» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81316762

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Trao đổi ý kiến (9)về Đề án'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công'.[11/04/11]
Cách đây mấy hôm, tôi được một số đồng nghiệp đề nghị đánh giá độc lập bản thuyết trình dự án tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công (VT_GC) do Tổng cục Thuỷ lợi đề xuất [1]. Theo tôi được biết, về cơ bản, dự án được lập ra dựa trên ý tưởng của GS. TS. Đào Xuân Học về lồng ghép các nhiệm vụ giảm ngập úng, giảm xâm nhập mặn, ứng phó với mực nước biển dâng với phát triển đô thị biển phỏng theo mô hình Saemangeum [2] của Hàn Quốc

 Một góc cảng Sài Gòn

Mời xem các bài liên quan đã đăng:

 

/Web/Content.aspx?distid=2521

/Web/Content.aspx?distid=2525

/Web/Content.aspx?distid=2532

/Web/Content.aspx?distid=2533

/Web/Content.aspx?distid=2537

/Web/Content.aspx?distid=2552

/Web/Content.aspx?distid=2594

/Web/Content.aspx?distid=2597

/Web/Content.aspx?distid=2601

Trao đổi ý kiến (9)về  Đề án'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công'

 

 Ý kiến của

PGS. TS. Hoàng Xuân Nhuận

Hội Cảng – Đường thuỷ và

Thềm lục địa VN

 

NHẬN XÉT ĐỘC LẬP CỦA CHUYÊN GIA VỀ DỰ ÁN TUYẾN ĐÊ BIỂN VŨNG TÀU – GÒ CÔNG

                                                     

Cách đây mấy hôm, tôi được một số đồng nghiệp đề nghị đánh giá độc lập bản thuyết trình dự án tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công (VT_GC) do Tổng cục Thuỷ lợi đề xuất [1]. Theo tôi được biết, về cơ bản, dự án được lập ra dựa trên ý tưởng của GS. TS. Đào Xuân Học về lồng ghép các nhiệm vụ giảm ngập úng, giảm xâm nhập mặn,  ứng phó với mực nước biển dâng với phát triển đô thị biển phỏng theo mô hình Saemangeum [2] của Hàn Quốc.

Thư gửi BBT:

Quê ngoại của tôi là Bến Tre nên khi được biết về dự án đê biển Vũng Tàu_Gò Công do Tổng cục Thuỷ lợi đề xuất thì tôi lo lắm. Trách nhiệm với quê ngoại và trách nhiệm nghề nghiệp đã thúc đẩy tôi viết nhận xét độc lập.

Xin gửi Ban Biên tập

 PGS. TS. Hoàng Xuân Nhuận, hoangxn@gmail.com

            Dự án đã được đưa ra hội thảo [3], trưng cầu ý kiến trên mạng và nhận được sự ủng hộ của một nhóm đông chuyên gia, đặc biệt là của TS. Tô Văn Trường “... sẽ được xã hội và lịch sử ghi nhận, cảm thông, chia sẻ, thậm chí ca ngợi đó là nhân cách lớn của người lãnh đạo.” [4].

            Rất đáng tiếc là trong số những người dự hội thảo và tham gia diễn đàn trên mạng, chưa có những chuyên gia đầu ngành về quy hoạch đô thị và quy hoạch cảng biển. Bởi vậy, với tư cách một chuyên gia đang làm việc tích cực trong lãnh vực quy hoạch cảng cho tàu công nghiệp trọng tải lớn và phát triển các thành phố cảng mới, tôi thấy có trách nhiệm nêu rõ những điểm yếu của bản thuyết trình dự án như sau:

  1. Không làm rõ được tính cấp thiết trong việc giảm ngập úng TP Hồ Chí Minh vì các nguyên nhân cục bộ chưa được xử lý, hồ điều tiết nằm ở hạ nguồn nên hiệu quả tổng thể thấp, chưa có luận cứ đủ tin cậy về mực nước biển dâng [5]. Thiếu nhất quán và thiếu thuyết phục trong việc phân tích SWOT, đặc biệt những cơ hội và nguy cơ liên ngành;
  2. Làm đảo lộn quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch cảng biển của Vùng KT trọng điểm phía Nam: Bịt kín cả 2 cửa ngõ ra biển Thị Vải và Soài Roạp, giải pháp âu tàu là rất tốn kém và hầu như bất khả thi nếu tính đến hàng ngàn tàu trọng tải nhỏ và tàu đánh cá. Không chỉ vậy, căn cứ tiền lệ sự cố sau đập Đình Vũ, cảng Hải Phòng, thì khả năng suy thoái trên diện rộng của hệ thống luồng cho tàu trọng tải lớn được xem là nhỡn tiền;
  3. Cơ chế thực hiện mơ hồ. Chưa lượng hoá được quyền lợi và trách nhiệm nhằm hình thành quan hệ đối tác trung ương – địa phương, liên ngành và công tư minh bạch, vì vậy nguy cơ lạm chi ngân sách khổng lồ để xây dựng những công trình thuỷ lợi và giao thông (phát sinh) với tỷ lệ nội hoàn tài chính rất thấp là hiện hữu;
  4. Chắc chắn sẽ gây ra cơn sóng thần suy thoái sinh thái trên địa bàn với diện tích không nhỏ hơn 3.000 km2; dọc theo bờ biển: từ mũi Kỳ Vân đến cửa Bát Sắc; vào trong đất liền: từ vịnh Gềnh Rái đến thành phố Hồ Chí Minh và có thể rộng hơn nữa;
  5. Căn cứ những nhược điểm đã nêu, thì dự án tuyến đê biển VT_GC sẽ không được xã hội đồng thuận và vì vậy khả năng Quốc hội không phê chuẩn được xem là tất yếu.

Nói tóm lại, theo tôi Tổng cục Thuỷ Lợi chưa đánh giá khách quan ý tưởng về tuyến đê biển VT_GC của GS. TS. Đào Xuân Học và vì vậy đã trình lên Chính phủ [6] một dự án chưa thật sự cấp thiết và có thể nói là mang tính sát thủ kinh tế, mà theo tôi tác hại  nhẹ nhất là xói mòn uy tín của Chính phủ như các đề án Đường sắt cao tốc và Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, sự nghiệp CNH_HĐH đã và đang đặt ra nhu cầu cấp bách về lồng ghép những dự án cục bộ ngành và trước mắt vào những dự án tích hợp liên ngành hướng đến lợi ích tổng thể và lâu dài nhằm kiến tạo những hệ sinh thái nhân văn, thân thiện với môi trường và đủ năng lực chống chọi bền bỉ với biến động khí hậu tại những vùng cửa sông ven biển trọng yếu của nước ta.

Để đảm bảo những yêu cầu đã nêu và đạt được sự đồng thuận cao của xã hội, trình tự lập quy hoạch hiện hành cần được bổ sung bước nghiên cứu tiền quy hoạch nhằm xác định các định hướng quy hoạch đạt được những bước tiến về chất trong việc xây dựng cơ sở KH_CN và KT_XH phục vụ lập quy hoạch.  

Bởi vậy, theo chúng tôi một mặt, việc xúc tiến một đề án nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiển phục vụ dự án đê biển VT_GC là chưa cấp thiết, làm trầm trọng thêm nguy cơ cục bộ ngành và vi phạm pháp luật vì chưa có quy hoạch chung của vùng hạ lưu Đồng Nai – Vàm Cỏ.

Mặt khác, căn cứ điều 11 luật xây dựng “...Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo...” thì  đề án “Xây dựng luận cứ KH_CN và KT_XH phục vụ lập quy hoạch phát triển tổng thể vùng hạ lưu Đồng Nai_Vàm Cỏ” đã hội tụ đủ tính cấp thiết, phù hợp với chỉ đạo của TTg Nguyễn Tấn Dũng và chức năng của Bộ KH&CN, vì vậy cần được thực hiện đi trước một bước .

Do tính phức tạp của việc xác định chi tiết nhiệm vụ nghiên cứu, đề nghị phân quá trình thực hiện đề án thành 2 bước :

1.     Bước 1:  Thu thập dữ liệu hiện có, xây dựng các phương án định hướng (vision) và tuyển lựa 2 phương án định hướng có triển vọng nhất. Thời gian thực hiện 2 năm, kinh phí 1,5 tỷ đồng;

2.     Bước 2: Xác lập các luận cứ KH_CN và KT_XH cho 2 phương án định hướng có triển vọng nhất và tuyển phương án chung cuộc. Thời gian để thực hiện giai đoạn 2 không quá 2 năm, kinh phí sẽ được ấn định tuỳ theo khối lượng công việc phải thực hiện.

Để minh hoạ cho sự cần thiết của 2 khuyến nghị trên, chúng tôi đã rà soát lại quy hoạch hiện có và phác thảo đề xuất mới cho hành lang phát triển hợp thuỷ lợi – giao thông – cảng Vũng Tàu – Gò Công (2 âu tàu + cống, đê cạn + đường, cảng mới, tuyến đê biển VT_GC do Tổng cục Thuỷ lợi đề xuất màu đỏ, xem hình vẽ kèm theo). Sơ bộ, có thể nhận thấy rằng đề xuất mới cũng xác nhận tầm quan trọng của hành lang phát triển tích hợp VT_GC, nhưng có sự khác biệt về cơ bản về chọn vị trí hành lang. Sự khác biệt về chọn vị trí cho phép thay thế 30 km đê biển bằng đê cạn rẽ tiền, các âu tầu kết hợp cống nằm trong vùng kín sóng vì vậy rẻ hơn và ít xảy ra sự cố hơn. Chi phí tiết kiệm được sẽ được sử dụng để giảm nhẹ úng ngập cục bộ TP Hồ Chí Minh, cải tạo dòng chảy để giảm nhẹ úng ngập tổng thể, giảm nhẹ xâm nhập mặn và đồng thời tạo ra cú hích trực tiếp và đầy triển vọng cho việc lồng ghép phát triển cảng và đô thị thân thiện với môi trường.

Sơ đồ tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công dự kiến và đề xuất mới

 Theo đề xuất mới này thì tuyến đê biển VT_GC, do Tổng cục Thuỷ lợi trình Chính phủ, được xem là hành lang ngoại vi dự phòng và sẽ được nghiên cứu chi tiết khi trình độ phát triển KT_XH của vùng đã đủ chín mùi và vì vậy việc lập những dự án theo mô hình Saemangeum của Hàn Quốc là cấp thiết.

Với những ưu điểm như đã nêu, phương án mới đề xuất đã thu được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, tuy nhiên để xây dựng cơ sở KH_CN và KT_KT phục vụ lập quy hoạch chung thì cần có thời gian và tiền bạc. Bởi vậy chúng tôi ủng hộ đề án gồm 2 bước như đã nêu và sẳn sàng đóng góp công sức của mình cho những cố gắng chung.

                                                                                    Hà nội 19/03/2011

 

Tài liệu tham khảo:

 Trang web của TTG Nguyễn Tấn Dũng; 2011: Ý tưởng dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công http://nguyentandung.org/wp-content/uploads/2011/02/De_Vungtau_Gocong.pdf (xin lỗi vì chưa tra được tài liệu gốc trên trang web của Tổng cục Thủy lợi Việt Nam).

1.     The Sameangeum Business Project Team, ?: The city of neocivitas, SAMEANGEUM.  http://www.isaemangeum.co.kr/ebook_eng.pdf

2.     Tổng cục Thuỷ lợi, 2010: Hội thảo khoa học: Ý tưởng tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công; http://www.wrd.gov.vn/Noi-dung/Hoi-thao-khoa-hoc-Y-tuong-tuyen-de-bien-Vung-Tau-%E2%80%93-Go-Cong/29907.news

3.     Tô Văn Trường; 2010: Vượt lên chính mình. : http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-14-vuot-len-chinh-minh

4.     Nguyễn Minh Quang, P.E.; 2011: Nhận xét về tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công. http://vnwww.net/pdf/DeBienVungTauGoCong2.pdf

5.     Tổng cục Thuỷ lợi, 2011: Báo cáo Thủ tướng đề án đê biển Vũng Tàu Gò – Công. http://www.wrd.gov.vn/Noi-dung/Bao-cao-Thu-tuong-de-an-de-bien-Vung-Tau-Go-Cong/29953.news


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o