» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81308064

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Về ý kiến của ông Trần Đình Bá liên quan đến đường sắt Bắc Nam.[19/07/13]
Mấy hôm nay báo chí rộ lên về chuyện đường sắt Bắc Nam, chẳng những Việt Nam Net mà báo Lao động cũng rút tít rất to và rất kêu ở trang đầu về việc này. Nhiều bạn đọc đã rất quan tâm đến ý kiến của ông Trần Đình Bá

Về ý kiến của ông Trần Đình Bá
liên quan đến đường sắt
Bắc Nam

KS.  Nguyễn Xuân Hải

(Tổng hội Xây dựng Việt Nam)

Mấy hôm nay báo chí rộ lên về chuyện đường sắt Bắc Nam, chẳng những Việt Nam Net mà báo Lao động cũng rút tít rất to và rất kêu ở trang đầu về việc này. Nhiều bạn đọc đã rất quan tâm  đến ý kiến của ông Trần Đình Bá. Ông Bá nói dự án cải tạo đường sắt cũ Bắc Nam là “bảo vệ đường sắt đồ cổ”, “tân trang đồ cổ đã từng được tân trang”, rằng nó vô cùng tốn kém, không khác nào mua ụ nổi, Vinaline, Vinashin... , rằng nó sẽ lặp lại một Vina railways …Mặc dù sau khi đã được Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời bằng văn bản về chủ trương của Bộ này, nhưng ông Bá thấy không thỏa đáng, xem như dự án của Bộ Giao thông Vận tải là sai lầm, lạc hậu, chẳng ra làm sao nên vẫn tiếp tục đưa ra công luận.

Vậy ta hãy khách quan xem xét ý kiến của cả hai bên

Cách đây gần 2 năm, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với tốc độ 300-400Km/giờ với kinh phí khoảng 55 tỷ USD (nghĩa là bằng 1/2 GDP của cả nước).

Nhiều nhà khoa học đã phân tích là đất nước còn bao nhiêu việc cần chi tiêu, không thể chấp nhận bỏ ra một nửa GDP để làm đường sắt, vả lại cần đến tốc độ cao như thế để làm gì? trong khi thời gian của dân Việt ta đâu có thiếu, nếp sống của người Việt Nam còn mang nặng tính tuỳ tiện, tai nạn lớn là cái cầm chắc. Cần nhanh thì đã có máy bay: Hà Nội – Vinh. Hà Nội - Đồng Hới, Hà Nội - Huế, Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Nha Trang, Hà Nội TP - Hồ Chí Minh ... cho nên, thật may mắn là phương án đó đã không được Quốc hội chấp nhận.

Tuy không phải là người làm trong ngành Giao thông Vận tải lại càng không phải là bà con họ hàng với ông Đinh La Thăng nhưng tôi thấy rất mừng là Bộ GTVT đã biết tiếp thu, xuống thang từ đường sắt “cao tốc” thành đường sắt “tốc độ cao”.

Tôi thấy phương án  của Bộ GTVT qua ý kiến trả lời của ông Đinh La Thăng là hợp lý và có thể chấp nhận được và đề xuất của ông Trần Đình Bá là rất tốn kém không khả thi vì những lý do sau đây:

1. Phương án của Bộ GTVT hợp lý ở chỗ:

- Tận dụng đường sắt cũ, duy trì tốc độ 80-90km/giờ cho tàu khách, 50-60km /giờ cho tàu hàng (theo tôi chỉ cần 75km/giờ cho tàu khách, 50km/giờ cho tàu hàng, vì càng tăng tốc độ càng nguy hiểm và gây nhiều tốn kém). Như vậy là chỉ cần bỏ ra ít tiền thôi để tu bổ là ta vẫn có cái dùng ngay.

- Xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435m tốc độ 160km đến dưới 200km/giờ Đường mới này sẽ được làm dần dần tuỳ theo khả năng kinh tế của đất nước. Trong khi chưa có đường sắt khổ rộng thì củng cố để tạm dùng đường cũ. Khi có đường mới rồi thì đường cũ vẫn dùng nhưng chủ yếu là để chở hàng, hoặc cho bà con các địa phương đi lại làm tàu chợ vì khối lượng hàng hoá bắc nam là vô cùng to lớn, chuyên chở bằng côngtennơ đường dài rất nguy hiểm gây nhiều tai nạn như ta đã từng thấy. Như vậy là vận tải đường sắt Bắc Nam luôn được duy trì không bị gián đoạn, ách tắc.

Việc làm đường sắt mới rộng, củng cố duy trì đường sắt cũ nó cũng giống như đường bộ, ta vừa có đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và vẫn duy trì đường số 5 cũ, cũng giống như ta vừa có quốc lộ số 1 lại vừa có đường Hồ Chí Minh. Tất cả đều được huy động để sử dụng.

2. Đề xuất của ông Trần Đình Bá khó khả thi và vô cùng tốn kém ở chỗ:

Nếu mở rộng đường sắt cũ từ 1m lên 1.435m đưa tốc độ từ 50-60km/giờ như hiện nay lên 150-200km/giờ thì phải làm các việc sau đây:

- Nền đường cũ không đảm bảo, phải làm nền mới.

- Phải thay lại toàn bộ tà vẹt và đường ray.

- Phải bỏ hết đầu tầu, toa xe cũ.

- Phải sửa, mở rộng thậm chí phải làm mới một số cầu đường sắt hiện có.

- Phải mở rộng đường cua vì với tốc độ cao, các đường cua hiện nay không đảm bảo.

- Phải giải phóng mặt bằng 2 bên đường, vì đã mở rộng đường sắt thì không thể chấp nhận nhà ở 2 bên bám sát đường tàu.

- Vận chuyển đường sắt bị gián đoạn.

- Với tốc độ cao như vậy mà nhà dân san sát như hiện nay thì tai nạn sẽ là rất khủng khiếp.

Tôi có thể dùng hình ảnh để ví von như thế này: Phương án của Bộ GTVT là sửa chữa áo cũ, dùng tạm. Làm cái áo mới,vải mới, đàng hoàng, hiện đại ở mức hợp lý (tốc độ cao chứ không phải là cao tốc) có áo mới rồi vẫn dùng áo cũ, không bỏ vì quá lãng phí. Còn phương án của ông Bá giống như dùng vải của áo cũ để may áo mới, thiếu vải áo cũ thì lấy vải mới thêm vào, trong khi đang sửa áo thì tạm cởi trần. 

À, mà tôi không rõ, ông Bá nói mỗi năm 12000 người chết, 30000 người bị thương vì đường sắt, không hiểu ông Bá lấy số liệu ở đâu, ông Bá lại còn nói đã chi 2 tỷ USD cho việc tu bổ đường sắt hàng năm, tôi muốn Bộ Giao thông Vận tải cho  công luận biết số liệu này có chính xác không?

Ý kiến đóng góp của ông Trần Đình Bá tuy hùng biện, sôi nổi, nhưng có phần quá khích. Nhưng dù sao thì tinh thần đóng góp xây dựng của ông là đáng trân trọng.

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o