» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81297234

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Các giải pháp khôi phục biển miền Trung.[27/07/16]
Đến nay, bước đầu Formosa nhận tội, xin lỗi và đền bù, tháo được "ngòi nổ" bức xúc trong dân chúng sau 84 ngày chờ đợi là điều cần ghi nhận. Nói về thiệt hại môi trường, cần đưa ra những số liệu định lượng & dữ kiện (định tính) tương đối tin cậy được về môi trường trước và sau khi xẩy ra thảm họa để so sánh và tính toán.

Các giải pháp khôi phục biển

miền Trung

 

Tô Văn Trường

 

Đến nay, bước đầu Formosa nhận tội, xin lỗi và đền bù, tháo được "ngòi nổ" bức xúc trong dân chúng sau 84 ngày chờ đợi là điều cần ghi nhận. Nói về thiệt hại môi trường, cần đưa ra những số liệu định lượng & dữ kiện (định tính) tương đối tin cậy được về môi trường trước và sau khi xẩy ra thảm họa để so sánh và tính toán.

Tuy nhiên, người dân quan tâm nhất lúc này là cần chỉ ra biển đã an toàn chưa, và các biện pháp xử lý để không tái diễn thảm họa cá chết như vừa qua ở miền Trung.

Công việc cần làm hiện nay, là khảo sát đánh giá những mức độ  bị hủy hoại môi trường biển dọc theo ven bờ biển 4 tỉnh bị ô nhiễm để có kế hoạch tương đối sát thực khu vực nào thì có thể để môi trường tự làm sạch và tự phục hồi, khu vực nào cần sự hỗ trợ của con người và khu vực nào hoàn toàn phải phục hồi nhân tạo. Không thể chỗ nào cũng "làm sạch biển....trồng san hô..."

Cách để đánh giá môi trường biển bây giờ, không phải chỉ đánh giá mức độ ô nhiễm, vì thời gian qua quá lâu rồi, chỉ còn tồn dư và ô nhiễm thứ cấp mà cần đánh giá mực độ bị hủy hoại là quan trọng hơn. Cách đánh giá mức độ ô nhiễm bài bản, khoa học nhất có thể áp dụng phương pháp kinh tế học, sử dụng công cụ lượng giá dịch vụ hệ sinh thái.

Trước mắt, thì có thể làm ngay thông qua phân lô, lấy mẫu, phân tích và đánh giá. Còn đánh giá mức độ hủy hoại thì có nhiều cách khác nhau nhưng sát thực nhất là tính phần trăm số sinh vật biển bị hủy hoại tại chỗ và mật độ sinh vật biển có trong hiện trạng (các loài san hô, sao biển, nhím biển, giun/lươn biển và động vật hai vỏ được quan tâm đầu tiên). Phân tích các mẫu trầm tích cũng là cách hữu hiệu để xác định mức độ ô nhiễm của kim loại nặng.

Không cần có phenol hay xyanua hay độc chất khác hấp phụ trên huyền phù Fe(OH)3 thì việc "tấm chăn khổng lồ" Fe(OH)3 lắng xuống bao phủ cũng làm san hô không hô hấp được mà chết. Tuỳ theo đặc điểm của từng hệ thuỷ sinh đặc thù mà hình thành các chương trình phục hồi thích hợp. Rặng san hô đem lại điều kiện thủy sinh vô cùng quan trọng cho các loài sinh vật biển nên điều cần làm ngay là sớm khôi phục lại các rặng san hô bị hủy hoại. Nếu cần thiết, khoanh vùng bảo tồn để chính người dân tham gia giám sát, bảo vệ, đặc biệt là vùng có san hô đen (quý hiếm).

TS Nguyễn Xuân Quang giới thiệu theo tạp chí khoa học Equator Initiative 2013 của UNDP đã công bố trường hợp nghiên cứu thành công của việc khôi phục rặng san hô tại Vịnh Pemuteral Coral của Indonesia.

Ở đây, họ đã dùng một dạng công nghệ vườn ươm san hô "Biorock" có dùng dòng điện điện áp thấp phối hợp với kết cấu khung thép làm cơ sở cho san hô bám vào và phát triển. Công nghệ Biorock được phát triển bởi nhà khoa học biển Wolf Hilbertz và nhà sinh học biển Thomas J. Goreau. Họ sử dụng các dòng điện điện áp thấp trên kết cấu khung thép dưới nước để khuyến khích sự phát triển của cuộc sống ở rạn san hô. Các khoáng chất nguyên nhân dòng điện hòa tan trong nước biển được kết tủa và dính vào các kết cấu thép. Dần dần, lớp cacbonat canxi xây dựng xung quanh các ống thép. Kể từ khi các lớp cacbonat canxi hình thành rất giống với bề mặt rạn tự nhiên, san hô làm để rạn Biorock rất dễ dàng.

Các kết cấu thép được neo vào đáy biển, và có thể được cung cấp bởi các tấm năng lượng mặt trời, tuabin gió, máy phát sóng hoặc máy biến áp trên đất liền. Bởi vì Biorock không đòi hỏi kỹ thuật xây dựng tinh vi hay nguyên liệu đầu vào quan trọng, nó là đặc biệt rất thích hợp để phát triển xa vùng có nguyên liệu và bí quyết kỹ thuật có thể được cung cấp đủ. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng Biorock có thể giúp chống lại một số các yếu tố gây ra san hô chết hết, bao gồm cả nhiệt độ cao và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, san hô thường mọc hai đến sáu lần nhanh hơn trên Biorock hơn san hô tự nhiên, trong khi tỉ lệ sống sót cao hơn từ 16 đến 50 lần, thậm chí sau một thời gian kéo dài của nhiệt độ nước cao.

Ngoài các biện pháp xử lý ô nhiễm nói trên, về công tác giám sát cần rà soát, kiểm soát nghiêm ngặt các nguồn xả thải ra môi trường biển ở miền Trung (không chỉ riêng Formosa). Chỉ khi nào nước thải đạt quy chuẩn về môi trường mới được thải ra biển.

Theo tôi hiểu, nên học hỏi phương pháp giám sát sinh học bằng các thuỷ sinh vật đặt tại đầu xả nước thải (theo kiểu của EPA) và theo dõi bằng camera, nếu thấy cá chết là có vấn đề (thời điểm cá chết có thể thấy do quan sát trực tiếp hoặc qua xem lại dữ liệu ghi trong ổ cứng). Chú trọng phát triển các phương pháp giám sát bằng tiêu chuẩn môi trường xung quanh.

Biện pháp dù gắt gao đến mấy nhưng nhà quản lý doanh nghiệp không có đạo đức môi trường (kiểu Vedan trước đây và Formosa bây giờ, cũng như nhiều doanh nghiệp VN  trong thời gian qua) thì việc quản lý sẽ gặp khó khăn. Cần phải lập danh sách đen để chú ý đặc biệt tới các doanh nghiệp loại này.

Biện pháp thiết thực và khôn ngoan nhất, cần phải giám sát chặt chẽ việc xử lý cả chất thải rắn, thải khí cũng như nước thảiyêu cầu bắt buộc Formosa phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn môi trường (cập nhật) của VN và quốc tế thì Formosa phải tự cân đối bài toán kinh tế “lời lỗ” để quyết định tiếp tục sản xuất hoặc tự đóng cửa.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o