» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81308513

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Không thể luẩn quẩn bài toán chống ngập.[29/10/13]
Nhiều bài báo phản ánh tình hình càng chống, càng ngập ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và “lương khủng” lại làm nhiều người dân quan tâm, lo lắng về sự luẩn quẩn chống ngập cũng như chống tham nhũng! Cuộc chiến này xem ra người chịu tác hại nhất về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến môi trường lại là người dân thành phố.

KHÔNG THỂ LUẨN QUẨN BÀI TOÁN CHỐNG NGẬP

 

Tô Văn Trường

 

Nhiều bài báo phản ánh tình hình càng chống, càng ngập ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và “lương khủng” lại làm nhiều người dân quan tâm, lo lắng về sự luẩn quẩn chống ngập cũng như chống tham nhũng! Cuộc chiến này xem ra người chịu tác hại nhất về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến môi trường lại là người dân thành phố.

Nguyên nhân gây ngập úng ở khu vực TPHCM thông thường do thủy triều, mưa, xả lũ từ các hồ chứa thượng lưu và những hoạt động phát triển thiếu quy hoạch của thành phố nói riêng và toàn lưu vực nói chung. Đấy là chưa kể do yếu kém trong quản lý gây ra các trường hợp vỡ bờ bao.

Những ngày qua, nhiều khu vực trong thành phố người dân phải bì bõm, chịu ảnh hưởng ngập chủ yếu do mưa lại gặp đỉnh cao của thủy triều gây ra. Theo số liệu quan trắc tại trạm Phú An từ năm 1980-2007 mực nước triều cao nhất là 1,49 m. Nhưng năm 2002, mực nước triều đã tăng lên mốc lịch sử 1,62 m tức là tăng cao hơn 13 cm chỉ trong 5 năm và năm nay đã vượt lên 1,68 m. Loại bỏ yếu tố gió chướng vì đó là hiện tượng thường xuyên. Triều cao vượt mốc lịch sử có thể do 2 nguyên nhân chủ yếu là biến đổi khí hậu và do lòng sông, các khu vực trũng chứa nước bị san lấp ngày càng thu hẹp, làm tốc độ truyền triều giảm lại, thì mực nước phải dâng cao theo nguyên lý động năng biến thành thế năng.

Để giải quyết bài toán chống ngập cần thực hiện song song cả giải pháp trước mắt và lâu dài. Cụ thể cần rà soát, bổ sung hệ thống cống đã có,  kể cả hơn 600 cửa van ngăn triều, nạo vét hệ thống cống rãnh, các cửa thoát nước. Phân các khu tiêu cục bộ, đồng thời với các trạm bơm nhỏ di động giải quyết nhanh việc tiêu thoát nước bằng động lực. Nơi đê bao yếu, phải gia cố, quy trách nhiệm quản lý cụ thể,  không thể để khi vỡ bờ bao lại đổ tại thiên tai.

Kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc sai lầm khi thi công kênh Tân Hóa - Lò Gốm đã làm theo quy trình ngược là cải tạo cống cấp 4 trước, đến cống cấp 2 & 3, rồi mới đến kênh. Quá trình thực hiện thi công đã làm ngăn dòng chảy, gây ngập úng dưới nguồn. Đáng lẽ ra phải làm theo quy trình ngược lại là cải tạo kênh trước nhất từ hạ nguồn đi lên, đến cống cấp 2, cấp 3, rồi mới đến cống cấp 4. Kinh nghiệm thành công việc cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè được như ngày nay cũng đã tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.

Về giải pháp lâu dài cần phải rà soát lại chiến lược chống ngập do mưa của JICA (Nhật Bản), Quy hoạch chống ngập, kiểm soát thủy triều của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các chương trình, dự án của thành phố thành bài toán tổng thể, mang tính hệ thống để lựa chọn các bước đi và giải pháp ưu tiên theo nguồn lực tài chính. Quy hoạch phát triển mở rộng đô thị phải song hành với đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó có quy hoạch cấp thoát nước. Cần phải dành quỹ đất để xây dựng hồ điều tiết vì đó là giải pháp bắt buộc cho cả trước mắt và lâu dài.

Ngoài ra, khi quy hoạch và thiết kế các giải pháp công trình cần lưu ý các bất cập hiện nay có độ chênh về độ cao giữa mốc các trạm thủy văn và mốc địa hình quốc gia. Tại trạm thủy văn Phú An mức chênh này là 20,6 cm. Như vậy, khi Trạm Khí tượng thủy văn Nam bộ thông báo đỉnh triều lúc 18h ngày 20/10/2013 là 1,68 m thì có nghĩa nó bằng với mức 1,886 m theo độ cao mốc (địa hình) quốc gia hiện hành (áp dụng từ năm 2008). Trong khi đó, cấp báo động theo mực nước ở TPHCM được quy định cấp 3 là 1,30 m; Cấp 2 là 1,40 m và Cấp 1 là 1,50m.

Chống ngập  TPHCM không thể luẩn quẩn như kiểu “đẽo cày giữa đường”!  Xác định nguyên nhân, phân tích đánh giá hiện trạng và nhiều đề xuất các giải pháp của chuyên gia trong nước và quốc tế cũng đã có. Vấn đề còn lại, phụ thuộc vào bản lãnh của người ra quyết định lựa chọn chiến lược và bước đi hợp lý, hiệu quả  nhất, và tạo được sự đồng thuận của người dân. 


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o