh Thầy. [09/4/09]
Dù đã được nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Dương báo cáo về tình hình an toàn của các dự án đê kè trong tỉnh, nhưng tôi vẫn muốn được tận mắt chứng kiến " bức tường thành "mới được xây dựng trên đê sông Kinh Thầy

Dạt dào sóng vỗ trên sông Kinh Thầy

 

Cuối mùa lũ, bão vẫn rình rập đâu đó ngoài khơi xa. Chúng tôi về Hải Dương trong tâm trạng phấp phỏng không yên. Dù đã được nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn  Hải Dương báo cáo về tình hình an toàn của các dự án đê kè trong tỉnh, nhưng tôi vẫn muốn được tận mắt chứng kiến " bức tường thành "mới được xây dựng  trên đê sông Kinh Thầy. Đó là kè Ninh Giàng - Triều Nội - một công trình  có thể coi là tiêu biểu  về quản lý chất lượng, tiến độ của Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương trong những năm gần đây...        

 

Công trình Kè Ninh Giàng-Triều Nội, Hải Dương( thuộc dự án thuỷ lợi lưu vực sông Hồng giai đoạn II )  được Bộ Nông nghiệp&PTNT phê duyệt Dự án đầu tư tại Quyết định số 3762/QĐ-BNN-XD, ngày 28/11/2007. Theo đó, dự án có nhiệm vụ là chống xói lở bờ và lòng dẫn, giữ vững an toàn cho đoạn đê Ninh Giàng- Triều Nội sông Kinh Thầy, bảo vệ trực tiếp diện tích 28.190 héc -ta và 14. 4500 người thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đáp ứng nhu cầu bảo vệ cơ sở hạ tầng, môi trường và phát triển kinh tế khu vực. Để đảm bảo được mục tiêu trên, kè được chia làm 3 đoạn, thiết kế với quy mô kè bảo vệ bờ cấp IV,  đỉnh kè ở cao trình +4,2, bằng đá xây vữa M100; mái kè được lát đá khan dày 0,3 m trong khung ô bê tông M200; chân kè được thả rồng thép mạ kẽm lõi đá hộc  có đường kính d= 60 cm, ngoài cùng đổ lăng thể đá hỗn hợp hộ chân; đầu và cuối các đoạn kè có tường khoá bằng bê tông M200. Để xây dựng mới 2.930 m kè bờ tả sông Kinh Thầy, dự án có khối lượng hơn 100.000 m3 đá đổ và xây lát các loại, 20.160 m3 đất đào đắp, 1040 m3 bê tông, 7150 con rồng thép... với Tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng, chủ yếu do nguồn vốn AFD tài trợ.

 

Hiện trạng một đoạn đê trước khi xây dựng kè

 

           

Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp & PTNT Hải Dương ( chủ đầu tư ) đã khẩn trương  triển khai lập Thiết kế BVTC, Tổng dự toán...và tổ chức đấu thầu theo quy định. Công ty cổ phần tư vấn Xây dựng thuỷ lợi và Cơ sở hạ tầng Hải Dương là tổ chức tư vấn thiết kế đã tranh thủ ngày đêm, kịp thời cung cấp đồ án, dự toán để phục vụ thi công. Mặc dù có nhiều khó khăn về thời tiết, tiền vốn, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn của tình hình  biến động giá nguyên vật liệu trong những ngày vừa qua nhưng các đơn vị thi công như : Công ty cổ phần Thành Nam, Công ty xây dựng Trường Thọ, Công ty cổ phần XD&PTNT6v.v. đã cố gắng khắc phục, tranh thủ thời tiết, tập trung lực lượng nhân lực, thiết bị tới mức cao nhất để thi công. Cái khó nhất trong thi công công trình này là nguồn  vật liệu và tiến độ. Yêu cầu về tiến độ của dự án rất khẩn trương, phải hoàn thành để đảm bảo chống lũ trước ngày30/4/2008. Điều đó cũng có nghĩa là việc xây dựng "bức tường thành" bên sông Kinh Thày chỉ trong gần 2 tháng...

Bức tường thành" đang vươn xa

           

Đứng trên đỉnh kè, phía trước là dòng sông Kinh Thầy dạt dào sóng vỗ, phía sau là bát ngát cánh đồng lúa đang vào mùa đơm bông, tôi cứ thấy trong lòng  lâng lâng khó tả. Trước mắt tôi, tuyến kè xây mới dài gần 3 cây số uốn lượn theo bờ tả sông Kinh Thày đã hoàn chỉnh, vững như bức tường thành và đẹp như tranh vẽ. Dọc trên toàn tuyến kè, mái kè được lát đá phẳng phiu, sóng vỗ mơn man. Dưới nắng chiều lấp loá trên mặt sông Kinh Thày, kỹ sư Đinh Ngọc Bản - Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Dương khoát tay dọc theo tuyến kè, vui vẻ nói với tôi: - Anh thấy đấy, chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của dự án  đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu chất lượng cao, kinh phí hợp lý. Để đạt được kết quả như hiện nay, chúng tôi đã cố gắng hết sức, phải nói là đã vắt kiệt sức mình cho công trình, cho sự an toàn, bình yên  của bà con nông dân  nơi đây...


Đúng là như vậy, để thi công công trình trước yêu cầu tiến độ hết sức khẩn trương, kể cả chủ đầu tư và các nhà thầu đã vượt qua muôn vàn khó khăn, tranh thủ ngày đêm, dốc sức cho từng công đoạn thi công, từng đoạn kè. Trong quá trình thi công, các nhà thầu hầu như đều phải làm 3 ca liên tục. Anh  em công nhân thi công không nghỉ trưa, phải thức đêm là " chuyện thường ngày ở công trường", nhưng kể cả Phó giám đốc Sở Bùi Đình Hoan, Giám đốc Ban A Đinh Ngọc Bản, Phó giám đốc  Vũ Xuân Việt và nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo khác cũng lăn lộn đêm hôm với anh em công nhân, với từng đoạn kè, lo từng khối đá để lát mái kè, từng" con rồng" để thả chân kè... là điều đáng ghi nhận. Nhờ có sự cố gắng của các đơn vị liên quan, từ chủ đầu tư đến các nhà thầu,  đúng ngày 30/4 vừa qua  khối lượng các gói thầu đã được hoàn thành, được Bộ Nông nghiệp & PTNT và Nhà tài trợ AFD đánh giá cao về chất lương và tiến độ. Công trình đã được thử thách qua một mùa lũ, hiện đã được bàn giao cho đơn vị quản lý là Hạt Quản lý đê huyện Chí Linh ngày 05/5/2008 vừa qua, trước  sự vui mừng của chính quyền và nhân dân địa phương...Gặp chúng tôi ngay trên đỉnh kè đoạn 2, một lão nông nhà ở xóm đồng sát chân đê không dấu nổi xúc động: - Nhà tôi ở phía trong đồng kia, hàng năm cứ mùa lũ đến là chúng tôi lại lo sợ vỡ đê đến mất ăn mất ngủ. Nay được Bộ Nông nghiệp và Phát triẻn Nông thôn quan tâm làm kè chống lũ chắc chắn  thế này, không sợ nước to sóng cả nữa chúng tôi phấn khởi lắm, ơn Đảng và Chính phủ nhiều nhiều lắm !

... Cho quê nhà mãi yên vui!

 

Còn gì  sung sướng hơn, hạnh phúc hơn cho những người làm công tác thuỷ lợi khi được chính bà con nông dân, chính người hưởng lợi  biết đến công sức  của mình, ghi nhận sự đóng góp  lớn lao của ngành mình đối với nông thôn và nông dân ! Tôi bỗng nghĩ đến cảnh thanh bình của đồng quê xứ Đông quê tôi, nghĩ đến " Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thày"  của thi sĩ Trần Đăng Khoa mà lòng xốn xang !

                                                                                      

           Hải Dương, cuối mùa lũ 2008

                      Hà Quang (cựu SV Đại học Thuỷ lợi, hiện đang công tác tại Bộ NN&PTNT )

(Nguồn Wru)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o