» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81315705

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Soạn Chương trình và viết sách Giáo khoa hết bao nhiêu tiền?.[26/04/14]
Thấy mọi người quá bức xúc về thực trạng giáo dục hiện nay, như phát biểu của GS. Hoàng Tụy :”…Tôi thật sự lo lắng khi thấy bất chấp mọi lời khuyên, cỗ máy giáo dục già nua cổ lỗ vẫn tiếp tục vận hành ì ạch mà chưa thấy tín hiệu gì sẽ có thay đổi…”

Soạn Chương trình

và viết sách Giáo khoa

hết bao nhiêu tiền?

 

 

(Trích thư bình luận)

 Nhà báo Lê Nguyên Quân .

  Mặc dù đã bị khá nhiều lần bị choáng đến mức ‘kinh niên’ vì những con số từ Vinashin, Vinalines, Vietinbank, bauxit Tây Nguyên,…(không kể những cú choáng đã bị cố tình cho rơi vào quên lãng và lùi vào dĩ vãng), mọi người, nhất là các vị nhà giáo lão thành, vẫn không trành được bị choáng nặng rồi phẫn nộ khi được tin Đề án Chương trình và viết sách Giáo khoa mới do Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) trình tại phiên họp gần đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần khoản tiền 34.275 tỷ đồng (!). Mấy vị lãnh đạo Bộ lên tiếng phân bua này nọ. Nào là kinh phí ấy còn dùng để chi cho việc tập huấn, in ấn,… Theo ông Bộ trưởng thì tờ trình của Bộ không ghi số tiền đó nhưng khi trình bày tại cuộc họp, ông Thứ trưởng cao hứng đã ‘hét‘ luôn giá ‘khủng’! Ha ha! Bộ GD&ĐT đã chứng tỏ hùng hồn rằng mình cũng biết ‘đánh quả’ như ai, chứ đâu phải chỉ có mấy anh ‘Vina’! Thấy mọi người quá bức xúc về thực trạng giáo dục hiện nay, như phát biểu của GS. Hoàng Tụy :”…Tôi thật sự lo lắng khi thấy bất chấp mọi lời khuyên, cỗ máy giáo dục già nua cổ lỗ vẫn tiếp tục vận hành ì ạch mà chưa thấy tín hiệu gì sẽ thay đổi… (BBT-mời xem bài đã đăng trên  www.vncold.vn  , trang    /Web/Content.aspx?distid=3539 ), Bộ xăng xái đưa ra ‘Đề án’ và đặt giá như vậy. Dân ta liệu có chịu chơi không? Chắc là sẽ công bố ‘Đề án’ để lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Không khéo lại na ná như cái ‘Đề tài nghiên cứu’ mấy năm trước của Bộ đề xuất đặt chữ ‘e’ lên đầu bảng chữ cái, nghĩa là không phải ‘a b c…’ mà là ‘e b c …’ vì phát hiện thấy trẻ mới sinh  ra khóc ‘e e’ chứ không khóc ‘a a’!!! Chắc tác giả không phải là ‘những người thích đùa’!

Chuyện sách giáo khoa ở nước ta thì đã có nhiều ý kiến trao đổi từ lâu. Không rõ là trên thế giới có nước nào mà cả nước chỉ có 1 bộ  sách giáo khoa do  1 nhà xuất bản  độc quyền ấn hành và thay đổi hàng năm? Có vài anh loay hoay in ‘lậu’ sách giáo khoa bị phạt nặng. Lẽ ra sách giáo khoa do nhà nước biên soạn là tài liệu học tập cần được phổ biến rộng rãi, cũng là tài sản của toàn dân, ai cũng có quyền sử dụng. …

 GS.TS.Nguyễn Lân Dũng, NGND Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam.

Có một cách làm tốn...rất ít tiền! Khi chúng ta vẫn còn hiện tượng có nơi học sinh ngồi chung hai lớp một phòng, có nơi phải đứng trong lớp học, có nơi mỗi em xách theo một cái ghế lội suối đến trường, có nơi cô giáo chui vào túi nilon để băng qua suối…thì không thể lãng phí dù chỉ một đồng. Một cách đơn giản để đổi mới chương chương trình và sách giáo khoa (SGK) tốn rất ít tiền đó là lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học. Tôi đã trình bày ý kiến của mình với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Sau khi nghe xong, Phó Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ tham khảo để có những đề xuất hợp lý. Công việc khó nhất của đổi mới chương trình và SGK là  sưu tầm chương trình của các nước. Bộ GD&ĐT đã có 40 chương trình, thế thì những việc còn lại đâu còn quá khó để thực hiện. Bằng cách nào ư? Chúng ta có Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, trong đó có đầy đủ các Hội khoa học chuyên ngành. Hội các ngành Sinh học chúng tôi có đến vài ngàn hội viên là chuyên gia khoa học và giáo viên Sinh học các cấp. Bộ GD&ĐT nên tận dụng các Hội khoa học chuyên ngành để giúp biên soạn chương trình . Đương nhiên, các Hội này tham gia vì tâm huyết, muốn cống hiến khả năng cho thế hệ tương lai chứ đâu có yêu cầu phải tốn kém quá nhiều tiền . Sau đó, chúng ta cần có các Hội đồng giáo dục về Khoa học tự nhiên gồm những người có uy tín cao để duyệt chương trình. Trên các hội đồng  Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội là một Hội đồng quốc gia xét duyệt chương trình với các nhà khoa học và giáo dục đầy đủ đức tài.. Theo quan điểm của tôi, để các Hội được tham gia làm chương trình thì phải nhằm đạt 3 yêu cầu. Đó là đủ sức hội nhập quốc tế, nhưng phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và phải sử dụng được lâu năm. Khi đã có chương trình chuẩn, việc làm SGK không cần tốn tiền của Nhà nước. Ở rất nhiều nước, SGK là chuyện của từng nhà xuất bản và từng tác giả. SGK là hàng hóa đặc biệt nhưng vẫn cần phải có cạnh tranh. Ai viết SGK cũng được, với điều kiện duy nhất là theo đúng Chương trình đã được duyệt, còn việc tốt-xấu, hay-dở là hoàn toàn do thị trường quyết định.Tôi nghĩ năm 2014 có chương trình bắt đầu làm SGK là chuyện khôi hài (!) Vì đến nay chưa biết sẽ có mấy phân ban, chương trình như thế nào, thế mà lại có các nhóm đang biên soạn SGK lớp 1 để in. Nếu sau này Hội đồng quốc gia về giáo dục không đồng ý thì bộ SGK đã in lại bỏ đi à? Do đó đầu tiên chúng ta phải làm kỹ chuyện phân ban, sau đó soạn chương trình, cuối cùng mới có thể biên soạn sách giáo khoa. Bộ GD&ĐT không cần thiết phải dùng đến số tiền rất lớn trong số hơn 34 ngàn tỉ đồng để tập huấn giáo viên. Lấy ví dụ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã dịch sang tiếng Việt và in cuốn sách Sinh học  (Biology) do nhà khoa học nổi tiếng N.A.Campbell chủ biên (xuất bản lần thứ tám). Đây là cuốn sách dày tới 1417 trang, có nội dung rất hay, in màu rất đẹp, được toàn thế giới sử dụng. Vì 1.750.000 đồng/cuốn nên thư viện mỗi trường chỉ cần mua vài quyển cho giáo viên dạy Sinh mượn để hàng ngày tự nghiên cứu, nghiền ngẫm khi dùng chương trình và sách giáo khoa mới. Tôi khẳng định sẽ tốt hơn nhiều so với việc đi tập huấn trong ít ngày với những thầy giáo đâu có giỏi như các tác giả của cuốn sách quý giá này (!). Không chỉ môn Sinh học, ngành nào cũng có những cuốn sách rất hay như vậy, cho nên Bộ hãy để giáo viên tự bồi dưỡng hơn là quá tốn kém cho việc in ấn tài liệu, tổ chúc các lớp bồi dưỡng... Việc thí nghiệm cũng đâu cần tốn kém quá nhiều tiền bạc khi từng giáo viên biết tự nình dạy đúng chương trình, đúng sách giáo khoa và đúng phương pháp sư phạm. Nên chăng chỉ cần tập trung vào việc bồi dưỡng cho giáo viên triết lý giáo dục, phương pháp sư phạm và đạo lý người thày.Tôi rất muốn, khi đã có chương trình chuẩn, nếu có chủ trương tự do biên soạn sách giáo khoa tôi cũng sẽ là người tham gia viết SGK Sinh học. Vì tôi đã từng học qua 4 trường sư phạm (SP) (hai trường SP sơ cấp, 1 trường SP trung cấp và 1 trường Đại học SP, lại đã đứng lớp trên 50 năm và đang có trong tay trên 70 cuốn sách giáo khoa Sinh học của nhiều nước khác nhau. Và, tôi cũng tin tưởng sẽ có rất nhiều người muốn viết như tôi và không ít nhà xuất bản  (bên cạnh nhà xuất bản Giáo dục là chủ đạo) sẽ sẵn sàng tham gia phát hành SGK. Tôi thấy việc Bộ GD&ĐT đưa ra con số hơn 34.000 tỉ đồng để làm chương trình và SGK là quá vô lý trong hoàn cảnh kinh tế đát nước còn rất khó khăn như hiện nay..

E-mail: dungnguyenlan09@yahoo.com 

nguyenlandung01@gmail.com

Mobile: 0084.903428308

Fax: 84.4.37547407

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o