» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81290650

 
Chuyện bốn phương
Gửi bài viết này cho bạn bè

Mừng xuân Kỷ Sửu (Tản mạn cuối năm). [26/01/09]
Xuân Kỷ Sửu 2009, thật là đặc biệt vì khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu, xuất phát từ Mỹ, cường quốc số một trên thế giới đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân

MỪNG XUÂN KỶ SỬU
         (Tản mạn cuối năm)

TS. Tô Văn Trường

 

Xuân Kỷ Sửu 2009, thật là đặc biệt vì khủng hoảng tài chính, tiền tệ  toàn cầu, xuất phát từ Mỹ, cường quốc số một trên thế giới đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Tiền đề, hậu quả của nó ngày càng rõ nét trong thế giới phẳng. Đối với Việt Nam, cũng không phải là ngoại lệ, kinh tế vi mô khó khăn, thu hút vốn đầu tư ngày càng giảm, các biện pháp giải quyết lạm phát, thiểu phát, nhập siêu, kích cầu vv…nằm trong bài toán hệ thống, phụ thuộc phần lớn vào tài “cầm lái” của những người đang giữ trọng trách điều hành quản lý quốc gia. Đây là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại và khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế nước nhà.  


            Ngày 20/1/2009 thượng nghị sĩ Barack Obama 47 tuổi chính thức tuyên thệ nhận chức Tổng thống lần thứ 44 của Hoa Kỳ trong sự theo dõi của hàng tỷ người trên hành tinh này. Hai bố con tôi, theo dõi trực tiếp toàn văn bài phát biểu của ông Barack Obama, sau đó còn nghe bình luận qua kênh của Thái Lan, để rồi rút ra kết luận đây là nhân vật lịch sử, thực sự có tài không phải chỉ ở  tài hùng biện, kiến thức, năng lực, mà còn hơn người là biết tập hợp một đội ngũ giúp việc đắc lực đúng như cha ông ta đã nói “dụng nhân như dụng mộc”.  Hy vọng Tổng thống Barack Obama sẽ chèo chống, giúp nước Mỹ và thế giới thoát khỏi đám mây đen khủng hoảng kinh tế đang bao trùm toàn cầu.        
         

 
Xuân Kỷ Sửu năm nay, đối với cá nhân tôi cũng rất đặc biệt vì ngay sau kỳ nghỉ tết sẽ bàn giao cho người kế nhiệm công việc của Viện. Đúng ngày nghỉ hưu đầu tiên 1/2/2009 cũng là ngày tôi “xuất ngoại” không hiểu đây có phải là tín hiệu báo rằng Kỷ Sửu rồi sẽ nay đây, mai đó, lại đi cày như Trâu mà thôi. Lúc này, tôi lại nhớ đến mấy câu thơ đã được đọc ở đâu đó:


“Dâu bể đời người, biến đổi thay

Đầu xanh thoắt bạc có ai hay

Trăm năm cuộc sống là bao nhỉ

Gởi lại đời sau chuyện kiếp này…”


               Tôi sinh ra trong làng quê nghèo khó ở Đông Hưng Thái Bình. Mẹ tôi, năm 1955 khi vào Nam bị lộ, địch bắt giam, tra tấn ở Đà Nẵng hơn 1 năm, sau nhờ bà con họ hàng “lo liệu” rồi được thả về sống ở Sài Gòn với người em Phí Ngọc Linh (cán bộ tình báo). Sau đợt tổng tiến công Mậu Thân, cậu Linh bị địch bắt giam, mẹ tôi chuyển về ở với người cháu ruột Phí Ngọc Huyến kỹ sư, tổng thanh tra nha điền địa thuộc Bộ Canh nông. Anh Huyến là kỹ sư có tài được nhiều người trong giới biết tiếng nên thường được cử đi thuyết trình ở nước ngoài. Mẹ tôi là em ruột bố anh Phí Ngọc Huyến- đây là nhân vật sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau của bài viết này. 21 năm đằng đẵng sống xa mẹ, mấy chị em chúng tôi ở Thái Bình chỉ sống nhờ vào đồng lương ít ỏi của bố nên 2 người chị phải bỏ học sớm để đi làm, giúp bố nuôi các em. Cuộc sống của gia đình chỉ đỡ khổ sau khi mẹ tôi bắt được liên lạc nhờ tổ chức giúp đỡ cho gia đình. Tôi nhớ vào khoảng năm 1964, có lần bố tôi cả đêm ngồi không ngủ, tra mãi bố mới bảo mẹ con gửi thư và tiền về. Người chuyển thư tiền giúp gia đình là anh Nguyễn Văn Thành. Sau đó anh Thành lại vào hoạt động ở trong Nam, bị địch bắt giam, tù đày tại Côn Đảo, đến khi nghe tin giải phóng Sài Gòn, đã cùng các tù nhân chính trị tham gia nổi dạy và được tàu Hải quân ra đón về đất liền. Khi về hưu anh Thành sinh hoạt ở Câu lạc bộ Thăng Long. Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ cũng là người Thái Bình nguyên cố vấn 3 đời Tổng thống, khi gặp ông ở nhà cậu Linh cũng như lúc đến cơ quan nói chuyện, tôi nhận xét số ông còn gặp may so với biết bao người dấn thân vào cuộc chiến khốc liệt này. Ông Lê Tấu khi bị bắt đi tù Côn Đảo là trung tá, cho đến lúc ra tù vẫn là Trung tá, trong khi bạn bè cùng lứa, thậm chí cả cấp dưới đã đeo lon tướng còn mình phải đi học, chỉnh huấn…

Nhớ lại năm 1966, mặc dù bố tôi lúc đó là bí thư chi bộ, ủy viên thường trực ủy ban khu Trần Phú, thị xã Thái Bình, cả gia đình bên nội đều là bần cố nông, bác và cô ruột đều là gia đình liệt sỹ nhưng tôi không được đi đại học vì lời phê: ”Mẹ đi Nam, lý lịch không rõ ràng”. Vì tương lai của con, bố tôi “xé rào” mang mấy bức thư “nội bộ” khi nhận quà từ trong Nam chuyển ra gặp trực tiếp bí thư tỉnh ủy Ngô Duy Đông để cầu cứu. Sau thời gian thẩm tra, ông Ngô Duy Đông đã đứng ra bảo lãnh để tôi được vào khoa thủy lợi, đại học Bách Khoa (1966-1971). Từ đó, những ngày tết, kể cả khi ông Ngô Duy Đông mất đi, năm nào bố tôi cũng thắp hương và gửi lễ về gia đình ông để tưởng nhớ và biết ơn người đã khuất. Năm 2005, bố tôi mất, hưởng dương 90 tuổi, ông Tô Bửu Kiếm (nguyên trợ lý của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh)  đến viếng, vẫn thấy 2 bức hình của ông Ngô Duy Đông và  ông Nguyễn Văn Linh được treo trang trọng ở  nhà. Chuyện về ông Linh, tôi sẽ kể vào dịp khác.     

Ngày tết, hình như ở  bất cứ đâu cũng có nhiều chuyện liên quan đến  “bác thằng bần”. Nhớ lại năm 1990, lúc đó tôi đang làm chuyên gia ở Ban thư ký Mê Công Bangkok, được cơ quan cử đi dự hội nghị về môi trường toàn cầu GLOBE 90 ở  Canada cùng  với đoàn của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Nguyễn Cảnh Dinh dẫn đầu. Sau đó, đoàn đi thăm và làm việc tại Pháp. Trong chuyến đi xuống các tỉnh phía Nam, vị giáo sư chủ nhà, đã nhiệt tình, giới thiệu đoàn đến thăm Vương quốc Monaco (giáp Ý) khá nổi tiếng với các danh lam, thắng cảnh, và dĩ nhiên là thăm viếng Casino. Trong lúc, cả đoàn còn đang ngơ ngác, ngắm nhìn, tôi được vị GS nước sở tại dúi cho 100 đô la để thử thời vận. Về cái khoản “tay ngang”, tôi thuộc loại khá nổi tiếng nhiều tài lẻ như bóng bàn, cờ tướng, cờ vua…và thích ứng nhanh với các trò chơi cho nên khi bước vào Casino của Monaco cũng khá tự tin với tâm lý cờ bạc dễ đãi người lạ! Thực tế, chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút, chẳng những 100 đô la của thày đưa cho mà ngay cả 800 đô la (perdium) của mình cũng bay veo. Người ta đã tổng kết 10 người vào Casino, khi ra cửa có đến 8 người cháy túi thế mà thiên hạ vẫn ham đến kỳ lạ! Lần ấy, tuy chưa đến nỗi bác thằng bần, nhưng phải trả học phí khá nặng (dấu nhẹm không cho ai hay) khi ra về vẫn tươi tỉnh nhờ liệu pháp tinh thần AQ!  

Thế nhưng ngay cả Casino cũng có cao nhân trị.  Đây là câu chuyện dài nhiều tập liên quan đến nhân vật Phí Ngọc Huyến đã nói ở trên. Ngay sau khi giải phóng miền nam, tháng 5 năm 1975, tôi may mắn, thuộc tầng lớp dân sự đầu tiên được đi phép vào Sài Gòn thăm thân nhân, đến năm 1991 cũng là người đầu tiên trong dòng họ từ Việt Nam đến đất Mỹ (báo cáo mô hình chất lượng nước tại hội thảo ở Madison). Sau hội thảo, tôi bay đến Houston, Texas thăm  bà con họ hàng. Tại đây, tôi gặp lại anh Phí Ngọc Huyến. Sau giải phóng 1975, anh được tiếp tục làm việc ở công ty đường thủy.  Năm 1978, vào một buổi tối, khi 2 anh em ngồi ngắm trăng trên sân thượng tại ngôi nhà thân thuộc ở Nguyễn Thiện Thuật Quận 3, anh dốc bầu tâm sự dự định sẽ vượt biên. Tôi bảo anh có tài, đất nước sẽ trọng dụng, anh vượt biên bằng tàu nguy hiểm lắm vì nhiều người đã chết và mất tích vì bão tố, cướp biển.  Anh giải thích dù ăn bo bo cả nhà vẫn chịu được nhưng vì tương lai của 3 cháu, anh chị sẽ ra đi. Hồi ấy, người Việt muốn đi phải liên danh với người Hoa, đóng tiền đủ theo xuất coi như bán chính thức! Suy nghĩ về thời cuộc, tôi quyết định im lặng có nghĩa là đồng ý, chỉ cầu mong anh và gia quyến được an toàn.    

Quả đất thật tròn, sau hơn 10 năm, 2 anh em lại gặp nhau trên đất Mỹ. Sau này, tôi còn đến Mỹ hơn chục lần nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất của năm 1991 là anh Huyến dẫn tôi đi tàu ra biển ở  Vịnh Mehico để vào Casino vì Houston cấm mở sòng bài. Nhớ đến bài học năm trước ở Monaco, tôi khuyên ông anh đừng chơi tốn tiền mặc dù cả 3 đứa con anh đều đã trưởng thành là bác sĩ, nha sĩ rất giàu có. Anh bảo, ngay lương hưu cũng chẳng đụng đến vì chơi bài để giải trí - đấu trí lại thắng thường xuyên còn thú gì hơn!? Theo anh, nếu biết ứng dụng khoa học, giỏi tính toán, biết tiến thoái đúng lúc thì thằng Bần cũng trở thành Phú nông. Tôi bán tín, bán nghi nhưng lạ thay, lần nào tháp tùng ông anh cũng thắng to. Ngày nay, Phí Ngọc Huyến dù đã 78 tuổi nhưng khá nổi tiếng trên các chiến trường về môn Roulette từ các Casino trên đất Mỹ như Las Vegas, Atlantic, Niagara đến Monaco ở Châu Âu. Môn chơi Roulette theo truyền thuyết do nhà toán học Pascal sáng chế vào thế kỷ 17, theo tiếng Pháp chữ Roulette có nghĩa là bánh xe nhỏ. Môn này có nhiều cách đánh nhưng sau thời gian nghiên cứu, Phí Ngọc Huyến chỉ chọn một cách đánh được đặt tên nghe rất Tam Quốc Chí  “đưa Tào Tháo vào hai tử lộ trên ngã ba đường chạy trốn”.  Một bàn Roulette gồm 36 ô, được ghi số từ số 01 đến số 36 và 1 ô ghi số 0, tổng cộng có 37 ô. Theo nghiên cứu của Phí Ngọc Huyến chỉ chơi những bàn Roulette có 1 ô số 0 với mục đích hạ tỷ số có lợi cho sòng bạc xuống còn 2,63%. Giả thiết trái banh nhỏ được quăng ra rơi liên tiếp 4 lần vào những ô từ số 01 đến 12, đệ nhất 12 số thì lần thứ 5 cơ hội quả banh sẽ rơi vào những ô đệ nhị 12 số (từ số 13 đến số 24) hoặc đệ tam 12 số (từ số 25 đến số 36) theo xác suất lên đến 92%. Nhà toán học Pascal tạo ra môn chơi này để dành cơ hội cho những người biết suy tính và kiên nhẫn, đồng thời gián tiếp nhắn nhủ rằng chỉ những người có trí tuệ, biết ứng dụng khoa học vào thực tế, không máu cờ bạc mới nên thăm viếng CASINO. Năm ngoái về thăm Việt Nam, anh Huyến bảo: “Trường sáng dạ, khi nào em nghỉ hưu, anh sẽ truyền nghề. Nghe  xong, tôi chỉ cười…”  

Dòng người cuồn cuộn trên đường phố

đêm 24/12/2008

Bây giờ xin chuyển sang chủ đề thể thao. Có lẽ chưa bao giờ, một sự kiện thể thao lại gây chấn động với những niềm vui cuồng nhiệt và nỗi buồn sâu lắng như chuyện đã xảy ra với bóng đã Việt Nam tại AFF Cup (lần đầu tiên vô địch) và ở giải vòng loại Cúp Châu Á tại Hàng Châu, Trung Quốc (bị đo ván đến 6-1).  Để chia sẻ với những người quan tâm đến nền thể thao nước nhà, tôi trải lòng mình qua tâm sự  “Bóng đá Việt Nam – Niềm vui và nỗi buồn”:

“Những ngày diễn ra các trận đấu bóng đá của đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup, ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác trên cả nước như thức khuya hơn bởi tiếng reo hò, ca hát, bởi tiếng xe máy gầm rú dẫn đoàn người vác cờ, áp phích, lao trên các phố cổ vũ cho chiến thắng của đội nhà. Bóng đá dấy lên mạnh mẽ làn sóng tự hào dân tộc và nhiệt tình yêu nước của quần chúng nhân dân. Ngay các cụ già đã “gần đất, xa trời” cũng thành kính thắp hương cầu chúc cho đội bóng. Rồi niềm vui tới tột đỉnh khi Công Vinh đã đánh đầu tuyệt nghệ vào lưới đội tuyển Thái Lan sau cú đá phạt “thần sầu” của Minh Phương, lần đầu tiên đưa Việt Nam lên ngôi vô địch các nước Đông Nam Á. Tôi lại nhớ đến Trần Minh Chiến, tiền đạo xuất sắc của đội Việt Nam ở Chiang Mai-SEA Games 18 trước đây, đang bị chấn thương nhưng đã dáng hết sức điệu nghệ gây nên “cái chết tức thì” của đội Myanmar bằng cú sút quay người tuyệt đẹp.

Những người hâm mộ quả banh da nước ta sẽ chẳng bao giờ quên được những phút giây xúc động và hy vọng bắt đầu lóe lên sau trận thắng Malaisia 3-2, hồi hộp, căng thẳng với Singapore 1-0 và bùng cháy huy hoàng sau trận thắng Thái Lan 2-1 ở lượt đi. Bằng tài năng, sức mạnh tinh thần và phong cách Việt Nam, đội tuyển bóng đá nước ta đã giành thắng lợi với tinh thần thượng võ của đất cổ Việt Nam ngàn năm văn hiến. Các nhà báo và người hâm mộ đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và công sức để ca ngợi, tôn vinh, chào đón sự kiện có tính chất lịch sử của nền thể thao nước nhà.

Tuy vây, quả là “ngày vui ngắn chẳng tầy gang”. Sau trận lượt về với Thái Lan, tất cả chúng ta đều tạm để lắng xuống niềm vui mà quay sang thấp thỏm lo âu, xen chút hy vọng khi nghĩ về các trận đấu trên chiến trường ở tầm cao hơn, vòng loại Asian Cup 2011. Nhiều bình luận viên đã đề cập đến nhiều nguyên nhân của trận thua đậm trước đội tuyển Trung Quốc 1-6 tại Hàng Châu vừa qua. Ai cũng xuýt xoa :”Ừ thì đành rằng thua, thua cũng là hợp lẽ vì Trung Quốc  thực sự hùng mạnh, có nhiều thuận lợi khách quan lại quyết thắng “bằng mọi giá”, ta  yếu do bị kiệt sức ở AFF Cup, lại thiếu Công Vinh, Hồng Sơn. Nhưng phải chi tỷ số thua giống như vòng loại AFF thì đỡ biết mấy. Vậy đó, cũng có lúc phải biết chấp nhận cái tỷ  số “thua đẹp”.

Đang ỉu xìu vì Việt Nam thua đậm Trung Quốc (mất chầu lẩu dê với 2 anh bạn đồng nghiệp Lương Quang Xô và Phạm Văn Mạnh vào trưa thứ sáu 30/1/2009) ), anh bạn tôi ở nước ngoài lại gọi điện thoại đến chia vui :”Alô! Việt Nam vô địch AFF Cup là vượt mức  kế hoạch rồi nhé!” Vẫn cái giọng như hồi làm kế hoạch thời bao cấp ấy chứ! Tôi đáp :”Ăn tết năm nay kém vui vì chưa tiêu hóa được cái tỷ số thua Trung Quốc rất đậm này”. Anh bạn tôi vẫn tiếp bằng cái giọng xởi lởi, phấn chấn :”Mình mà hòa hoặc thắng Trung Quốc thì gay go to! Này nhé! Mình mới vô đich AFF Cup, lại mới ký Hiệp định phân mốc biên giới đất liền với anh bạn khổng lồ láng giềng  Trung Quốc, nếu thắng nữa thì thật khó coi! Hai nước anh em xã hội chủ nghĩa “môi hở- răng lạnh”, họ đang bị dồn vào chân tường sau trận thua bất ngờ 2-3 trước Syria, nếu mình thắng họ thì còn chơi với ai, rồi lại còn biết bao phiền phức vì anh Tàu này tuy là anh em nhưng thâm nho lắm! Không đợi tôi trả lời, anh bạn lại liến thoắng “Nghe nói ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khi ta vô địch AFF Cup đã có ông phấn khích đập vỡ cả ti vi, phóng xe lao đại lên vỉa hè què cẳng, miệng vẫn hô “Việt Nam đại thắng”! Việt Nam vô địch”! Vậy nếu ta thắng tiếp Trung Quốc, chắc khối anh ở Việt Nam chết oan, khối nhà khuynh gia bại sản vì quá sung sướng. Ta còn nghèo, phải biết tiếc người, tiếc của.  

Cứ như vậy, anh bạn tôi liến thoắng, lý giải làm tôi nghe rồi ớ người ra, nghĩ :Ừ nhỉ! May mà không thắng Trung Quốc, nếu không những “bà xã” vốn có tật “đá thúng, đụng nia” sẽ chẳng tha cho mấy cái ti vi mầu đời mới và mấy cậu con quý tử suốt ngày rong xe máy sẽ chẳng thoát lao vào gốc cây đến toé máu đầu!

Vậy thì thua Trung Quốc, có phải là đáng buồn quá không? hay chỉ là thêm dịp nhìn lại mình mà phấn đấu cho những trận chiến sân cỏ lần sau, còn chứa đựng biết bao kịch tính và sự cố khôn lường. Bóng đá Việt Nam, buồn vui chỉ là tương đối và niềm vui, nỗi buồn ấy cũng chẳng phải của riêng ai!

 

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30 tết Xuân Kỷ Sửu 2009

(www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o