» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81288827

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình thuỷ lợi được đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ
Một phần quan trọng của nguồn vốn huy động từ Trái phiếu Chính phủ (TPCP) được đầu tư cho phát triển....(24/1/2007)

THÚC ĐẨY TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

ĐƯỢC ĐẦU TƯ
BẰNG NGUỒN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ


Một phần quan trọng của nguồn vốn huy động từ Trái phiếu Chính phủ (TPCP) được đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có các công trình thuỷ lợi (CTTL) nhưng tiến độ thực hiện các dự án tương đối chậm. Dưới đây là nội dung phỏng vấn ông Trần Tiếp Đệ, Phó Vụ trưởng Kế hoạch, Uỷ viên thường trực Ban Chỉ đạo các công trình TPCP và ODA (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về vấn đề này.



 

















PV: Chủ trương sử dụng một phần nguồn TPCP để đầu tư phát triển Thuỷ lợi từ năm 2003. Xin ông cho biết kết quả thực hiện tại thời điểm hiện nay?

Trả lời: Chính phủ đã quyết định sử dụng một phần nguồn TPCP để đầu tư xây dựng các CTTL lớn và quan trọng trong cả nước từ tháng 9/2003. Gần đây, các chương trình phát triển thuỷ lợi ở miền núi và đồng bằng sông Cửu Long cũng được đầu tư từ TPCP. Tổng mức đầu tư từ TPCP từ 2003 đến 2010 là 24.000 tỷ đồng, trong đó: Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý khoản vốn đầu tư 17.600 tỷ đồng cho những công trình lớn, kỹ thuật phức tạp, vùng hưởng lợi rộng (chưa kể nguồn vốn ngân sách thường xuyên hàng năm khoảng 1.300 tỷ đồng đầu tư cho thuỷ lợi). Trong điều kiện nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, các quyết định đầu tư trên thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước ta đối với phát triển thuỷ lợi, kết cấu hạ tầng quan trọng của đất nước.

Một số công trình đã được hoàn thành và bước đầu phát huy hiệu quả như:  kênh 79 (Long An), hồ Suối Dầu (Khánh Hoà), hồ Lòng Sông (Bình Thuận), cống đập Thảo Long (Thừa Thiên - Huế), hồ Sông Sắt (Ninh Thuận), kênh Sở Hạ - Cái Cỏ (Long An - Đồng Tháp),...

Một số công trình đang được khẩn trương thi công, vượt qua một số khó khăn bước khởi đầu, đã chặn dòng theo kế hoạch như tại hồ Cửa Đạt (Thanh Hoá), hồ Định Bình (Bình Định), hệ thống thuỷ lợi Hát Môn-Đập Đáy (Hà Tây), hồ IaRing (Gia Lai), hồ Đăk Yên (Kon Tum), hồ IaMlá (Gia Lai)...

Một số công trình đặc biệt lớn với công nghệ tiên tiến được thực hiện thành công từng bước đã đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của các chuyên gia tư vấn, các nhà thầu thi công, các cơ quan quản lý,...như: đập đá có bản mặt bê tông Cửa Đạt cao 119m với thể tích vật liệu khoảng 9 triệu m3; đập Định Bình cao 54m là đập bê tông đầm lăn khởi công đầu tiên ở nước ta; công đập Thảo Long dài hơn 500m, 15 khoang với bể rộng thông nước 31,5m,...

Tuy nhiên, một số công trình đã khởi công nhưng tiến độ rất chậm, nhiều hạng mục công trình phải “đắp chiếu” hàng năm như cống Đò Điểm (Hà Tĩnh), hồ Rào Đá (Quảng Bình), hồ Nước Trong (Quảng Ngãi), hồ Sông Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu), hồ Tả Trạch (Thừa Thiên - Huế). Một số công trình đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án như hồ Bản Mồng (Nghệ An), hồ Krông Pach thượng (Đăk Lăk), hồ IaMơ (Gia Lai) nhưng tiến độ trình duyệt dự án rất chậm.

 Tính đến hết năm 2006, mới giải ngân được 3500 tỷ đồng/17600 tỷ đồng ≈ 20% là quá thấp.

Nhiệm vụ đến 2010, phải thực hiện cho được khối lượng xây dựng trị giá 14100 tỷ đồng, trung bình mỗi năm 3500 tỷ (bằng 3 năm 2003-2006) sẽ là một khó khăn lớn.

PV: Xin ông cho biết nguyên nhân của sự chậm trễ này?

Trả lời: Có mấy nguyên nhân sau:

Đền bù giải phóng mặt bằng (ĐB&GPMB) luôn là vấn đề nóng bỏng của các công trình XDCB hạ tầng, bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, xã hội và tâm linh. Còn nhiều vướng mắc về giá đền bù, phương thức đền bù cùng với công tác tuyên truyền vận động nhân dân chưa sâu sát nên công việc tiến triển chậm. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm, thiếu đôn đốc quyết liệt. Không ít trường hợp khi lực lượng thi công triển khai tại hiện trường nhưng không làm được chỉ vì vướng một vài nhà dân như ở các công trình hồ Krông Buk hạ (Đắk Lăk), hồ Sông Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu), kênh dẫn thuộc hệ thống công trình Hát Môn - Đập Đáy(Hà Tây).

Lúng túng khi tiến hành các thủ tục XDCB, chậm phê duyệt Tổng mức đầu tư, Tổng dự toán, Dự toán, ... làm ngưng trệ thi công hoặc thi công rồi thì không giả ngân được, không đạt kế hoạch, nhà thầu khó khăn. Đáng chú ý là do giá cả, chế độ chính sách thay đổi nên mất nhiều thời gian “cập nhật”, đến lúc “cập nhật” xong thì lại lạc hậu rồi. Cứ “đuổi bắt” mãi, khó tránh khỏi “hụt hơi”!  

Khối lượng đồ án quá lớn, chất lượng kỹ thuật có yêu cầu cao, năng lực của đơn vị tư vấn còn bất cập. Nhiều nhà thầu yếu kém về kỹ thuật và tài chính, “chen vai” đấu thầu rồi chây ì, thậm chí “bỏ cuộc” mà không có chế tài nào thích hợp để xử lý. Đấu thầu lại thì bao nhiêu chuyện phiền toái...

Lực lượng nhà thầu tư vấn và xây lắp, chủ yếu là HEC1, HEC2, Tổng Công ty XDTL 4, Tổng Công ty Cơ điện-XDTL 1, , các nhà thầu tư vấn, xây lắp của các địa phương...cũng có nhiều cố gắng song cũng bị dàn trải ở nhiều công trình, kể cả các công trình ngoài ngành (ngành điện). Một số xí nghiệp thành viên rất yếu kém, thiếu sự chỉ đạo và chi viện của các Tổng Công ty, thâm chí không có tiền mua xăng dầu để thi công và trả lương công nhân.

Một số cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý Dự án chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, thiếu sâu sát, thiéu khẩn trương, thiếu linh hoạt.

PV:  Biện pháp khắc phục như thế nào, thưa ông?

Trả lời:  Cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

1. Kiện toàn hệ thống quản lý XDCB thuỷ lợi đủ mạnh từ Bộ đến các cơ sở, địa phương. 10 Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi (Ban QLĐT&XDTL) được thành lập theo vùng lãnh thổ cần được tăng cường về tổ chức, nhân sự và chức năng, nhiệm vụ để thực thi tốt công việc của Chủ đầu tư, phải nghiêm túc, quyết liệt và linh hoạt.

2. Đẩy nhanh ĐB&GPMB: nghiên cứu cải tiến chính sách đền bù, tạo điều kiện cho người dân được hưởng đền bù theo giá thị trường và tự lựa chọn nơi ở mới (thuê, mua...). Phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và Ban QLĐT&XDTL.

Không khởi công xây dựng công trình khi ĐB&GPMB chưa xong.

3. Vận dụng linh hoạt những qui định hiện hành để nhanh chóng giải quyết những vướng mắc thủ tục thẩm định, phê duyệt các văn bản XDCB. Kịp thời báo cáo các cơ quan có thẩm quyền những vấn đề cần xử lý. Không để những nghịch lý cản trở tiến độ thi công và giải ngân. Đồng thời với việc yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng về chất lượng và tiến độ, chủ đầu tư cũng phải thực hiện đúng hợp đồng về giải ngân.

4. Đôn đốc và dứt khoát yêu cầu các nhà thầu tư vấn, xây lắp thực hiện đúng hợp đồng đã được ký kết. Nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng xây dựng,  phải bị xử lý cương quyết, nhẹ nhất là không được tham gia đầu thầu trong thời gian nhất định và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trên Bản tin chuyên đề về đấu thầu của Nhà nước.

Nghiên cứu để kiến nghị sớm ban hành các qui định xử lý khi nhà thầu không còn khả năng thực hiện hợp đồng và phải đấu thầu lại.

5. Đẩy mạnh việc sắp xếp , đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp tư vấn thiết kế và xây lắp CTTL. Thông qua cơ chế đấu thầu mà thúc đẩy nâng cao năng lực, của doanh nghiệp.

4. Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, thưc hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được giao, theo dõi sát cơ sở để tháo gỡ ngay hững vướng mắc nảy sinh. Thường xuyên và định kỳ kiểm tra, thanh tra, giao ban, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan và cá nhân đối với kết quả công việc.

PV: Xin cám ơn và mong ông tiếp tục có những ý kiến trao đổi với bạn đọc trang web của VNCOLD!


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o