» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81291531

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Soạn Chương trình và viết sách Giáo khoa hết bao nhiêu tiền (2)?[30/04/14]
Kính gởi GS Hoàng Tụy và các bạn là người tôi tin và cùng tâm huyết về nhiều bận tâm của dân, của nước, trong đó rất bức xúc là GIÁO DỤC!.Tôi rất ngại "nói leo" chuyện "dạy học" trong khi tôi học chưa hết nấc thứ 5/12 nấc thang khai trí cơ bản - bậc phổ thông. Nhưng tôi tự thấy từ lâu những người có trách nhiệm Giáo dục quốc gia nói và làm có nhiều điều chưa rõ hoặc chưa đúng

Soạn Chương trình

và viết sách Giáo khoa

hết bao nhiêu tiền (2)?

 

(Trích thư bình luận)

  Ông Nguyễn Minh Nhị, Nguyên Chủ tịch Ủy ban ND tỉnh An Giang .

 Kính gởi GS Hoàng Tụy và các bạn là người tôi tin và cùng  tâm huyết về nhiều bận tâm của dân, của nước, trong đó rất bức xúc là GIÁO DỤC!.

Tôi rất ngại "nói leo" chuyện "dạy học" trong khi tôi học chưa hết   nấc thứ 5/12 nấc thang khai trí cơ bản - bậc phổ thông. Nhưng tôi tự thấy từ lâu những người có trách nhiệm Giáo dục quốc gia nói và làm có nhiều điều chưa rõ hoặc chưa đúng. Tôi viết mấy dòng nầy là vì tôi rất tâm đắc bài viết của GS Hoàng Tụy về "Triết lý giáo dục" trong bài trên Tia Sáng "Giáo dục - Cho tôi nói thẳng" và nhớ lại một lần nhân hợp mặt Báo Thanh Niên - kỷ niệm 20 năm ra số báo đầu tiên - 1996 tại Dinh Thông nhất mà tôi có đặt vấn đề nây trước cử tọa, trong đó có nguyên Bộ Trưởng Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân và Nhà giáo ND – Anh hùng Lao động  khả kính Vũ Khiêu và một số vị Bộ trưởng, các nhà lãnh đạo khác.

Tôi xin vào đề::

1/- Tôi rất không hài lòng giáo dục phổ thông và "Bổ túc văn hóa" (mà tôi có học sau 1975). Tệ nhất là càng nói "quốc sách giáo dục", càng nói "cải cách giáo dục" nền giáo dục càng sa sút, tụt hậu so Đông Nam Á chớ không so đâu xa!. Bằng chứng có thừa, nói ra không đủ giấy. Các bác biết còn nhiều hơn tôi. Đời tôi học hành không ra gì do hoàn cảnh. Con gái tôi đã vào đời, việc học hành được tiếng là bắt đầu Cải cách Giáo dục (CCGD) năm đầu tiên 1981-1982 mà cháu học, nhưng chất lượng CCGD tôi không rõ. Tình hình nầy đến cháu ngoại tôi không biết rồi sẽ ra  sao?. Có khi nào thời gian đi qua ba thế hệ mà "mèo vẫn hoàn mèo"!?

.2/- Tôi mất niềm tin vào ngành giáo dục, kể cả tính minh bạch của nó trong quản lý chuyên môn, quản lý hành chánh và cả quản lý tài chánh.- Quản lý chuyên môn là thể hiện thường xuyên, nhất là qua các CCGD và thay đổi sách giáo khoa - thi cử. Thay đổi sách giáo khoa (SGK) hình như là để tăng thu nhập cho một số người, các anh lật SGK cấp tiểu học qua các thời kỳ so đi sẽ thấy, có cả nội dung Tàu gần đây!. Quản lý thi cử lượm thượm, quản lý Đại học, CĐ, đào tạo sau ĐH...là cả câu chuyện bi hài nhiều tập. Chuyện tăng điểm cho con các Mẹ Anh Hùng và cán bộ Tiền khởi nghĩa năm thi ĐH vừa rồi tôi cho là sĩ nhục những người Cách mạng!. Còn hạ điểm sàn là cứu các Đại học tư mà thực chất là đẩy dân tộc nầy vào con đường u tối!.- Quản lý hành chánh của ngành thì tụt hậu xa so các chế độ cũ. Địa vị người thầy bị đẩy xuống hàng thấp nhất. "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm".- Quản lý tài chánh là vấn đề lớn, gắn liền với các CCGD, thay đổi sách giáo khoa mà như các "Nhà mô phạm" phát ngôn giải trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và trước báo chí mấy ngày nay, tôi thấy như mình bị sụp hố té. Nó cũng chung một "hình hài" với những dự an kinh tế-tài chánh khủng mà lập luận, giải trình u u mimh minh...nhưng rồi cũng trôi hết, như Bôxit Tây Nguyên, như Vinashin, Vinalines, ...

3/- Tôi hỏi thẳng vào dự án 35 ngàn tỷ của "Đề án đổi mới chương trình, SGK". Khi bị chất vấn, họ trả lời là "Không chỉ thay SGK mà còn đào tạo giaso viên, bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý...Chớ soạn sách giáo khoa chỉ có 5.000 tỷ"... hè !?. Và...đây chỉ mới là khái toán. Trong khi đó có người nói soạn SGK chỉ cần 100 tỷ!. Nghĩa là nói nhăng nói cuội cho qua và như vậy là giỡn với Quốc Hội hả???

4/- Việc rượt bắt giáo viên dạy thêm, lục tập các cháu để xem có học chữ không, để phạt giáo viên...Tôi thấy hình như thế giới nầy chỉ có Việt Nam khinh bạc ngành giáo dục đến thế là cùng. Cho dù họ có sai do không chấp hành đúng lệnh cấm của ngành giáo dục. Tôi xin hỏi: Mọi tệ nạn xã hôi có phải bắt nguồn từ quản lý của Nhà nước hay trời sanh con người đã ấn cho họ những tật xấu đa mang như xã hội ta đi đâu cũng thấy, giữa nơi có nhiều đèn cao áp, càng là trung tâm văn hóa càng thấy rõ nhiều hơn!?. Buồn cho vận nước quá, thưa giáo sư và các ban thân mến!.Không biết bộc bạch cùng ai!.

 Long Xuyên, ngày 16/4/2014

 GS. Hoàng Tụy,

Thưa anh Nguyễn Minh Nhị và các anh chị,

Tôi hoàn toàn hiểu, đồng ý và thông cảm với những ý kiến và lo lắng của các anh chị. Xưa nay tôi vẫn tin tưởng vai trò then chốt của giáo dục trong sự phát triển của một đất nước, một dân tộc, và từ lâu đã thấy rõ giáo dục của chúng ta không chỉ lạc hậu mà đã đi lạc đường. Xin gửi anh Nhị và các anh chị khác bài đọc của tôi nhân dịpnhận giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2011(BBT-mời xem bài đã đăng trên  www.vncold.vn  , trang    /Web/Content.aspx?distid=3539 )... …

18/4/2014

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o