» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
 Số phiên truy cập

81300473

 
Chuyện bốn phương
Gửi bài viết này cho bạn bè

Còn hơn cả “Bát quái trận đồ”![04/3/09]
Ngày xưa ở Trung Quốc người ta đã biết đến bát quái trận đồ của Tôn Tử cũng như Khổng Minh, nhưng ngày nay ở thành phố Hồ Chí Minh người ta dựng lên bát quái trận đồ mà nếu Tôn Tử hay Khổng Minh có sống lại cũng phải chào thua. Đó là câu chuyện tên đường phố và số nhà vừa trùng lặp, vừa lộn xộn, diễn ra ở hầu hết khắp các quận, đặc biệt là trong các hẻm, số nhà chằng chịt như ma trận.

  

Chuyện thường ngày ở … đường phố

CÒN HƠN CẢ “BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ”!


TS. Tô Văn Trường

  

BBT VNCOLD. Tác giả đề cập đến một việc tưởng như là nhỏ, nhưng không hề nhỏ, nhất là đối với những đô thị lớn. Và nếu không sửa sớm thì sau này càng khó sửa. Tình hình này kéo dài đã mấy chục năm. Nó là một minh chứng cho thấy sự quản lý đô thị của chúng ta còn rất ấu trĩ, phần nào có nguồn gốc từ tâm lý “làng xã”.

Tên phố có thể là các danh từ hay số từ. Thường chỉ dùng số đặt tên phố trong phạm vi nào đó hoặc tạm thời. Thành phố New York (Mỹ) là trường hợp rất cá biệt, đặt tên phố toàn bằng số. Ở trong nước cũng như trên thế giới, hầu hết tên phố vẫn là tên các danh nhân (Quang Trung, Nguyễn Trãi,…), các địa điểm cổ truyền hoặc nổi tiếng (Bạch Đằng, Bưởi,..), sự kiện (Cách mạng Tháng Tám, Đồng Khởi,..), nguyện vọng và ý chí (Độc Lập, Thống Nhất,...),… Tác giả nêu dẫn chứng tại TP HCM, nhưng ở Hà Nội cũng không kém lộn xộn. Trước năm 1945, Hà Nội còn là đô thị nhỏ, cách đặt tên phố và số nhà theo kiểu người Pháp, khá rõ ràng. Dọc phố, bên số lẻ, bên số chẵn. Nếu đặt số rồi , chẳng hạn nhà số 9, mà vì lý do nào đó, muốn tách riêng từng lô trong đấy thì gọi thêm là 9A, 9B, 9C,.., Những phố cổ vẫn giữ tên cổ truyền của “Hà Nội 36 phố phường”. Những phố mới, “phố Tây” thì hầu hết là tên các chính khách, tướng tá và quan lại thực dân (Paul Bert, Gambetta,…). Sau đảo chính Nhật (3/1945) tiếp đến Cách mạng Tháng Tám (8/1945), các “phố Tây” có tên mới rồi phần lớn vẫn được giữ đến nay. Tuy nhiên, từ 1954 và nhất là khi đô thị phát triển rất nhanh khoảng vài ba chục năm nay thì xảy ra khá nhiều chuyện rắc rối về tên phố, tên trường, … và số nhà.  Các phố mới mở ra, các ngõ xóm, đường làng bỗng chốc trở thành “phố”, la liệt các đường nhỏ trong những “khu tập thể” cũng thành “phố” với các cửa hàng, kiốt,… mở ra ở tầng trệt,… Ai muốn gọi thế nào thì gọi, muốn đặt số nhà thế nào tùy ý, tự chọn số “đẹp”, ”hên”,… Mấy phố khác nhau đều chung một tên,… Tên trường còn trùng lặp nhiều nữa. Rồi còn đổi tên lung tung. Một số phố có tên cổ từ hồi “36 phố phường” với chữ “Hàng…” rất thân thiết cũng bị đổi. Lời bài hát “Người Hà Nội”, một tuyệt tác về Hà Nội mà nhạc sĩ, thi sĩ Nguyễn Đình Thi gửi lại cho muôn đời:  “..Hàng Đào ríu rít, Hàng Lược, Hàng Bạc, Hàng Gai,… Ôi tha thiết lòng ta biết bao nhiêu!..”. Phải chăng là có những nét văn hóa Hà Nội đã không được hiểu biết đầy đủ. Sân vận động Hàng Đẫy đang “yên ổn” thì đùng đùng bị đổi thành  sân “Hà Nội” (cứ như là cả Hà Nội chỉ có mỗi một sân vận động này, may mà sân Lạch Tray chưa bị đổi thành sân “Hải Phòng”!!). Bài “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa” là một bài hát hay, nhưng sẽ mất hay đi rất nhiều nếu không phải là “…Đường Cổ Ngư xưa chậm chậm bước ta về…” mà là “đường Thanh Niên chậm chậm bước ta về”!!!    Đường Nam Bộ cũng đùng đùng bị đổi tên. Đoạn mới  thì đặt là đường “Giải Phóng” (không hiểu là ai đã “giải phóng” Hà Nội hay Hà Nội đã đi “giải phóng” cho ai trên đoạn đường đó?), quá là vô duyên! Nếu vẫn giữ tên là đường Nam Bộ thì hay biết bao vì đoạn đường xuyên Việt đến TPHCM đã có tên là đường Hà Nội. , Đường Nam Bộ của Hà Nội nối với đường Hà Nội của TPHCM là sự kết nối rất đẹp để nói lên tình cảm và ý chí thống nhất đất nước của cả dân tộc!!

Còn rất nhiều điều cần và muốn nói. Xin góp thêm vào ý kiến của TS. Tô Văn Trường và xin cảmm ơn ông.

  

Gia Cát Lượng (Khổng Minh),

(Zhuge Liang, , 181-234), nhà chính trị, quân sự Trung Hoa nổi tiếng thời Tam Quốc.

Ngày xưa ở Trung Quốc người ta đã biết đến bát quái trận đồ của Tôn Tử cũng như Khổng Minh, nhưng ngày nay ở thành phố Hồ Chí Minh người ta dựng lên bát quái trận đồ mà nếu Tôn Tử hay Khổng Minh có sống lại cũng phải chào thua. Đó là câu chuyện tên đường phố và số nhà vừa trùng lặp, vừa lộn xộn, diễn ra ở hầu hết khắp các quận, đặc biệt là trong các hẻm, số nhà chằng chịt như ma trận.

Theo thống kê sơ bộ ở  TP.HCM có  trên 300 con đường trùng tên nhau, có đường trùng tên nhau đến 5 lần  như đường Lê Lợi, có đường mang cả tên tiếng Anh và tiếng Việt (khu Phú Mỹ Hưng). Ngay cả ở 1 phường (P 15, quận 10) cũng có tên đường trùng nhau như Trường Sơn nối từ Cách mạng tháng Tám và Trường Sơn cắt ngang đường Bắc Hải. Nhiều đường phố mang tên chẳng giống ai như nhà kho Pepsi, đường 175 Lý Thường Kiệt! Lịch sử nước nhà từ thưở cha ông dựng nước đến các thời kỳ đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước với biết bao nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa, anh hùng, liệt sỹ, địa danh lịch sử , có cả một “kho danh mục”  xứng đáng để đặt tên đường phố. Ấy thế mà không hiểu tại sao rất nhiều đường phố trùng tên ở nhiều nơi trong thành phố như Lê Lợi, Nguyễn Đình Chiểu, Hoàng Hoa Thám, … Thậm chí người ta còn cả gan “sáng chế” ra cả các nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đaọ A, Trần Hưng Đạo B.  Nghe, tưởng như đùa nhưng đó là sự xúc phạm đến tiền nhân.  

Lại còn không biết bao tên phố do nhận thức và đầu óc hẹp hòi, đã bị cắt “hộ khẩu” như đường Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Võ Tánh … Ngay con đường Phan Thanh Giản đổi lại thành Điện Biên Phủ, trong khi 2 người con của ông là Phan Liêm, Phan Tôn, tầm vóc chưa thể sánh với người cha nhưng may mắn vẫn còn “hộ khẩu”. Các nhân vật lịch sử gần đây đã làm rõ cần phải đưa vào Danh mục để xem xét trả lại tên ở nơi thích hợp. Đánh giá về nhân vật lịch sử phải thật khách quan và công bằng kể cả công và tội (nếu có), chính vì thế trong di huấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi lãnh đạo và nhân dân tỉnh Vĩnh Long và huyện Vũng Liêm đã đề nghị nếu địa phương có ý định lấy tên ông đặt tên đường  phố nào đó, xin hãy thay bằng  Phan Thanh Giản.  

Bangkok, một thành phố cũng rất gần nước ta, khi đặt tên phố họ không cắt khúc theo phân ranh hành chính khu vực,  thậm chí có tên đường dài vài trăm km xuyên qua cả tỉnh bạn như Sukhumvit. Nhờ sắp xếp tên phố và số nhà một cách khoa học và dễ nhớ, dễ tìm, rất thuận tiện cho người dân.  

Đấy mới chỉ là tên đường phố, còn số nhà mới thật rối rắm, lộn xộn do cách làm tùy tiện, phản khoa học. Không phải chỉ có khách lạ ở xa mà ngay cả những người đã sống ở thành phố vài chục năm như  tôi đã không ít lần phải vừa lần mò, vừa nghe điện thoại di động chỉ dẫn để đến được nơi cần tìm. Chưa cần nói đến “mê hồn trận” trong các hẻm mà ngay cả con đường lớn như Lý Thường Kiệt (Quận 10) số nhà chẵn lẻ lộn xộn cùng một bên lại không theo trật tự nào cả rất khó tìm. Nhiều đường phố mặt tiền nhưng đánh số như trong hẻm, có những tuyến đường 4 căn nhà cùng mang chung 1 số, thậm chí 2 căn nhà đối diện ở đường Thành Công (Quận Tân Phú) cũng mang chung số nhà. Tôi nghe người lái tắc xi của hãng Hoàng Long kể riêng số nhà 2 Nguyễn Văn Lượng quận Gò Vấp có hơn chục căn nhà cùng số 2 nhưng lại “nhảy cóc” xa nhau không phải liền căn, thật dở khóc, dở cười.   

Nguyên nhân tên của đường phố và số nhà lộn xộn do việc quản lý không theo kịp tốc độ phát triển của đô thị, nhiều nơi không kịp cập nhật, “nhà chờ số, phố chờ tên”. Một số địa phương và người dân do chờ đợi quá lâu đã tự phát đặt  tên phố. Ngay cả cảnh sát khu vực cũng có quyền cấp số nhà tạm cho dân để dễ quản lý nhưng lại không theo quy chuẩn. Chủ yếu khi đánh số nhà là căn cứ theo những ngôi nhà hiện có, sau này khi có nhà chèn thêm thì số nhà lại đâm ra rối loạn. Tên phố cát cứ theo hành chính, nên mối quận đều có quyền riêng của mình. Văn bản hướng dẫn của  Ủy ban nhân dân thành phố HCM năm 1998  chiều tăng số nhà từ Đông sang Tây, Nam đến Bắc còn theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì chiều tăng số nhà lại từ Bắc xuống nam, Đông Bắc sang Tây Nam và Đông Nam sang Tây Bắc nên cũng gây ra lúng túng cho người thực hiện không biết nên theo văn bản nào !?   

Với các khu đô thị mới có thể rút kinh nghiệm ở các nước để vận dụng đánh số nhà như sau: quy định theo kiến trúc nhà mặt tiền thường thấy ở ta thì cứ  khoảng 4 m mặt tiền là một số nhà. Như thế, bắt đầu 100 mét mặt tiền đầu tiên, số nhà là từ 1, 3, 5... cho đến 49 ở bên số lẻ, và 2, 4, 6... cho đến 50 ở bên số chẵn.  Cần bắt đầu theo hướng thống nhất cho cả thành phố, ví dụ: đường theo hướng chính Bắc - Nam thì bắt đầu từ hướng Bắc, đường theo hướng chính Đông - Tây thì bắt đầu từ hướng Đông.

Cách đánh số nhà như thế tức là đã định sẵn từng số cho từng lô đất, dù lô đất đó đã được xây dựng hay chưa. Nếu có tòa nhà lớn thì số nhảy theo chiều rộng của tòa nhà này, ví dụ tòa nhà số 16 rộng 12 mét thì nhà kế tiếp là 22, vì tòa nhà đó vô hình dung chiếm ba số 16, 18 và 20. Không có gì phiền phức khi không có số nhà 18 và 20. (Không nên đặt luôn các số 16, 18, 20 cho tòa nhà trên, dự phòng sau này tòa nhà có thể bị phá dỡ và được thay thế bằng 3 nhà mặt tiền.) Nếu ai cũng đã rõ quy định cách đánh số nhà như thế thì không phải thắc mắc gì cả.

Riêng nhà trong hẽm, vốn thường hẹp hơn nhà mặt tiền, có một số căn mang thêm mẫu tự B là điều bình thường. Sự hiện diện của mẫu tự như thế giúp các cơ quan chức năng (như phòng cháy chữa cháy hoặc an ninh trật tự) hoặc người muốn mua nhà dễ nắm bắt tình hình về mật độ xây dựng đông đúc trong khu vực đó.

Để chúng ta và con cháu chúng ta khỏi xa vào bát quái trận đồ thời nay còn rất nhiều việc phải làm nhưng trước hết phải thay đổi tư duy, tầm nhìn của những người có trách nhiệm được giao phó đặt tên đường, tên phố và số nhà tại các thành phố, thị xã.

(www.vncold.vn)

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o