» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81287747

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Phát triển nuôi cá tra ở ĐBSCL và các vấn đề môi trường cần giải quyết.[24/07/09]
Thực tế đã cho thấy nuôi cá theo hình thức thâm canh đã có tác động rất lớn đến môi trường do thức ăn dưa thừa, chất thải dạng phân và chất bài tiết bị tích góp lại trong nước và nền đáy

PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL

VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN GIẢI QUYẾT

 

Dương Công Chinh, Đồng An Thụy

TT. Nghiên cứu Môi trường & XLN

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

1. Mở đầu

 Nuôi thủy sản thâm canh chứa đựng nhiều tiềm năng không ổn định và đầy rủi ro. Trong khi nuôi cần phải bổ xung một lượng lớn thức ăn và năng lượng trên 1 đơn vị thể tích nước. Việc nuôi thâm canh chính là việc điều chỉnh sản xuất từ một diện tích lớn sang diện tích khá nhỏ, ao nuôi trở lên như là phần cuối của đường ống.

Thực tế đã cho thấy nuôi cá theo hình thức thâm canh đã có tác động rất lớn đến môi trường do thức ăn dưa thừa, chất thải dạng phân và chất bài tiết bị tích góp lại trong nước và nền đáy. Dưới hoạt động của vi sinh vật và các quá trình phân huỷ, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat…các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo dẫn đến hiện tượng nở hoa trong ao. Thêm vào đó các độc tố phát sinh từ quá trình phân huỷ chất thải trong khi nuôi và sự tàn lụi của tảo làm cho môi trường nuôi nhanh chóng bị suy thóa, các đối tượng nuôi dễ bị Stress và chết do mắc bệnh, thiếu oxi hay tăng độc tính của các chất chuyển hoá.

Giải pháp cho vấn đề trên là biện pháp thay nước như vậy, chất dinh dưỡng, tảo cùng các chất ô nhiễm đã được cho ra khỏi ao và thay thế bởi nguồn nước có chất lượng tốt hơn có tác dụng cải tạo môi trường trong ao nuôi. Nhưng giải pháp thay nước cũng không loại bỏ được hiểm hoạ của chính nó. Với việc thải bỏ chất thải không được quản lý và kiểm soát trong điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển cấp thoát cho khu nuôi không được đảm bảo thì chất thải từ khu nuôi này sẽ theo nguồn nước cấp vào các khu nuôi khác. Trên cơ sở đó để bảo vệ môi trường, hạn chế tác động từ bên ngoài biện pháp duy nhất là chất thải từ các khu nuôi thâm canh đều phải được xử lý. Trong bài tham luận này chúng tôi nêu lên một số vấn đề về hiện trạng phát triển nuôi cá tra ở ĐBSCL, vấn đề ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường.

2. Hiện trạng nuôi cá tra vùng ĐBSCL và định hướng phát triển

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kỹ thuật không quá khó nghề nuôi cá tra đã phát triển khá mạnh tại vùng ĐBSCL. Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2.792 ha đến 2007 lên tới 5.429 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,1%/năm. Cần Thơ là địa phương có diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng (1.569 ha, chiếm 29%); kế đến là An Giang (1.393 ha, chiếm 25,7%); Đồng Tháp (1.272 ha, chiếm 23,4%). Chỉ riêng 3 tỉnh trên đã chiếm khoảng 78% diện tích nuôi cá tra toàn vùng.

Hình 1: Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008 và quy hoạch đến năm 2020

 

Theo quy hoạch phát triển vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phê duyệt thì tốc độ tăng trưởng diện tích trong vùng trong các năm tới trung bình khoảng 4,2%/năm. Cụ thể đến năm 2010 diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 8.600 ha tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp là 2.300 ha, An Giang với 2.100ha. Đến năm 2015 diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 11.000ha và đến năm 2020 13.000ha.

Như vậy, từ quy hoạch trên cho thấy diện tích nuôi cá tra sẽ tăng dần trong thời gian tới và sản lượng nuôi đến năm 2020 sẽ có thể đạt 1,8 triệu tấn. Với sản lượng như trên áp lực đối với môi trường ngày càng cao đặc biệt trong điều kiện diện tích tăng trong thời gian tới chủ yếu sẽ nằm trong khu vực khó khăn hơn về chất lượng nguồn nước cấp và khả năng tiêu thoát kém.

3.Vấn đề ô nhiễm môi trường trong nuôi cá tra.

Các công nghệ về sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi thủy sản thâm canh ngày càng hoàn thiện, quy mô nuôi ngày càng tăng. Hoạt động này sẽ gây ra áp lực tác động tiêu cực đến môi trường. Nuôi thâm canh được coi như một quá trình cuối đường ống bao gồm một lượng lớn các vật liệu được đưa vào sau đó chỉ một lượng nhỏ vật nuôi được thu hoạch phần còn lại được coi như là chất thải thải ra môi trường bên ngoài. Thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao đặc biệt là giàu protein, phốt pho sẽ là nguồn tác động mạnh mẽ đến môi trường.

Theo tính toán chỉ khoảng 20% lượng thức ăn khô được chuyển vào thành trọng lượng cá còn lại là do dư thừa, bài tiết và đặc biệt được thải ra theo con đường tiêu hóa.

Các nghiên cứu của Boyd, 1985, Gross và cộng sự, 1998 cho thấy cá da trơn chỉ hấp thu được 27 -30% Nitrogen, 16 – 30% photpho và khoảng 25% chất hữu cơ đưa vào từ thức ăn. Các nghiên cứu của Yang, 2004 khi thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90 ngày cho thấy cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P trong thức ăn cho vào ao nuôi như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 150 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 240 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường là 192 tấn.

 

 

Bảng 1: Ước lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra

 

Cách tính

Khối lượng (tấn)

Sản lượng cá

 

150

Thức ăn sử dụng

Thức ăn chứa 5%N, 1,2%P, FCR=1,6

240

Chất thải phát sinh

Bằng 80% thức ăn khô

192

Chất thải dạng N

37% N được cá hấp thu

7,6

Chất thải dạng P

45% P được cá hấp thu

2,88

Chất thải dạng BOD5

0,22 kg BOD5/kg thức ăn (Wimberly, 1990)

52

Khả năng phú dưỡng của tảo

Bằng 2- 3 lần lượng thức ăn sử dụng

480-7420

Như vậy, theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 sản lượng cá tra nuôi trồng tại ĐBSCL sẽ là 1.850.000 tấn thì lượng chất thải tương ứng là 2.368.000 tấn chất hữu cơ trong đó có 93.240 tấn N; 19.536 tấn P và 651.200 tấn BOD5. Con số trên là một giá trị khổng lồ đối với các vùng nuôi tập trung, với lượng thải trên nếu không có giải pháp hạn chế sẽ là hiểm họa đối với môi trường nước vùng ĐBSCL nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với các vùng nuôi cá tra.

Bảng 2: Tổng hợp tính chất nước trong ao nuôi cá Tra tại Tiền Giang.

Thông số

Điểm quan trắc

Ao 2 tháng

Ao 4 tháng

Ao 6 tháng

Kênh dẫn 1

Kênh dẫn 2

Total N

6,29

19,36

17,21

3,25

6,53

TOC

14,91

29,25

27,34

9,87

10,28

N-NH4+

4,46

14,52

13,84

0,71

1,17

TSS

134

178

182

217

164,8

TDN

5,06

15,96

14,75

-

-

DOC

7,00

9,44

9,57

-

-

Nguồn : TT nghiên cứu môi trường và xử lý nước tháng 6 năm 2008

Như vậy, từ bảng cho thấy mức độ ô nhiễm trong nguồn nước là khá lớn đặc biệt là chất ô nhiễm dạng N. Có tới 80 – 82% hàm lượng tổng N ở dạng hòa tan trong đó 88 – 91%  hòa tan ở dưới dạng NH4+.  Xét giá trị hàm lượng các bon cho thấy 32 – 46 % các bon ở dạng hòa tan trong nước và 54 – 68% ở dạng lơ lửng.

Bảng 3: Tổng hợp lượng nước thải phát sinh trong nuôi thủy sản

Hình thức nuôi

Sản lượng 
(Tấn/ha)

Lượng nước thải 
(m3/tấn
sản phẩm)

Lượng nước thải

(m3/ha)

Nuôi cá da trơn công nghiệp tại trung quốc (catfish)

100-200

50-200

5.000 – 40.000

Nuôi tôm công nghiệp tại Taiwan

12,6-27,4

29.000-43.000

365.400-1.178.200

Nuôi cá (Salmonids) trong bể tại Anh

-

252.000

 

Nguồn : http://www.dbc.uci.edu/~sustain/suscoasts/chapter5.htm

Như vậy với thải lượng lớn và nồng độ các chất ô nhiễm khá cao như trên chất thải từ các ao nuôi cá tra đã và đang tác động rất lớn đến môi trường nước ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến nghề nuôi mà còn tác động đến các hoạt động sinh hoạt của người dân trong vùng.

Lấy cách tính khác thông thường hàm lượng N tổng số trong nước thải từ các ao nuôi cá tra vào các tháng cuối là khoảng 14 mg/l, nêu lấy trung bình lượng nước cần thay cho các ao nuôi vào khoảng 15%/ngày, thời gian thay nước trong 1 vụ là 150 ngày thì tổng hàm lượng Nito thải ra môi trường sẽ vào khoảng 21 kg/ngày = 2.250kg/vụ. Lượng đạm này đủ dùng cho 15ha lúa sinh trưởng và phát triển.

4. Các biện pháp xử lý nước thải trong nuôi cá

Như đã phân tích ở trên ô nhiễm môi trường do chất thải từ nuôi cá tra ở mức rất cao. Với đặc tính lượng nước thải nhiều chủ yếu dạng dễ phân hủy sinh học trong điều kiện các khu vực nuôi cá đều nằm trong các vùng nông thôn, gần các khu sản xất nông nghiệp nên các giải pháp áp dụng để xử lý nước thải từ nuôi cá đều thiên về hướng sử dụng công nghệ sinh học tự nhiên và đơn giản.

Tại trường đại học Mississippi Mỹ đã nghiên cứu sử dụng hệ thống đất ngập nước để xử lý chất thải trong nuôi cá da trơn ở Mỹ với tỷ lệ tương ứng sử dụng là 15, 25, 35% diện tích đất ngập nước so với diện tích nuôi cá cho hiệu quả xử lý Amoni từ 2 – 63%; NO2- 29 – 97%; NO3- 28 – 80%, Phốt pho 52 – 95%.

Hình  2: Hệ thống đất ngập nước sử dụng trong nghiên cứu tại đại học Mississippi

 

 Tại đại học Clemson – Mỹ cũng đã sử dụng hệ thống tuần hoàn để xử lý nước thải từ khu nuôi cá da trơn và tận dùng chất dinh dưỡng trong nguồn nước thải để nuôi tảo thu sinh khối để sử dụng cho các mục đích năng lượng.

Hình 3: Mô hình sử dụng nước thải từ nuôi cá để nuôi tảo tại đại học Clemson

Tại Thái Lan nhóm nghiên cứu của Yang đã sử dụng giải pháp nuôi tuần hoàn cá da trơn trong điều kiện thí nghiệm, bao gồm nước thải từ bể nuôi cá tra được chuyển sang bể nuôi cá rô phi sau 3 – 7 ngày được tuần hoàn lại cho bể nuôi cá tra cho hiệu quả về kinh tế và môi trường.

Tại Việt Nam các nghiên cứu sử dụng hệ thống đất ngập nước để xử lý chất thải trong nuôi cá tra cho hiệu quả. Thử nghiệm của Lê Anh Tuấn – Đại học Cần Thơ sử dụng cách lọc nước thải qua khu đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo cho hiệu quả xử lý khá cao. Hiệu quả xử lý trong hệ thống này là khá khả quan: BOD5 đạt 84%, TKN 85%, TSS 67 – 96%.

Hình 4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra (Lê Anh Tuấn)

 Người dân tại xã Phú Bình, Phú Tân, An Giang đã thử nghiệm sử dụng nước thải từ các ao nuôi cá tra để ương cá tra con sau đó tái sử dụng nguồn nước này tưới cho lúa có hiệu quả về kinh tế và môi trường. Người dân ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang sử dụng nước thải từ hầm nuôi cá để tưới cho lúa với tỷ lệ 3 ha nuôi cá sử dụng cho 51 ha lúa cho hiệu quả rõ rết về kinh tế và môi trường. Các thử nghiệm trên của người dân là một trong những hướng có triển vọng để giải bài toán cho xử lý lượng nước thải khổng lồ phát sinh từ các hầm nuôi cá tra vùng ĐBSCL. Tuy có các kết quả bước đầu nhưng đây mới chỉ là các thử nghiệm mày mò của người dân, nhiều địa phương ở Cần Thơ, An Giang khi sử dụng nước thải từ hầm nuôi cá tra tưới cho lúa thì không mang hiệu quả do lúa phát triển quá mạnh về lá cho năng xuất kém.

5. Giải pháp để hạn chế tác động của nghề nuôi đến môi trường

Đến thời điểm này kỹ thuật nuôi cá tra ở ĐBSCL đã phát triển khá hoàn thiện tuy nhiên, giải pháp để xử lý một lượng chất thải khổng lồ thì vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra ứng dụng vào thực tiễn. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt quy hoạch vùng nuôi cá tra cho ĐBSCL tuy nhiên, đây không phải là cây đũa thần để giải quyết được các vướng mắc về môi trường mà cần phải có giải pháp cụ thể có tính tổng hợp bao gồm quy hoạch vùng nuôi, hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển nghề nuôi, các công nghệ nuôi, công nghệ xử lý chất thải.

Giải pháp quy hoạch

Trên cơ sở của quy hoạch tổng thể của Bộ NN&PTNT các địa phương cần phải xây dựng ngay quy hoạch chi tiết cho các vùng nuôi của địa phương mình dựa trên trên cơ sở điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng của các khu vực. Các khu vực nuôi cần phải được quy hoạch đồng bộ với hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt. Với định hướng quy hoạch các khu vực nuôi cá tra sẽ nằm ven các sông Tiền, sông Hậu hay các sông lớn trong các vùng nên vấn đề cấp có thể rất thuận lợi nhưng cần phải thật sự chú trọng đến giải pháp tiêu thoát nước thải cho các khu nuôi không ảnh hưởng đến nguồn cấp.

Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá tra thân thiện với môi trường bao gồm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) hạn chế các ảnh hưởng của thức ăn tự chế đến môi trường nước.

Đầu tư nghiên cứu làm rõ về thành phần chất thải theo thời gian nuôi cá, xác định rõ tải lượng các chất ô nhiễm từ các ao nuôi trên cơ sở đó tính toán diện tích và cách thức xử lý cho phù hợp.

Với đặc tính nước thải lớn, thành phần chủ yếu là chất dễ phân huỷ sinh học, hàm lượng đạm cao, các vùng nuôi nằm gần các khu sản xuất nông nghiệp nên giải pháp thủy lợi cho vấn đề này là dẫn nước thải từ khu nuôi sử dụng cho các khu sản xuất nông nghiệp sẽ có tính khả thi và phù hợp với hầu hết điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý trong vùng ĐBSCL.

Đầu tư nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm mô hình xử lý chất thải phát sinh từ nuôi cá tra. Chú trọng đến giải pháp hồ sinh học kết hợp với cánh đồng tưới nông nghiệp trong đó phải làm rõ được vấn đề điều kiện áp dụng, cách thức, tỷ lệ diện tích, thời gian lưu, các vấn đề nước thải phú dưỡng, cân bằng dinh dưỡng trong nước thải khi sử dụng cho cánh đồng tưới nông nghiệp.

 

6. Kết luận

Nuôi cá tra ở ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tuy nhiên, nếu phát triển như hiện nay: các vùng nuôi thiếu tính quy hoạch, mới chỉ chú ý đến phát triển diện tích và năng xuất trong nuôi trồng mà bỏ quên vấn đề bảo vệ môi trường nuôi thì có thể nói nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL đang “bán dần” môi trường để thu lợi nhuận và với hiện trạng này suy thoái môi trường do nuôi cá sẽ tác động tiêu cực đến nghề nuôi và là cản trở lớn nhất đến ổn định và phát triển nghề nuôi trong thời gian tới. Vì vậy để nghề nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL phát triển ổn định, ngay từ bây giờ song song với quy hoạch phát triển nghề nuôi cần phải chú trọng đến vấn đề quản lý môi trường trong đó vấn đề đặc biệt quan trọng là phải nghiên cứu đưa ra được các biện pháp hợp lý, có tính ứng dụng thực tiễn để xử lý được chất thải phát sinh trong nuôi cá tra.

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o