» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
 Số phiên truy cập

81299791

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Những vấn đề đặt ra tại Hội thảo “ Tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới”.[28/07/14]
Trong vài năm gần đây không tổ chức các cuộc hội thảo mang tính quốc gia như nhiều năm trước đây, nên chưa tạo cơ hội cho tất cả mọi người trao đổi, nhất là những người đã từng tham gia, đam mê, có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực PIM (Participation in Irrigation Management).

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TẠI HỘI THẢO

‘THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TƯỚI’

 

Nguyễn Thanh Phương

   

 Trong vài năm gần đây không tổ chức các cuộc hội thảo mang tính quốc gia như nhiều năm trước đây, nên chưa tạo cơ hội cho tất cả mọi người trao đổi, nhất là những người đã từng tham gia, đam mê, có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực PIM (Participation in Irrigation Management).

 Tuy nhiên cũng có một vài cuộc hội thảo được tổ chức, nhưng chỉ diễn ra trong khuôn khổ của một dự án, hoặc một đề tài nghiên cứu, các thành viên tham dự được giới hạn bởi một số thành viên chỉ là những tư vấn và cả những người có trách nhiệm thực hiện dự án, nhằm mục đích thực hiện "giải ngân", nên thiếu vắng những ý kiến chia sẻ kinh nghiệm về PIM đã được rút ra từ thực tế , nên kết quả của hội thảo chỉ "Thành công" theo "qui định"

Vì vậy nhiều người đã cùng chung một suy nghĩ và gửi đến câu hỏi: "PIM đã xẹp rồi phải không anh ?"

Một điều may mắn, ngày 12 tháng 7 năm 2014 Tổ chức "Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu, Mạng lưới cộng tác vì nước Việt nam " và Viện Hợp tác và Phát triển Tài nguyên nước (IWDP) đã tổ chức một cuộc hội thảo với tiêu đề

"THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TƯỚI"
 (Community Participation in Irrigation Manangement)

 Thành viên tham dự với số lượng ít, nhưng có chất lượng, đại diện cho các tổ chức ( Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ, Tỉnh, các tổ chức kinh tế, xã hội) và các chuyên gia chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm và cả những chuyên gia đã tham gia chưa có nhiều kinh nghiệm. Như vậy tổ chức hội thảo đã có sự sắp xếp rất "lô gích" ngay từ cơ cấu thành phần tham gia, đã tạo ra các ý kiến phản biện ngắn gọn nhiều chiều không trùng lặp, để làm rõ được vấn đế cần bàn mà các hội thảo trước đó chưa làm rõ               

Kết quả đạt được của hội thảo đã trả lời cho câu hỏi chung nhất về nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả của PIM, kem  bền vững, đó là nguyên nhân do nhận thức 

Nhận thức ? (bao gồm các hiểu biết về PIM, quyền, trách nhiệm thực hiện PIM ). Câu trả lời tưởng chừng đơn giản và ai cũng nói được, đúng với mọi trường hợp, nên nhiều người đã coi nhẹ, bỏ qua và khẳng định "Ai mà chẳng biết tất cả đều bắt nguồn từ nhận thức mà ra", "khổ quá ! nói mãi". Nhiều người (nhất là cán bộ lãnh đạo) ít quan tâm, không muốn chia sẻ khắc phục từ nguyên nhân này 

Có thể khẳng định đây là nguyên nhân tác động đầu tiên đến suy nghĩ, hành động đối vơí vai trò cá nhân trong việc hoạch định, ban hành, chỉ đạo giám sát, thực thi các chính sách về PIM, đảm bảo chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp với yêu cầu, thực thi hiệu quả cao.

Vai trò cá nhân ở đây bao gồm cả người hưởng lợi, cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành, các doanh nghiệp…ở cấp trung ương và địa phương. Do nhận thức chư đầy đủ, dẫn đến sự tính toán lợi ích cục bộ, thiếu trách nhiệm trong việc giám sát thực thi nghiêm túc các chính sách về PIM và liên quan đã ban hành

 Một ví dụ : Một số mô hìmh tổ chức dùng nước (WUG/WUA) được thành lập, có qui mô liên xã (2-4 xã) quản lý kênh cấp 2 (theo yêu cầu phân cấp) thuộc hệ thống công trình do IMC đã đi vào hoạt động rất hiệu quả, người dân địa phương đồng tình, ủng hộ. Nhưng để đảm bảo cho mô hình này tồn tại, phát triển bền vững thì IMC phải trich (trả) một phần thuỷ lợi phi thu được theo đúng qui định của Chính phủ (Tạo nguồn 40 - 60%) và văn bản hướng dẫn của Bộ NN & PTNT (qui định 16 – 18%) cho WUG/WUA và người sử dụng nước phải trả 3-4kg/sào cho WUA/WUG theo qui định. Trong khi người dùng nước trả đủ cho WUG/WUA thì IMC lại không trả đủ (chỉ trả 7%) thuỷ lợi phí IMC thu được.

  Thiếu vốn, WUG/WUA đã hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tan rã. Trước tình hình đó Sở NN và PTNT, Chính quyền địa phương không quan tâm, không có sự chỉ đạo để khắc phục . Vai trò của cơ quan chuyên ngành trong trường hợp này không thực hiện đầy đủ chức năng giám sát, thực hiện văn bản ban hành, bảo vệ quyền, trách nhiệm và lợi ích của người dùng nước và các WUG / WUA. Đặc biệt có nhiều mô hình tư nhân như trạm bơm Anh Lân (Thanh hoá) Cầu máng ông Thiều (Hà Tĩnh), Trạm bơm Tân Công Chí (Hậu Giang) và rất nhiều công trình khác trong điều kiện tương tự hoạt động hiệu quả, được người dân đồng tình, nhưng đều bị "chết sớm" do không được hỗ trợ từ các bên, nhất là Chính quyên và ngành  

Như vậy nhận thức là nguyên nhân sâu xa đã dẫn đến một số mô hình PIM hoạt động kém hiệu quả và kém bền vững

 Tuy nhiên một số tỉnh như Thái Bình đã có những thành công nhất định về PIM đều xuất phát từ nguyên nhân chủ yêu về "nhận thức" của cán bộ chính quyền, cơ quan chuyên ngành và người dân. Muốn có nhận thức đầy đủ thì phải nâng cao năng lực thông qua đào tạo, hướng dẫn, tuyên truyền. phổ biến ..có các cơ chế ràng buộc. Để đạt được mục tiêu này lại phải có nguồn kinh phí để thực hiện. Điều này càng khẳng định vai trò của Chính phủ, Chính quyền rất quan trọng và có tính quyết định sự nghiệp phát triển PIM bền vững        

 Để làm rõ thêm về nguyên nhân do nhận thức, chúng ta có thể xem xét một vài ý kiến thảo luận tại hội thảo như sau:  

1,  Có chuyên gia đã nhận thức rằng: "PIM ở Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài"

Thực tế PIM ở Việt nam có từ thế kỷ thứ 18, thời kỳ lúa nước thành công nhất (đã có nhiều tài liệu giải thích). Như vậy có thể khẳng định: PIM ở nước ta đã có bề dày, mang tính truyền thống, nên không thể nói là nhập khẩu từ nước ngoài.

2,  Một "chuyên gia PIM" đã khẳng định: "PIM ở Việt Nam chưa hiệu quả, chưa thành công", một nhận thức chưa đầy đủ về PIM   

Theo cách hiểu của mọi người thì  “…trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần xem xét 2 khía cạnh: 1) Mục đích của hành động (Targets) và 2) Kết quả đạt được của hành động (Achievements) Vậy thì Mục đích của PIM là gì ? và Hiệu quả của PIM là gì ? Chính người đặt ra câu hỏi này chưa hẳn đã hiểu rõ. Nếu hiểu được (Mục đích, hiểu quả của PIM) thì mới trả lời được PIM đã thành công hay không thành công   

Theo nhiều tài liệu đã tổng kết, ở Việt nam PIM đã đã thành công trên phạm vi 1 xã ( toàn xã ), phạm vi 1 huyện ( toàn huyện ) phạm vi 1 tỉnh ( toàn tỉnh ), chưa thành công cùng một lúc trên phạm vi nhiều xã trong cùng một huyện, nhiều huyện trong một tỉnh, nhiều tỉnh và cả nước ( có tài liệu chỉ rõ xuất phát từ nhận thức )

3,  Một chuyên gia khẳng định " Đảm bảo PIM phát triển hiệu quả, bền vững thì "Tài chính phải minh bạch".  

Hiện tại thì nhiều tổ chức HTDN không tự chủ được tài chình, vì không có nguồn thu. Một số HTDN có nguồn thu, nhưng không đáng kể, không đáp ứng yêu cầu chi, Như vậy điều quan trọng hàng đầu là HTDN phải có nguồn thu tài chính đảm bảo cân đối chi theo yêu cầu. Nguồn tài chính phụ thuộc vào cơ chế, chính sách "minh bạch", chất lượng dịch vụ. Yêu cầu "Tài chính phải minh bạch" mới chỉ là giải pháp "kỹ thuật", không phải yếu tố đảm bảo "PIM phát triển hiệu quả bền vững" như chuyên gia PIM đã phát biểu . Nói cách khác tính minh bạch đòi hỏi không chỉ đối với tài chính mà còn phải minh bạch về về tổ chức, nhiệu vụ, trách nhiệm, quyền và lợi ích của tất cả các bên liên quan..….

Chỉ mới 3 ý kiến trình bày trong hội thảo này cũng đủ cho thấy, ngay cả chuyên gia được gọi là "chuyên gia PIM" cũng chưa nhận thức đầy đủ hiểu biết về PIM chưa nói đến cán bộ khác, người hưởng lợi. Vì vậy " nhận thức " là trở ngại lới nhất đối với quá trình phát triển PIM ở Việt Nam

Lâu nay chúng ta chưa có một cuộc điều tra nghiêm túc nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành, nhất là cán bộ lãnh đạo, mà chỉ giới hạn điều tra một vài đối tượng là cán bộ chính quyền cấp thôn, cấp xã, cán bộ, công nhân các IMC, người dân …theo yêu cầu của các dự án đầu tư để "làm phép" cho một khoá tập huấn. Hiện tại chưa có một cuộc điều tra nhận thức về PIM đối với cán bộ chủ chốt về chính quyền từ cấp Huyện trở lên, cán bộ chủ chốt làm chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành từ cấp phòng, cấp Sở, cấp Bộ. Một điều đáng nói là chỉ trong một cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm quản lý nhà nước về PIM thì không phải các cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đã có hiểu biết đầy đủ về PIM.

Có người nói đùa, nếu được kiểm tra nhận thức về PIM thì cán bộ lãnh đạo sẽ đạt yêu cầu thấp nhất và cán bộ lãnh đạo càng cao thì nhận thức càng thấp

Lối thoát duy nhất cho vấn đề PIM hiệu quả, bền vững, đầu tiên là phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo. Để có được kết quả này phải có một cuộc điều tra đầy đủ, đánh giá nhận thức của cán bộ các cấp , nhất là cán bộ lãnh đạo chính quyền, chuyên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ngành liên quan trực tiếp ..để chỉ ra được những yếu kém thực thi trách nhiệm trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc hoạch định, ban hành, thực thi  các chính sách về PIM và liên quan 

Ai làm được điều này ? Một câu hỏi giành cho những người có trách nhiệm trả lời

 

                                                                                                 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o