» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81317868

 
Tư liệu
Gửi bài viết này cho bạn bè

Lịch sử hình thành hệ thống đê Hà Nội.[14/11/10]
Quá trình hình thành và xây dựng hệ thống đê Hà Nội gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Lịch sử hình thành hệ thống đê Hà Nội

 

TS. Trần Văn Tư , KS. Đào Minh Đức

VIỆN ĐỊA CHẤT (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam)

 

Quá trình hình thành và xây dựng hệ thống đê Hà Nội gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Có thể chia lịch sử hình thành hệ thống đê ra các giai đoạn sau :

- Thời kỳ Bắc thuộc và trước đó:

Từ khi chưa hình thành các triều đại phong kiến các đê dọc theo các con sông lớn chưa hình thành mà chỉ tồn tại dưới dạng các bờ bao, bờ vùng phục vụ cho việc chắn nước cục bộ trong phạm vi hẹp của các bộ lạc, bộ tộc.

Việc xây dựng hệ thống đê trên các con sông lớn được manh nha từ thời kỳ này ở Liên Lâm (nay thuộc Tiên Sơn), Long Biên (bờ bắc sông Đuống).

Năm 824, chính quyền đô hộ nhà Đường dời phủ từ Long Biên về huyện Tống Bình gần sông Tô Lịch và đắp một hệ thống thành gọi là La Thành.

Năm 886, nhà Đường cho sửa lại đê La Thành gồm 4 mặt, dài 1982 trượng linh 5 thước (7930 mét) cao 2 trượng linh 6 thước (10,4 mét) nay là đường từ Hoàng Hoa Thám đến Cầu Giấy.

Ít lâu sau, nước sông Tô Lịch và sông Hồng dâng cao và tràn vào phủ trị, nhà Đường lại cho đắp đường đê bao bọc ngoài phủ dài 2125 trượng (8500 một). Thành ngoài này gọi là Đại La Thành.

Năm 938, Ngụ Quyền dẹp tan quân xâm lược Nam Hán, kéo quân về đóng đô ở kinh cũ là Cổ Loa. Hai đời sau là nhà Đinh và triều đại tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư.

Năm  1010, sau 71 năm dành được độc lập, Lý Thái Tổ dời kinh đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng Đại La và đặt tên là Thăng Long thành. Dù dời đô về Thăng Long từ năm 1010, do còn bận bịu với quá nhiều công việc về ổn định chính trị và quốc phòng nên mãi đến năm 1077, triều đình mới đứng ra chủ trương đắp những con đê quy mô to lớn.

Theo Việt sử lược: năm 1077, nhà Lý cho đắp đê sông Như Nguyệt - sông Cầu dài 67.380 bộ (khoảng 30km). Năm Quý Mùi (1103), triều Lý Nhân Tông năm thứ 32, mùa xuân tháng giêng, vua xuống chiếu cho trong và ngoài kinh thành đều phải đắp đê ngăn nước lụt.

Tháng 3 năm Mậu Tý (1108), con đê đầu tiên của sông Hồng được đắp ở phường Cơ Xá có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành Thăng Long (từ Nghi Tàm đến đầm Vạn Xoan - Thanh trì).

Vào thời nhà Trần, 1248, nước sông  Hồng lên to, đê vỡ làm nội thành  bị lụt lội. Nhà vua ra lệnh cho các tỉnh ở hai bên sông Hồng từ thượng nguồn ra tới biển phải đắp đê phòng lũ. Từ đó, việc đắp đê rất được chú trọng. Ngoài các tuyến đê sông lớn như sông Hồng, các tuyến đê sông khác như sông Đuống, sông Đà, sông Đáy ... vẫn tiếp tục được xây dựng và nâng cấp để chống với các trận lũ lớn hàng năm.

Nhà Nguyễn hiểu rằng muốn tranh thủ lòng dân không có gì khác hơn là tạo an cư lạc nghiệp. Năm Quý Hợi (1803) vừa mới lên ngôi vua Gia Long đã hỏi han về lụt lội. Sau khi nghe quan lại Bắc thành tâu: “Thế nước sông Nhị Hà lên tất mạnh. Đê tả hữu thuộc Tây Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, hạ nhiều chỗ vỡ lở. Xin cho dân đắp ngay để chống lụt mùa thu. Thủy đạo các trấn nhiều nơi úng tắc, xin hạ lệnh cho trấn thần (quan các trấn) tùy thế khơi vét”, nhà vua đã cho xây đắp bảy đoạn đê mới ở Bắc bộ, chi tiêu hết 80.400 quan tiền.

Năm ấy nhà vua còn hạ lệnh cho quan lại sĩ thứ Bắc thành điều trần lợi hại: “Làm lợi, bỏ hại là việc trước tiên của chính trị. Những huyện ở ven sông trong địa phương các người từ trước đã đắp đê phòng lụt. Song nhân tuần đã lâu, hễ đến mùa lụt thì đê vỡ lở, lúa ruộng bị ngập, người và vật đều bị hại. Bọn người, kẻ thì sinh ở đó, người thì làm ăn ở đó. Thế đất tình người đã từng am thuộc. Vậy đắp đê hay bỏ đê, cách nào hại, cho được bày tỏ. Lời bàn mà có thể thực hành sẽ được nêu thưởng”.

Suốt thời gian trị vì, vua Gia Long vẫn kiên trì cho đắp đê. Năm Giáp Tý (1804), vua sai quan lại Bắc thành lấy dân đi sửa - đắp đê, sau lại sai quan trong triều là Võ Trinh đi trông coi. Vua dụ rằng: “Việc phòng luật rất quan hệ, lợi hại đến đời sống của dân, trẫm rất chú ý, người (tức Võ Trinh) phải cẩn thận”.

Năm Bính Dần (1806), nhà nước bỏ ra 95.200 quan tiền để đắp 12 đoạn đê mới ở Bắc bộ. Năm Mậu Thìn (1808), vua Gia Long cho đắp thêm 10 đoạn đê mới tại các nơi như Sơn Nam thượng tại các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Văn Giang, tổng cộng 1.500 trượng (1 trượng bằng 0,4m dài).

Năm 1809, theo lời tấu của đô chính Bắc thành, vua cho đắp thêm hai đoạn đê mới và tôn cao hai đoạn đê cũ, chi phí hết 87.000 quan tiền.

Cũng năm này nhà vua đặt chức quan đê chính Bắc thành (coi về đê điều Bắc bộ), cử binh bộ thượng thư Đặng Trần Thường làm tổng lý và quan tham chính bộ Công Nguyễn Khắc Thiệu làm tham lý và dụ rằng: “Sông có đê, đời sống của dân quan hệ ở đó. Bọn người đi phải nên kính cẩn”.

Bắt đầu từ năm 1809, triều Nguyễn quy định cứ tháng 10 âm lịch hằng năm các quan phủ, huyện, trấn phải lần lượt đến khám, quan đê chính khám lại. Đê nào nên sửa đắp thì xét định công trình lớn hay nhỏ. Nếu là công trình lớn thì sai người hợp cùng trấn (thuở ấy toàn Bắc bộ gọi là Bắc thành gồm có bốn thị trấn là tỉnh) thuê dân làm. Đều khởi công vào tháng giêng hoặc tháng 2, đến tháng 4 phải xong. Tháng 9 cùng năm ban hành điều lệ về đê điều ở Bắc bộ, trong đó quy định chi tiết về quy mô, nguồn nhân lực từng loại đê và chi tiết đến cả giá thành từng trượng, thước đất đắp đê.

Vua Minh Mạng cực kỳ nghiêm khắc, chẳng những duy trì luật lệ thưởng phạt về đê điều từ triều Gia Long để lại mà còn bổ sung chặt chẽ và thực hiện gắt gao hơn. Năm 1827, vua cách chức hiệp trấn Sơn Nam của Ngô Huy Viện. Nguyên trước đó trấn thủ cũ là Lê Công Lý và tham hiệp trấn Vũ Tiến Huân thuê dân đắp đê ở huyện Duy Tiên đã dời đống nọ, đổi đoạn kia không đúng thức. Ngô Huy Viện bị cách chức, Vũ Tiến Huân bị đánh 100 trượng và phát đi làm lính cơ. Lê Công Lý tuy đã chết vẫn bị thu lại bằng sắc.

Vua cho rằng: “Việc đê quan hệ tới việc làm ruộng không nhỏ. Công việc sửa đắp, triều đình vốn không tiếc phí, làm không đúng cách thức là lỗi Hữu Ty”. Vua Minh Mạng còn dụ thêm rằng: “Đắp đê là chống nước lụt cho dân yên ở, quan hệ lợi hại không nhỏ”.

Dưới triều Minh Mạng từ năm 1820-1840, hầu như năm nào cũng có các công cuộc trị thủy ở Bắc kỳ. Có những công trình đại quy mô huy động đến hàng vạn người, cả dân phu và binh lính.

30 năm đầu triều Nguyễn đã đắp 580km đê mới.

- Thời kỳ pháp thuộc:

Năm 1873, thực dân pháp chiếm Hà Nội. Dưới chế độ cai trị của người pháp, nạn vỡ đê liên tiếp xảy ra nhất là dọc tuyến đê sông Hồng. Pháp cũng đã tổ chức đắp đê sông qui mô từ 1908 - 1913. Tại Hà Nội, năm 1926 đã xây dựng công trình phân lũ đập Đáy I. Thực tế việc đầu tư của người pháp cho lĩnh vực đê điều ít có hiệu quả. Ở Hà Nội, từ năm 1905  đến 1945 đã xảy ra vỡ đê trong 10 năm và có 25 đoạn đê bị vỡ.

- Sau cách mạng tháng 8- 1945 đến nay

Thực dân pháp sau năm1945 vẫn chưa từ bỏ ý định xâm lược nước ta. Chính quyền nhân dân non trẻ của chúng ta dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm, mặt khác nhà nước ta chú trọng công tác phòng chống lũ lụt. Nhiệm vụ trước mắt là phải khắc phục hậu quả của các trận vỡ đê năm 1945, tiếp tục củng cố dần các tuyến đê xung yếu

Những năm gần đây, tại thành phố Hà Nội, ngoài việc củng cố vững chắc các tuyến đê chính (đê ngoại cấp và đê trung ương ) cũng tổ chức xây dựng một số tuyến đê bao nhằm đảm bảo thêm cho các tuyến đê chính và khai thác vùng đất bồi phục vụ cho sản xuất.

Trong gần 10 năm trở lại đây, ngành thuỷ lợi Trung ương và thành phố Hà Nội, ngoài việc tu bổ sửa chữa về khối lượng mà cũng đặc biệt chú ý xem xét đánh giá  một cách tổng hợp trên cơ sở khoa học. Kết quả bước đầu việc đổi mới trong công tác quản lý đê ở Hà Nội đó mở ra những triển vọng tốt đẹp gúp phần  cho công tác bảo vệ an toàn tuyệt đối các tuyến đê quan trọng của thủ đô Hà Nội.

Thành phố Hà Nội hiện có 20 tuyến đê chính với tổng chiều dài 469,913 km, trong đó: 37,709 km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt; 211,569 Km đê cấp I (hữu Hồng, tả Hồng, hữu Đuống, tả Đáy); 67,464 km đê cấp II (hữu Đà, tả Đáy, La Thạch, Ngọc Tảo, tả Đuống); 87,325 km đê cấp III (Vân Cốc, Tiên Tân, Quang Lãng, Liên Trung, hữu Cầu, tả-hữu Cà Lồ); 65,846 Km đê cấp IV (tả Tích, tả Bùi, Đường 6 Chương Mỹ, Mỹ Hà). Ngoài ra còn có 23 tuyến đê bối với tổng chiều dài 73,350Km. Đê sông Hồng có các đoạn sau đây:

·                Tuyến đê hữu Hồng (Đê cấp I) từ: K0+000¸K117+850 (dài 113,700 Km);

·                Tuyến đê tả Hồng (Đê cấp I) từ: K28+503¸K77+284 (dài 48,781 Km);

·                Tuyến đê La Thạch (Đê cấp II): K0+000÷K6+500 (dài 6,500 Km);

·                Tuyến đê Ngọc Tảo (Đê cấp II): K0+000¸K14+134 (dài 14,134Km);

·                Tuyến đê Vân Cốc (Đê cấp III): K0+000÷K15+160 (dài 15,160 Km).

 

(trích BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ của đề tài

'NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

VÀ DỰ BÁO KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN CÁC SỰ CỐ

DỌC TUYẾN ĐÊ SÔNG HỒNG THUỘC ĐỊA PHẬN HÀ NỘI')

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o