» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81295872

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Giúp châu Phi trồng lúa: Bài toán được và mất.[19/08/11]
Nhân đọc bài “Sang châu Phi trồng lúa” đăng trên báo Sài gòn tiếp thị, tác giả Huỳnh Kim bức xúc, viết bài “Tại sao bỗng dưng nhẩy tưng sang châu Phi lập liên doanh trồng lúa” đặt vấn đề rất cụ thể những nhà khởi xướng

GIÚP CHÂU PHI TRỒNG LÚA: BÀI TOÁN ĐƯỢC VÀ MẤT!

Tô Văn Trường

Nạn đói hoành hành ở châu Phi

Nhân đọc bài “Sang châu Phi trồng lúa” đăng trên báo Sài gòn tiếp thị, tác giả Huỳnh Kim bức xúc, viết bài “Tại sao bỗng dưng nhẩy tưng sang châu Phi lập liên doanh trồng lúa”  đặt vấn đề rất cụ thể  những nhà khởi xướng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cụ thể là Chính phủ Việt Nam phải trả lời thỏa đáng cho nông dân Việt Nam các câu hỏi : Việt Nam được lợi gì khi đầu tư trồng lúa ở châu Phi? Và việc phát triển cây lúa ở châu Phi có mất thị trường xuất khẩu gạo của nông dân Việt Nam, do tạo thêm cạnh tranh  về xuất khẩu gạo hay không? Lợi đâu không thấy,
có đâu mà thấy (?!). Nếu có thì quí vị hãy trưng ra. Tôi chỉ thấy toàn là tai hại cho nông dân Việt Nam, và nền kinh tế Việt Nam.

Qua tham vấn, được biết có một số ý kiến đồng ý, chia sẻ với nỗi lo của tác giả Huỳnh Kim đứng trên lập trường lợi ích của người nông dân về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ  bị  ảnh hưởng  và Việt Nam sẽ mất “bí kíp” trồng lúa!  Tuy nhiên, lại khẳng định nhưng làm gì có chuyện thành công mà lo.  Ngay ở Phillipine có trụ sở  Viên nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nhưng bao năm nay, người Phi vẫn phải nhập lúa gạo hàng năm mà đâu có được thành tựu về lúa gạo như Việt Nam.  Tháng 11/2010, tại Hội nghị lúa gạo quốc tế lần thứ 3 tại Hà Nội (IRC2010), Việt Nam được đánh giá là nước ứng dụng thành công nhất thành tựu của IRRI. Do vậy, vấn đề đâu cứ có công nghệ là được nhân rộng . Đối với châu Phi,  nhiều nước độc lập khỏi ách thực dân, được  Liên Hiệp Quốc giúp đỡ mà đói vẫn hoàn đói, có độc lập nhưng có ngày nào yên. Vậy là vấn đề nằm ở chỗ khác chứ không phải người châu Phi không sản xuất được lương thực.

Hầu hết các ý kiến phân tích cho rằng  chuyện về xuất khẩu cây lúa quả là chuyện đáng suy nghĩ. Câu chuyện chắc phải nhìn nhận trên nhiều khía cạnh về chính trị, kinh tế xã hội và trong khung cảnh hội nhập toàn cầu chính sách hợp tác kinh tế toàn diện kể cả cơ hội đầu tư.  Việt Nam đưa người đi giúp các nước trồng lúa là đúng đạo lý. Nhìn lại lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam hầu hết giống cây trồng mới của VN đều có nguồn gốc nước ngoài như  lúa, sắn, đậu tương, cà phê, ngô,...một số giống được khai thác trực tiếp, một số giống làm vật liệu di truyền để tạo ra giống mới. Các nước tạo rất nhiều điều kiện để các thành tựu trong nông nghiệp của nước ta được ứng dụng hiệu quả. Nhiều chuyên gia về nông nghiệp của Việt Nam được đào tạo, trưởng thành từ  nước ngoài rồi về nước giúp phát triển nông nghiệp trong đó có cây lúa.

 Tinh thần cạnh tranh mà các nước phát  triển đang áp dụng là làm sao mình tiến bộ hơn đối thủ để chiếm thị trường và  lợi nhuận, chứ không phải là chèn ép, mong đối thủ kém đi để mình có ưu thế! Không kể là về tinh thần nhân đạo, không thể nói mình cứ mong muốn các nước châu Phi cứ đói nghèo hoài để nông dân mình có cơ hội bán gạo cứu đói. Trong một nước cũng vậy, chúng ta nghĩ sao nếu có người cứ cầu mong cho có bão lụt để bán được nhiều mì gói cứu trợ! Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay khi mất an ninh lương thực ở bất cứ nơi đâu thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới.

  Việt Nam không nhất thiết phải cố gắng để xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo. Thái Lan đang giảm số lượng gạo để tăng tỉ trọng gạo chất lương để không ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam chỉ bằng 40% của Thái Lan (4,1 triệu ha so với gần 10 triệu ha) nên phải trồng giống lúa năng suất cao, nhu cầu phân bón nhiều, giá thành tăng. Trên thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia xuất khẩu gạo và tiềm năng cao, còn một số nước đang nhập cũng có chiến lược tự túc như Indonesia, Philipine. Do đó,  việc cạnh tranh xuất khẩu gạo là đương nhiên. Về kinh tế ta cũng đâu có được nhiều từ xuất khẩu gạo, đó là chưa kể, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong sản xuất lúa nên năng lực cạnh tranh khá cao. Thực ra, trồng lúa không có lợi nhuận cao như các cây trồng khác nhưng nông dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục trồng lúa vì nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu và nhà nước cần có lợi thế về xuất khẩu gạo để trao đổi về các quyền lợi về kinh tế khác và uy tín chính trị trên toàn cầu. Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của Hechscher-Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng những nguồn lực dư thừa của nó. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền. Với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Nhìn dưới góc độ ngành nghề khác, cũng có kinh nghiệm đáng tham khảo. Ngày trước, khi ngành may mặc không phát triển, ai có nghề may đều rất giấu nghề. Rồi có một giai đoạn các trường dạy cắt may mở ra và phát triển. Ngày đó, mọi người cứ nghĩ rằng ai cũng biết tự cắt may thế này thì các hiệu may thất nghiệp. Nhưng đã có một ông thợ may giỏi ngày đó rất tích cực đi dạy các lớp cắt may nói rằng quan niệm thế là nhầm. Khi mọi người có hiểu biết nhiều về cắt may tức là họ sẽ biết cách ăn mặc đẹp hơn. Khi có nhu cầu ăn mặc đẹp hơn thì các hiệu may sẽ càng đắt khách. Câu nói đó của ông thợ may ngày đó khiến mọi người khó hiểu và không tin được. Nhưng rồi thời gian đã chứng minh là ông đúng.

Trong bài viết, tác giả Huỳnh Kim  đề cập đến việc GS. TS Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học lớn, một nhân cách lớn, nên có một tâm hồn lớn. Việc Giáo sư bất nhẫn trước nạn đói của châu Phi nên muốn giúp các nước châu Phi trồng được lúa để hết đói là một việc thiện, cho nên Giáo sư chủ trì chương trình “An toàn lương thực Tây Phi Châu – Sierra Leone” là điều có thể hiểu được  nhưng không nên lẫn lộn giữa việc thiện của một cá nhân và việc hợp tác vì quyền lợi song phương của hai quốc gia. Là người trong cuộc mắt thấy, tai nghe, tay làm trong đợt đi khảo sát thực tế ở Sierra Leon cùng với Gs Võ Tòng Xuân, người viết bài này xin được trình bày rõ hơn với bạn đọc.   

Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năm 2005 tiến sỹ Sama Monde Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone đã đến thăm và đặt vấn đề nhờ đại học An Giang sang giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực cho Sierra Leone. Năm 2006, GSTS Võ Tòng Xuân Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên.  Sau khi đi khảo sát thực địa, 2 bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này?

GS. Võ Tòng Xuân và TS. Tô Văn Trường đang khảo nghiệm cây lúa trong nhà lưới làm đối chứng tại Mange Bureh (trái). Thảo luận về phương án thiết kế công trình thủy lợi tại hiện trường (phải)

Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu.

Từ ngày 12/11/2007 đến ngày 22/11/2007 đoàn chuyên gia Việt Nam đã tiếp tục đến làm việc về tiến trình của dự án với các quan chức của Phủ Tống thống và Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone. Đoàn gồm có: GSTS. Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Đại học An Giang, TS. Tô Văn Trường- Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, KS. Đặng MinhSơn- Tổng giám đốc Công ty tư vấn đầu tư và Xây dựng quốc tế (ICIC). Đoàn đã đi khảo sát thực địa, đánh giá sơ bộ kết quả bước đầu, thảo luận với người dân địa phương và các quan chức liên quan.

Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở  Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở  Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì  3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.     

Về quy hoạch và thiết kế các công trình thủy lợi, đã khảo sát đo đạc bình đồ, thiết kế sơ bộ hệ thống cấp nước (trạm bơm, kênh, cống điều tiết) cho khu trồng lúa. Tuy nhiên, do các công trình được thiết kế tính toán trên cơ sở tính lưu lượng tưới theo mực nước sông ở Little Scarcies, chưa xây dựng sơ đồ tính toán thủy lực bằng phần mềm HEC-RAC cho mực nước đầu kênh theo hệ thống nên công trình thiết kế thiên về an toàn, không được kinh tế. Mặt khác, do không có điều kiện khoan thăm dò địa chất nên không so sánh phương án trạm bơm đặt trên đường ray so với đặt trên phao nổi theo chế độ của thủy triều. Qua đợt khảo sát thực địa này, đoàn công tác đã quyết định phải điều chỉnh lại thiết kế hệ thống công trình thủy lợi cả về quy mô và kích thước. Sự điều chỉnh này đã giảm được kinh phí hơn 100 nghìn đô la so với thiết kế ban đầu. Cũng từ kết quả khảo sát, đoàn cũng đã xác định lại diện tích có khả năng trồng lúa ở đây chỉ vào khoảng 112 ha chứ không phải là 200 ha như ước tính ban đầu của phía bạn. Căn cứ vào tính hình thực tế và rút kinh nghiệm bài học thất bại của Đài Loan khi đầu tư xây dựng khu thí điểm trồng lúa năm 1961 và Trung Quốc năm 1972 ở Mange Brreh, chúng tôi nhận thấy:

Mô hình sản xuất ở Mange Bureh chỉ nên trồng lúa 2 vụ trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm để tận dụng ưu điểm của vùng này là hàng năm có lương mưa rất lớn khoảng 3.000 mm/năm, và giống lúa của Việt Nam khoảng 90 ngày rất thích hợp 2 vụ trong mùa mưa. Công trình thủy lợi chủ yếu tưới tiêu hỗ trợ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.  Nếu bố trí vụ lúa thứ 3 vào mùa khô, theo tính toán của chúng tôi, chỉ riêng tiền mua xăng dầu để chạy máy bơm còn đắt hơn tiền nhập khẩu lương thực và sau này có bàn giao thì người dân địa phương cũng không thể thực hiện vì lý do kinh tế.  Vụ lúa thứ 3 sẽ được trồng  trong mùa khô, khi Chính phủ phát triển thủy điện để vừa có điện chạy máy bơm, vừa cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác. Tiềm năng thủy điện của Sierra Leone còn rất lớn, chưa được khai thác. Để đảm bảo chương trình an ninh lương thực và phát triển kinh tế bền vững cần phát triển “mô hình kinh tế trang trại” trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, với sản phẩm chính vẫn là 2 vụ lúa trong mùa mưa (theo mô hình sản xuất của nông dân An Giang). Vụ thứ 3 chủ yếu trồng mè, đậu phộng (theo mô hình sản xuất của nông dân Tây Ninh). Các loại hoa màu có giá trị kinh tế cao như bắp cải, củ cải, ớt xanh, củ hành, dưa leo, cà rốt, cải xanh, gừng, xoài. Các loại cây dài hạn như mì, mía, điều, cao su, tiêu, trà, thuốc lá. Ở những vùng trũng sẽ làm ao, nuôi thủy sản nước ngọt cá, tôm; kết hợp chăn nuôi như heo, gà vv…Chương trình an ninh lương thực cho Sierra Leone cũng cần chú trọng các lớp đào tạo huấn luyện chuyển giao công nghệ, nông dân tham gia chọn tạo giống lúa ở cộng đồng và kỹ thuật sản xuất lúa giống. Bởi vì nếu người dân không  biết cách tự tạo ra giống lúa nguyên chủng thì chỉ sau vài vụ sản xuất lúa sẽ bị thoái hóa vv…

Từ chương trình thí điểm ở  Sierra Leone GS Võ Tòng Xuân và các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục sang giúp Nigeria, Morambique, cộng hòa hồi giao Mauritania vv…với mục đích giúp họ “cái cần câu hơn cho xâu cá”  cùng với tinh thần truyền bá “văn minh lúa Việt” để xây dựng hình ảnh thương hiệu Việt Nam có trách nhiệm với xã hội loài người và đẩy mạnh uy tín và sự cống hiến của Việt Nam với nhân loại. 

Mạn phép xin trích dẫn một vài ý chính  trong thư của GS Võ Tòng Xuân mới gửi cho tôi để hiểu rõ hơn quan điểm của GS: Tôi thường không thì giờ đâu mà đi tranh cãi  với những người có ý kiến quá thiển cận và ích kỷ , chỉ biết ngửa tay nhận mà không bao giờ cho ai cái gì cả. Nếu các nước ngoài họ cũng nghĩ như thế thì chắc Việt Nam  và các nước nghèo trên thế giới sẽ không có ai viện trợ cả. Nên xác nhận lại lần nữa mà chính anh Huỳnh Kim đã biết rất rõ  nông dân ta nghèo không phải vì không ai mua lúa, nhưng nghèo vì những người có quyền bán lúa đã và đang điều khiển thị trường. Trong khi cả thế giới đều được khuyến khích giúp đỡ châu Phi, thì Việt Nam chờ có ai bỏ tiền ra mới chịu đi làm công cho người ta để gọi là "giúp cho châu Phi". Chương trình của mình nhờ có Công Ty Long Vân 28 mới gọi  được là viện trợ cho Sierra Leone với đúng nghĩa Việt Nam viện trợ, ta giúp cho nông dân Phi trực tiếp. Tôi  xin đính chính là Công Ty Long Vân 28 không vì lợi nhuận nào để giúp chúng ta sang đó ngoài ý muốn giúp mấy  nhà khoa học Việt Nam có điều kiện sang giúp Phi. Tôi chỉ ủng hộ các chương trình mà tôi thấy rõ là chúng ta giúp nông dân Phi trực tiếp để giúp họ xóa đói giảm nghèo. Nếu chương trình liên doanh để làm giàu trên đầu trên cổ nông dân (như các công ty Trung Quốc mua đất ở các nước châu Phi rồi đưa dân họ sang sản xuất nông nghiệp, hoặc các công ty lương thực và Tổng công ty Lương thực ăn lời của nông dân Việt Nam) thì tôi không bao giờ tham gia. Mặc dù có sự giúp đỡ của mình, các nước châu Phi và nông dân của họ rất khó có thể đủ ăn được, làm gì có để xuất khẩu! Trở ngại lớn nhất là họ không bao giờ đầu tư cho thủy lợi, và không muốn dùng thủy lợi ngay khi có viện trợ hệ thống thuỷ lợi. Anh Huỳnh Kim lo sợ vì không biết được cốt lõi của vấn đề.” vv…

Người Việt nam có câu nói:  “Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Việt Nam đã  nhận giúp đỡ rất nhiều và bây giờ nên giúp người khác, đó là lẽ đời. Ta sẽ được nhiều hơn mất, được ở vị thế, ở uy tín  chính trị của Việt Nam  trên các diễn đàn quốc tế. Ngay cả ông Tổng giám đốc Viện lúa quốc tế Robert Zeigler cũng đã từng nói: “Việt Nam  đã và đang hưởng lợi rất lớn từ IRRI, do vậy, Việt Nam  nên đóng góp cho IRRI để giúp các nước còn đang nghèo đói khác.”

 Thông tin về hàng triệu người dân vùng sừng châu Phi đang chết đói, xem tivi chiếu cảnh trẻ em đang thoi thóp đang cố bíu lấy bầu vú mẹ gầy dơ xương để giành sự sống lại làm chúng ta nhớ đến cảnh đói năm Ất Dậu 1945 ở Việt Nam mà lòng quặn đau. Thiển nghĩ ý kiến của GS Võ Tòng Xuân cũng chính là văn hóa của người Việt, phải biết thi ân bất cầu báo, phải biết nghĩ đến hạnh phúc của người trước hạnh phúc của mình, phải biết mình vì mọi người thì mọi người mới vì mình ((Alexandre Dumas).

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o