» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81296010

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Xem lại vai trò cống ngăn triều để chống úng ngập tại thành phố Hồ Chí Minh. Liệu có phải thế không??[13/11/11]
Một nửa mùa mưa đã trôi qua, báo chí đã ít – hay hầu như không đề cập đến tình hình xuất hiện úng ngập ở thành phố Hồ Chí Minh. Một lần duy nhất báo chí có nêu ở đợt triều cường ngày 26, 27/10, được đồng thời đăng tải trên các báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong, SGGP, Vietnamnet và chương trình thời dự 19 giờ 27/10 của VTV1.

XEM LẠI VAI TRÒ CỐNG NGĂN TRIỀU ĐỂ CHỐNG ÚNG NGẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. LIỆU CÓ PHẢI THẾ KHÔNG??

Nguyễn Văn Tăng

Công ty Sông Cầu

 

      1- Tình hình úng ngập tại thành phố Hồ Chí Minh mùa mưa năm 2011.

        - Một nửa mùa mưa đã trôi qua, báo chí đã ít – hay hầu như không đề cập đến tình hình xuất hiện úng ngập ở  thành phố Hồ Chí Minh. Một lần duy nhất báo chí có nêu ở đợt triều cường ngày 26, 27/10, được đồng  thời đăng tải  trên các báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong, SGGP, Vietnamnet và chương trình thời dự  19 giờ 27/10 của VTV1. 

         - Theo đó  có nêu tình  hình  ngập  úng  do  triều  tại  các  điểm:  Đầu  cầu  Bùi  Hữu Nghĩa,  đường  Mai  Thị  Lựu,  đường Ngồ Tất Tố, đường Vườn Lài…. Đây là thời điêm đỉnh triều đạt kỷ lục: Tuy báo có nêu nhiều điểm  ngập, nhưng xem trên bản đồ, phạm vi không rộng. Các điểm ngập trên đường Phan Đình Phùng - đầu cầu Kiệu từ nhà  số  14 đến  150, một đoạn ngằn đường Bùi Hữu Nghĩa cách nhau không xa, thuộc khu vực tiêu  thoát nước của dự án kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè. 

        - Các  điểm ở đường Vườn  Lài  thuộc  vùng  đất  trũng,  dân    thưa  thớt.  Trên  chương  trình  thời  sự  VTV1  thông  báo đỉnh  triều  là +1,57,  thành  phố  Hồ  Chí  Minh  chỉ  còn  một  số điểm  ngập,  hoàn  toàn  không  tồn tại    những  điểm  ngập  cố  hữu  tại  quận  2,  quận  5,  quận  10,  quận  Tân  Phú.....

http://www.tin247.com/thanh_pho_ho_chi_minh_trieu_cuong_cao_nhat_trong_vong_49_nam_qua-1-21342350.html .

         - Đến lúc này, cùng với kết quả điều tra thực tế trong, có thể thấy rằng, về cơ bản tình hình úng ngập gần như đã  vằng bóng trên phố, chứng tỏ các giải pháp chống úng ngập mà thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vài năm qua chưa  dùng đến  cống ngăn triều  là hiệu  quả,    do  chính    chỗ  các  chuyên  gia ngành tiêu thoát nước đã  chữa đúng bệnh. Cái bệnh đó là gì? 

     - Trước đây, mỗi khi nói úng ngập thành phố Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay và không úp mở chính tại triều cường. Thực tế đã không phải vậy.

       - Cái bệnh mà các nhà tiêu thoát nước vừ trị là không bàn cãi: Chỉ tiêu thoát nước mưa chứ không đụng tý nào đến việc ngăn triều cường cả.

       - Vật chứng đã rõ: trong và ba năm qua, chưa có một công trình chống ngập bằng cống ngăn triều - ngoài một số dự án nạo vét kênh mương, khơi rộng được vài đoạn nhưng vẫn chưa đồng bộ, đoạn có đoạn không, chẳng làm cho mực nước triều giảm đi một cm nào.

- Từ đó, người viết bài này  muốn đặt vấn đề xem xét lại bài toán chống úng ngập thành phố Hồ Chí Minh với  những công trình to lớn ngăn triều ở các cửa sông sâu tới vài chục mét, tiền vốn được tính theo hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng….đã chính xác chưa.

     -  Không  ai phủ nhận đây đó có vùng bị úng ngập do triều cường, vì trong thành phố còn nhiều nơi khá thấp.  Nhưng ngập do triều cường đã tồn tại từ lâu, không đại diện cho tình hình ngập úng thành phố.

       2- Bản chất của vấn đề úng ngập năm 2011 đã được cải thiện so với năm trước.

     -  Quá trình hình thành úng ngập có thể được trình bày nôm na như sau: 

     Nước mưa từ mỗi mái nhà được gom vào các cửa nhận nước dọc từ các hẻm nhỏ, len lỏi khắp nơi.

     Nước được dẫn đi qua các ống to, ông cống nhỏ như mạng nhện rồi đổ ra các kênh dẫn hở chạy dọc ngang trong  thành phố, mực nước trên kênh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi triều.Vậy, triều cao hay thấp cũng chỉ ảnh hưởng tới  được trước các cửa cống ra các kênh mà thôi.Theo chế độ thủy lực tiêu thoát nước mưa chảy trong cống ngập thì  mực nước triều có thấp đến đâu đi chăng nữa (cứ cho là thấp đến cao trình -100), cũng chẳng hạ thêm được một cm nước ngập trong phố. Cũng nhắc lại là, mực nước triều có cao lắm cũng chẳng vượt cao trình +1,57.

- Vậy, triều ảnh hưởng đến úng ngập tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ra sao? 

     Thứ nhất, chỉ nơi nào có cao trình mặt đất thấp hơn +1,6 thì mới bị úng ngập. Nếu vậy, khu vực cần phải chống  ngập rất nhỏ, dạng da báo. Không khó để xác định khu vực đang bị ảnh hưởng ngập do triều bằng cách cho xác định trên bản đồ khi triều lên thông qua đợt triều cường ngày 27/10 vừa qua.

     Thứ hai, những khu vực bị úng do triều cường thường khu dân cư được xây dựng từ rất xưa, cục bộ, hay khu  vực còn hoang sơ, chưa được xây dựng mới.

- Vậy, bản chất vấn đề đã được giải quyết mùa mưa năm 2011 là việc tiêu thoát nước mưa. Vậy nên có cần thiết  làm một số cống ngăn triều, kết hợp với bồ bao  kín một khu vực lớn, gồm cả khu đất cao không cần thiết và tốn  kém.

     3-  Giải pháp công trình chống úng ngập ở thành phố Hồ Chí Minh bằng cống ngăn triều nên  phải được xem  xét lại.

       -   Đầu tiên, thấy ngay được là, khi mưa lớn, chính lúc cần phải tiêu thoát nước nhanh, thì cống ngăn triều  không những không giúp ích gì hơn lại ngăn  cản  dòng  chảy,  có thể nói, khi này  cống ngăn triều phản tác dụng. Lý thuyết cho rằng, các lòng kênh rạch hay hồ điều tiết sẽ tích trữ lượng nước mưa kết hợp với việc hạ mực nước triều thấp để đón mưa. Nghe thì dễ, nhưng thực hiện thì không khả thi. Để khắc phục mâu  thuẫn này, lại cần phải xây dựng trạm bơm nước khổng lồ như trường hợp chống úng của Hà Nội. Thật lạ  lẫm với giải pháp gom nước mưa vào để xây trạm bơm bơm nước mưa đi, trong khi chỉ cần sử dụng, nâng  cấp ống cống dẫn nước vào các kênh sẵn có là xong.

        -    Cống ngăn triều có tác dụng rất hạn chế trước tình hình mực nước triều nâng cao do biến đổi khí hậu. Ai  cũng biết rằng, biến đổi khí hậu thì mức nước triều cao, hay nói cụ thể là mực nước đỉnh triều, mực nước  chân triều đều dâng cao đồng thời. Khả năng chống úng lụt nội đô phụ thuộc cơ bản tới cao độ chân triều,  cao độ chân triều mà dâng cao thì không có cách nào mà hạ mực nước úng thấp xuống được. Vì vậy, phương  án nâng cao cốt nền các công trình là tốt nhất.

       -   Làm rõ ý kiến cho rằng cần lợi dụng dung tích kênh rạch, phải làm hồ điều tiết hay hầm chứa nước. Ý kiến này là tiêu cực bởi ở thành phố Hồ Chí Minh lấy đâu đất (đều là đất vàng cả)  mà làm hồ điều tiết. Mặt  khác,khi có hồ điều tiết rồi lại phải dẫn nước mưa vào, rồi lại dẫn ra (mới điều tiết được) thì làm sao có thể  thực hiện trong khi mà nhà dân đã dày đặc….Còn việc lợi dụng mặt thoáng kênh dẫn thì chẳng được bao  nhiêu. Lấy một ví dụ cụ thể ở dự án Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên tiêu úng cho lưu vực  14 700 ha, trong khi mặt thoáng kênh chỉ mức 90 ha, với chiều sâu chứa nước khó lớn hơn  1m (tính từ cao trình mà cống ngăn triều hạ được trước khi lũ đến, đến cao trình triều cường mà thôi) thì rõ ràng dung tích điều tiết chẳng có đáng là bao. Nếu không làm hai trạm bơm khổng lồ hai đầu kênh thì chắc chắn phải mở cống ngăn triều (nếu có) ra mà tiêu úng. 

      -    Cũng  lại đã  có đề xuất  (tối kiến) tích nước mưa trên  các  lầu thượng  các ngôi nhà thành phố- phải nói chưa thấy có sáng kiến nào tối hơn sáng kiến này.

      -    Vậy, vai trò của CỐNG NGĂN TRIỀU CÓ CẦN THIẾT KHÔNG, cần thiết đến mức nào so với vốn đầu tư vô cùng lớn trong bài toán giải quyết úng lụt thành phố Hồ Chí Minh. Qua những gì đã thấy, có thể kết  luận rằng: Bài toán chống úng lụt thành phố Hồ Chí Minh thực chất là bài toán chống úng ngập trong mùa  mưa, chỉ cần làm tốt hệ thống tiêu thoát nước mưa từ từng hộ gia đình đến kênh rạch là đủ,  không nên làm những cống ngăn triều to lớn và tốn kém. Việc chống úng thời điểm mùa khô (nguyên nhân do Triều) sẽ gỉai  quyết mang tính cục bộ, có thể làm cống ngăn triều nhỏ hay giải phóng tất cả các khu đất thấp, xã hội hóa đất nơi đó làm các dự án nhà cao tầng, xây dựng dự án mới thì tôn cao hơn mực nước triều tính toán…..Làm như vậy,  sẽ giải quyết luôn việc phòng chống úng ngập cho trường hợp mực nước biển dâng cao do thay đổi khí hậu.

         -    Hãy chờ cho hết mùa mưa năm nay kết thúc sẽ chứng minh hiệu quả rõ của việc làm hệ thống tiêu thoát  nước mưa vừa qua, xem xét dừng hay xây các dự án cống ngăn triều cũng chưa muộn. 

       4 -   Bất hợp lý của các cống ngăn triều, đặc biệt là dự án Đê biển Vũng Tàu-Gò Công. 

 

Dự kiến tuyến đê biển Gò Công – Vũng Tàu

-      Phát huy ý tưởng  lấy mục tiêu ngăn triều    chính  để  giải  quyết bài toán úng ngập thành phố  Hồ  Chí  Minh, Cục Thủy lợi, bộ NN&PTNN đưa ra đề xuất làm đê biển Vũng Tàu- Gò Công là một ý tưởng rất thiếu  tính KHKT.

  -    Tác giả đã có nêu chi tiết về vấn đề này ở bài trước, có thể nhắc lại một lần nữa: Dự án đê Vũng tàu-  Gò Công là ý tưởng hoàn toàn bất hợp lý, đã áp dụng một cách khập khiễng những dự án đế biển của Hà  Lan, Nam Triều Tiên…xem hình dưới.Khập khiễng ở chỗ, các khu vực đê bao của họ là lưu vực kín - tức là không có các con sông lớn chảy vào, không phải chắn ngang các đường giao thông thủy sầm uất như dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công. 

-    Thật không ai nghĩ tới việc bỏ núi tiền làm cái việc: Gom nước lũ của tất cả các con sông lớn trong vùng:  sông Đồng Nai,  sông  Sài Gòn,  sông Vàm Cỏ Đông lại rồi làm một công trình thoát lũ mới…..;rồi lại ngăn  toàn bộ các con đường thủy có tầm mức vận chuyển lớn nhất Việt Nam, sau đó cho tất cả tàu bè lớn nhỏ chui qua những âu thuyền chật hẹp, vận hành phức tạp, tiền xây dựng tốn kém…

-    Nếu có đê biển Vũng Tàu - Gò Công mà gặp những trận mưa liên tiếp nhiều ngày trời như Băng Cốc Thái  Lan thì phương  án phải phá  đê  để thoát      cái phải tính  đến. Việc tiêu úng    Thành phố Hồ  Chí Minh thuận lợi hơn Băngkok chính là bởi có hệ thống dòng sông rộng lớn chạy dọc thành phố ra biển như  sông   Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông, nay ta bịt lại đưa thành phố Hồ Chí Minh vào giữa một hồ chứa mới, rồi lại làm một công trình tháo nước vĩ đại mới thì thật vô lý – xem so sánh bằng hình ảnh.

  

Đê biển Hà Lan, lưu vực kín (không có sông lớn chảy vào)



Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o