|
NHÌN LẠI KẾT QUẢ HÀN KHẨU ĐÊ CỐNG THÔN (ĐÊ TẢ SÔNG ĐUỐNG) TRONG TRẬN LŨ NĂM 1971 |
KSCC Hoàng Xuân Hồng
Phó Ban Khoa học Công nghệ
Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam
Năm 1971 lũ sông Hồng đã lên đỉnh cao chưa từng thấy trong lịch sử (xấp xỉ 0,2%). Từ giữa tháng 08/1971 tại Hà Nội, mực nước đã lên đến cao trình +13,7m. Trước tình hình đó để bảo vệ cho đê Hà Nội, Nhà nước quyết định cho tháo nước vào hai khu chậm lũ là Tam Thanh và Vân Cốc nhưng kết quả mực nước không giảm được là bao. Cùng lúc đó đê Lâm Thao (Phú Thọ) cũng đã bị vỡ. Đến ngày 22/08/1971 lúc 1h30’ mực nước tại Hà Nội đã đạt đến cao trình +14,13m. Sau khi đạt đỉnh thì khoảng 7h sáng ngày 26/08 lũ bắt đầu xuống. Sau đó khoảng 2 giờ đê hữu ngạn sông Thái Bình bị vỡ ở Nhất Trai thuộc huyện Gia Lương tỉnh Bắc Ninh, cùng ngày vào khoảng 8-9h sáng đê hữu ngạn sông Đà bị vỡ ở Khê Thượng huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây cũ. Một ngày sau đó, lúc 20h45’ đê Tả sông Đuống tại cống Thôn thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách cầu Đuống khoảng 800m về phía hạ lưu bị rò rỉ nước nhưng không được xử lý ngay nên sau khoảng 3 giờ đê ở đây bắt đầu vỡ. Nước lũ sông Đuống bắt đầu ngập thị trấn Yên Viên, các xã thuộc huyện Gia Lâm rồi lan sang các huyện Từ Sơn, Tiên Du, thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ.
…
Mời download & xem file đính kèm.
|