» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81269494

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Về kết quả tính toán thủy lực chống ngập TP HCM
Trong khi thực hiện một tính toán khác liên quan tới toàn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả Tp HCM tôi phát hiện ra rằng triều truyền vào từ cửa Soài Rạp có vai trò rất quan trọng (trước kia có nghe nói) cho ngập triều và xâm nhập mặn của TP HCM, Long An và nói chung là hệ thông sông Đồng Nai-Sài gòn-Vàm cỏ

VỀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC CHỐNG NGẬP TP HCM.

 

PGS.TS. Nguyễn Tất Đắc

 

Trong khi thực hiện một tính toán khác liên quan tới toàn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả Tp HCM tôi phát hiện ra rằng triều truyền vào từ cửa Soài Rạp có vai trò rất quan trọng (trước kia có nghe nói) cho ngập triều và xâm nhập mặn của TP HCM, Long An và nói chung là hệ thông sông Đồng Nai-Sài gòn-Vàm cỏ. Từ đó tôi có đọc lại  “ Báo cáo Thủy lực-Tập 1 tháng 5-2008” của Dự án Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho khu vực TP HCM, và thấy rằng có một số điểm cần trao đổi:

+ Sơ đồ tính toán thủy lực của Dự án chỉ gồm từ Vàm Cỏ Tây về phía TP, bỏ qua các kênh nối với ĐBSCL (chẳng hạn kênh Chợ Gạo, và một số kênh nhỏ như Đồng Tiến, Nguyễn văn Tiếp,..). Biên trên cũng được cố định tại Mộc Hóa. Chính vì vậy không thể hiện được sự tương tác giữa 2 hệ thống khi có biện pháp công trình lớn trên hệ thống Đồng nai-Sài gòn-Vàm cỏ (ĐN-SG-VC).

+ Khi đề cập đến phương án vòng ngoài trong báo cáo có nêu biện pháp co hẹp sông Soài Rạp (trên hoặc dưới ngã ba Vàm cỏ) với chiều rộng còn 1500m. Ngoài ra kết hợp co hẹp Soài Rạp với cống trên sông Lòng Tầu và cống ở ngã ba Đèn Đỏ trên sông Sài gòn. Trong báo cáo thủy lực về phần này cũng nói ngắn gọn. Kết quả tính với co hẹp sông Soài rạp còn 1500m không có tác dụng giảm mực nước. Và còn làm thêm cống trên sông Sài gòn và sông Lòng tầu sẽ có tác dụng giảm mực nước, tuy nhiên những phiền phức vê luồng tầu ra vào các cảng thành phố Hồ Chí Minh khiến không thể thực hiện được (Tp HCM không có cảng thì không còn là TP HCM-Lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp 1/3/2011), có lẽ chính vì thế Dự án đã đề nghị làm vòng trong.

+ Việc làm vòng trong sẽ gồm biện pháp lên đê bao chống ngập và làm rất nhiều các cống ngăn triều. Làm vòng trong về cơ bản giải quyết được ngập triều cho tp Hồ Chí Minh (với điều kiện có vận hành cống), nhưng còn Long An, Gò Công và một số vùng khác ngoài Tp HCM còn bỏ ngỏ mà còn có thể bị dâng nước triều do giảm các khu chứa trong khu vực TP HCM . Mặt khác để hoàn thành phủ kín hệ thống cống vòng trong cũng cần không ít thời gian và còn phải lập qui trình vận hành, quản lý từng cống. Nhiều cống cần có các âu thuyền, và cũng cần vận hành phúc tạp.Vì thế trong thời gian 5 đến 7 năm tới ngập triều vẫn còn là vấn đề.

Một vấn đề nữa là khi làm các cống vòng trong thì mực nước triều trên sông SG-VC-ĐN sẽ gia tăng do không còn các ô trữ vòng trong và sẽ làm xâm nhập mặn sâu hơn.

Trên cơ sở xem xét ảnh hưởng của các công trình trên cửa Soài Rạp đến ĐBSCL (gồm cả đê biển Gò Công – Vũng Tàu (GC-VT)) tôi đã dùng sơ đồ tính cho toàn ĐBSCL gồm đủ chi tiết hệ thống kênh sông SG-ĐN-NB-SR (sơ đồ và chương trình tính DELTA của tôi) để tính cho mặn 2008 và lũ 2000 thì phát hiện ra rằng khi co hẹp đoạn giữa sông Soài Rạp (dưới ngã ba Vàm cỏ độ 6km), thử làm cống vận hành đóng mở từ  0m (đập đóng kín) đến mở 1000m thì làm giảm mực nước trong hệ thống (SG-DN-NB-VC), độ giảm mực nước tỷ lệ nghịch với chiều rộng được mở của cống này và với độ rộng từ 900m trở lên thì hầu như không còn giảm mực nước phía trong. Chính vì vậy có lẽ trong dự án chống ngập chỉ co độ rộng đến 1500m sẽ thấy không có tác dụng.

Việc co hẹp chiều rộng sông Soài rạp sẽ ảnh hưởng đến mức độ xâm nhập mặn khu vực Tiền giang do tăng dòng chảy từ sông Tiền sang sông Vàm cỏ qua các kênh nối. Tính toán cũng cho thấy khi co hẹp sông Soài rạp (còn rộng từ 100 đến 600m) thì làm giảm mực nước và độ mặn trong hệ thống (trừ sông Lòng Tầu có một đoạn ở giữa bị tăng độ mặn cỡ 1g/L do vẫn để thông thương). Việc đóng kín (làm đập) sông Soài Rạp sẽ làm giảm mực nước trong hệ thống nhiều nhất nhưng làm tăng độ mặn trên sông Sài gòn và khu vực Tiền giang.

Xem xét bài toán lũ năm 2000 và thực hiện vận hành cống vào đầu hoặc giữa tháng 9 đến hết tháng 11 (hoặc hết tháng 12) bằng cách đóng hoặc cho chảy một 1 chiều ra khi triều cường thì vẫn giữ được mực nước thấp trong hệ thống.

Vấn đề tiêu thoát chỉ cần phải xem với sự cố các đập Trị An và Dầu tiếng. Trong trường hợp này cần xem xét vai trò của các cống như Phú xuân, Mương chuối, Rạch tra,..nhằm ngăn ngập lũ tức thời cho Tp HCM. Tôi đã thử tính với xả lũ 1% (trong vòng 10 ngày từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10) trên nền lũ 2000 thì thấy rằng vùng bị ngập lụt, là do sức tải của lòng sông không đủ, và chủ yếu là  từ Biên Hòa lên Trị an (trên sông ĐN) và từ TDM trở lên Dầu tiếng (trên sông SG), các biện pháp ở cửa biển hầu như không giải quyết được việc ngập lũ

Xin các anh chị xem file kết quả tính toán sơ bộ đính kèm. Và như nêu trong kết quả tính, ta chỉ cần làm một cống đập trên sông Soài Rạp dưới ngã ba sông Vàm cỏ độ 6km, và cách biển khoảng 20km, chiều rộng cống dưới đập tối đa 1km và được vận hành theo từng thời kỳ dự kiến như dưới đây sẽ giải quyết được giảm ngập triều và xâm nhập mặn cho hệ thống:

+ Từ tháng 1 đến hết tháng 5 (mùa khô) mở cống thông thương với chiều rộng 400-500m nhằm giảm cả mực nước và độ mặn cho toàn hệ thống (gồm cả Gò công, Long an) và ít ảnh hưởng tới xâm nhập mặn cho khu vực Tiền giang (chấp nhận tăng tại Mỹ tho không quá 0.05g/L).

+ Từ tháng 6 đến hết tháng 8 (hoặc thêm một số ngày đầu tháng 9): mở cống thông thương với chiều rộng 200m để tạo mực nước thấp trong hệ thống khi mùa lũ tới.

+ Từ đầu (hoặc giữa) tháng 9 đến hết tháng 12 (hoặc hết tháng 11) cho chảy tiêu, ngăn triều với chiều rộng cống tối đa 600-700m khi mực nước trong hệ thống dâng lên; vận hành ngăn triều cường (đóng cống khi triều cường hoặc chỉ cho chảy ra một chiều). Trong thời kỳ này cần xem xét sự cần thiết của âu tầu khi phải đóng cống cho chảy 1 chiều. Thực ra các tầu lớn vẫn đi theo sông Lòng Tầu.

Tần suất xẩy ra lũ năm 2000 trong tương lai chắc không lớn (Với lũ 2000 và cống Soài Rạp như vậy sẽ không gây ngập cho Tp) chỉ cần xem xét các sự cố của đập Trị An và Dầu tiếng theo lũ thiết kế, và tất nhiên sự cố xẩy ra đồng thời vỡ cả 2 đập cũng khó, vì thế cần xét vai trò của các cống vòng trong.

Như vậy với Dự án vòng trong như duyệt hiện tại có thể thấy một số yếu điểm sau:

-          Phải làm rất nhiều cống nhỏ và hệ thống đê bao. Mỗi cống nhỏ cần có quy trình vận hành và hệ thống quản lý, bảo trì riêng. Thời gian để xây dựng xong các cống này chắc cũng phải 5-7 năm.

-          Ảnh hưởng tới đi lại của tầu thuyền vùng phía nam TP gồm cả tuyền từ cầu chữ Y đi các tỉnh ĐBSCL.

-          Chống ngập triều cho TP nhưng còn vùng Gò Công, Long An (Vàm Cỏ) vẫn còn bỏ ngỏ và có xu thế gia tăng xâm nhập mặn. Và cũng do gia tăng mực nước triều trên sông chính (SG-DN-NB) khi vận hành các cống nên mặn trên sông này có xu thế gia tăng.

Về ý tưởng làm 1 cống đập Soài Rạp có thể thấy một số ưu điểm sau (Xem phần tính toán kèm theo):

-          Chỉ cần làm một cống đập Soài Rạp với chiều dài đập tối đa 5km cả 2 bên bờ (vì chiều rộng sông cỡ 3km, tùy vị trí lựa chọn) và phải vận hành tùy từng thời kỳ. Cống dưới đập tối đa 1000m (Trong tính toán tôi cho đáy cống là -7m, theo một số người có thể lấy đáy sâu hơn).

-          Chỉ phải vận hành quản lý bảo trì tại 1 vị trí cống

-          Giảm được ngập triều, giảm xâm nhập mặn cho hệ thống bên trong cả khu vực các nhà máy nước cũng như khu vực Gò công.

-          Không ảnh hưởng tới luồng tầu chính ra vào Tp HCM và cảng Cái Mép. Soài rạp là luồng phụ mà cũng để thông thương từ tháng 1 đến hết tháng 8, từ tháng 9 đến tháng 12 chỉ đóng khi triều cường, vì thế nếu cần sẽ làm âu thuyền phục vụ trong thời gian đóng cống của 3 tháng này

-          Có thay đổi chút ít về độ mặn trên sông Lòng tầu, Vàm Cỏ (giảm tối đa 5g/L) nhưng về cơ bản không làm thay đổi môi trường khu vực Cần giờ. Trên sông Lòng Tầu độ mặn có tăng chút ít (cỡ 1g/L ở đoạn giữa).

-          Về cơ bản không ảnh hưởng tới xâm nhập mặn khu vực Tiền giang cũng nhu bồi xói tại cửa Tiểu và cửa Đại (Dự án GC-VT gặp phải vấn đề này).

-          Khi làm cống-đập Soài Rạp thì các cống phía sông Nhà Bè (Phú xuân, Mương chuối,..) sẽ cần trong trường hợp xẩy ra lũ thiết kế để ngăn ngập lũ cho Tp HCM (với tần suất rất nhỏ cỡ 0.5 hoặc 1%)

Nhược điểm duy nhất của làm cống Soài Rạp là không có đất lấn biển như dự án đê biển GC-VT, mà trong điều kiện BĐKH và NBD, tiến ra biển chưa chắc đã tốt.

Tôi biết đây là vấn đề tế nhị và nhậy cảm và rất cân nhắc trước khi viết và cũng như dự định sẽ trao đổi rộng rãi. Tuy nhiên với kinh nghiệm và hiểu biết của mình và với tâm huyết của một người làm khoa học với ngành thủy lợi tôi mong muốn được nghe ý kiến của các anh quan tâm tới ngành.

                                                                                               

                                                                                       Tp Hồ Chí Minh ngày 12  tháng 6 năm 2011

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o