» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81286473

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Tuyên truyền và truyền thông trong lĩnh vực tài nguyên nước ở Việt Nam. [30/10/08]
Trước đây Việt Nam được coi là quốc gia có tài nguyên nước (TNN) dồi dào nhưng trước sự gia tăng nhanh về dân số và phát triển công - nông nghiệp, đô thị..., nguồn nước đã bị suy thoái nhanh cả về số lượng và chất lượng khiến lượng nước sạch có thể khai thác, sử dụng theo đầu người giảm sút nhanh.

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG

TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM

 

Trước đây Việt Nam được coi là quốc gia có tài nguyên nước (TNN) dồi dào nhưng trước sự gia tăng nhanh về dân số và phát triển công - nông nghiệp, đô thị..., nguồn nước đã bị suy thoái nhanh cả về số lượng và chất lượng khiến lượng nước sạch có thể khai thác, sử dụng theo đầu người giảm sút nhanh.

Trước thực trạng trên cũng như từ kinh nghiệm của các nước phát triển hoặc các nước đang phát triển đi trước chúng ta đã thúc đẩy Việt Nam phải xem xét để tổ chức quản lý nguồn tài nguyên quý giá này.

Từ những năm 1980-1985, trên báo chí của các chuyên ngành liên quan đến đánh giá, sử dụng tài nguyên nước cũng như bảo vệ môi trường nước như các ngành: Khí tượng Thủy văn, Thủy lợi, Cấp thoát nước, Môi trường... đã dần dần có một số bài đề cập đến vấn đề về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên vào thời gian này, chức năng quản lý nhà nước về TNN chưa được giao chính thức cho Bộ nào nên chưa có Bộ ngành nào lo thực hiện nhiệm vụ truyền thông về TNN.

Năm 1998, Luật Tài nguyên nước của Việt Nam được Quốc hội thông qua. Điều 58 của Luật đã giao cho Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TNN.

Sau khi có Nghị quyết 02 của Quốc hội khóa 11 và Nghị định 91 của Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên & MT làm chức năng quản lý nhà nước về TNN.

Trong nhiệm vụ thứ 8 của điều 57 Luật Tài nguyên nước về nội dung quản lý nhà nước về TNN đã đề cập đến việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về TNN.

Dưới đây xin nêu tổng quát về công tác tuyên truyền và truyền thông nói chung trong lĩnh vực TNN ở Việt Nam.

I. CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC BỘ CHỦ QUẢN VỀ NƯỚC

1. Bộ Nông nghiệp & PTNT

Trong các năm được giao quản lý nhà nước về TNN từ 1998 đến 11/2002 (4 năm), Bộ NN&PTNT đã tổ chức giới thiệu một số buổi về Luật Tài nguyên nước cho giới báo chí và một số cuộc hội thảo có liên quan đến nước do Bộ NN&PTNT tổ chức.

Thông qua Tạp chí Nông nghiệp & PTNT và một số ấn phẩm thông tin chuyên đề về Nước, các đơn vị chức năng liên quan của Bộ NN&PTNT cũng đăng tải để phổ biến trao đổi một số nội dung về chủ đề Nước.

Trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt cho nông thôn, các bản tin của Trung tâm nước sạch và VSMT của Bộ NN&PTNT cũng đã truyền thông được những thông tin về tình hình cấp và quản lý nước sạch - VSMT nông thôn.

Tuy nhiên việc tổ chức tuyên truyền pháp luật và truyền thông về TNN chưa được sâu rộng và còn nhiều hạn chế vì:

1) Chậm soạn thảo để trình duyệt ban hành một loạt văn bản cần thiết sau nhằm thực thi Luật TNN sau nhiều năm được ban hành như các văn bản về:

- Chiến lược TNN và các chính sách về nước, dịch vụ nước;

- Quản lý công tác điều tra cơ bản, lưu trữ các thông tin, dữ liệu về TNN;

- Cấp phép sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước;

- Xử phạt các vi phạm hành chính về lĩnh vực TNN và bảo vệ môi trường nước.

2) Chưa cụ thể hóa một cách sinh động các nội dung quan trọng của Luật Tài nguyên nước thành các bài viết, bài giảng đơn giản, dễ hiểu để truyền thông cho các đối tượng trong cộng đồng cần tuyên truyền để mọi người hiểu và tham gia vào việc bảo vệ TNN đại thể như một số nội dung sau:

- Nước là nguồn tài nguyên có hạn lại dễ bị cạn kiệt và ô nhiễm, cần phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ.

- Nhu cầu sử dụng nước và dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, công - nông nghiệp...

- Nước cho phát triển bền vững.

- Nước cho sức khỏe.

- Lưu vực sông - Làm sao để hài hòa lợi ích của cộng đồng dân cư trên lưu vực, đặc biệt là ở hạ lưu.

- Nước dưới đất, quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất: Vấn đề khai thác và bảo vệ.

- Nước và thiên tai: sói mòn, sạt lở, lũ lụt, xâm nhập mặn...

Nhìn chung công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, chưa có nội dung và hình thức tổ chức truyền thông trong cộng đồng.

2. Bộ Tài nguyên & Môi trường

Bộ Tài nguyên & MT được thành lập theo Nghị quyết 02 của Quốc hội khóa 11. Tháng 11/2002, Nghị định 91/2002/NĐ-CP xác định Bộ Tài nguyên & MT là cơ quan Chính phủ quản lý nhà nước về TNN.

- Tháng 6/2003 Bộ Tài nguyên & MT tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ Bộ NN&PTNT chuyển sang và thành lập Cục Quản lý Tài nguyên Nước.

Dưới đây là một số kết quả hoạt động trong lĩnh vực truyền thông của Bộ Tài nguyên & MT:

 

a) Trong lĩnh vực quản lý TNN (do Cục Quản lý TNN thực hiện):

Trong 4 năm qua, với chức năng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TNN, Bộ đã đẩy mạnh việc xây dựng và trình duyệt để ban hành các Nghị định và Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phục vụ cho công tác quản lý TNN như:

- Nghị định 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ về Quy chế thu thập, quản lý khai thác, sử dụng dữ liệu thông tin TNN.

- Nghị định 149/2004/ND-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định về Cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước.

- Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN.

- Quyết định 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về "Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020".

Sau khi soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Nghị định trên, Bộ Tài nguyên & MT đã xây dựng và ban hành các Thông tư hướng dẫn việc thực hiện các Nghị định trên, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các Sở ở các vùng nhằm quán triệt quản lý thực hiện các Nghị định trên.

Cục Quản lý Tài nguyên nước cũng đã phối hợp với các cơ quan truyền thanh (Đài Tiếng Nói Việt Nam) và Truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam) để tổ chức một số buổi phát thanh và truyền hình nhằm giới thiệu và giải đáp những nội dung mà cộng đồng quan tâm và cần biết để tham gia thực hiện tốt.

b) Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước (do Cục Bảo vệ Môi trường thực hiện):

Thực hiện chức năng của Cục Bảo vệ Môi trường trong các thập kỷ qua, Cục đã biên soạn rất nhiều tài liệu phục vụ cho tập huấn, truyền thông của các lớp học bồi dưỡng và truyền thông cộng đồng ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước. Cục Môi trường cũng xuất bản các bản tin, Tạp chí và các ấn phẩm về thực trạng môi trường ở Việt Nam, ở một số lưu vực sông như sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai... để phục vụ cho việc cung cấp thông tin nâng cao nhận thức và góp phần thực hiện để hạn chế ô nhiễm nước trên các lưu vực sông này.

Những truyền thông về bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường nước lưu vực sông sau khi Luật Môi trường được ban hành năm 2005 hay truyền thông về trách nhiệm thực hiện Nghị định 67 về Phí bảo vệ môi trường (67/2003/NĐ-CP) cũng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với phí nước thải sinh hoạt mặc dù mức phí này đưa ra còn quá thấp, chưa đóng góp được đáng kể làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt.

  

II. CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC BỘ VÀ CÁC HỘI LIÊN QUAN VỀ NƯỚC

Các Bộ liên quan đến sử dụng nước khác như Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) và các Hội nghề nghiệp khác như: Hội Thủy lợi, Hội Cấp thoát nước, Hội Nước sạch và Vệ sinh Môi trường đã ra các ấn phẩm như Tạp chí, Đặc san, Bản tin... đã góp phần đăng tải các bài viết, thông tin liên quan đến TNN như:

- Đánh giá về TNN mặt, nước dưới đất trên phạm vi toàn cầu, các châu lục, các quốc gia và các vùng miền trên đất nước ta.

- Tình hình khai thác, sử dụng TNN chung ở Việt Nam và tình hình khai thác sử dụng của từng lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp...

- Tình hình ô nhiễm của một số sông điển hình ở Việt Nam.

- Những vấn đề đặt ra trong quản lý TNN ở Việt Nam.

- Tài chính nước trên thế giới, một số nước trong khu vực và ở Việt Nam.

- Những biện pháp tiết kiệm nước ở Việt Nam.

- Những kinh nghiệm về mô hình quản lý nước trên thế giới.

- Một số kinh nghiệm về mô hình cấp, quản lý nước sạch vệ sinh.

Nhìn chung lượng thông tin đăng tải phục vụ cho nghiên cứu về chủ đề Nước cũng rất phong phú trên một số Tạp chí, Đặc san, đặc biệt là Đặc san Tài nguyên nước. Tuy nhiên vì lượng phát hành chỉ đến các cơ quan quản lý và cán bộ nghiên cứu, chưa có sức lan tỏa xuống cộng đồng dân cư - những người có vai trò lớn trong sử dụng và bảo vệ TNN.

 

PHẦN II

TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG TRÊN THẾ GIỚI

TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC

 

Nước là tài nguyên quý giá, thiết yếu cho sự sống và phát triển. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Jonhanesburg - Nam Phi, nước đã được xếp vị trí hàng đầu trong phát triển. Vì vậy ở mọi nơi, đặc biệt là các quốc gia mà nguồn TNN không dồi dào, người ta rất quan tâm đến công tác truyền thông về nước để mọi tổ chức, mọi địa phương và mọi người nâng cao hiểu biết và góp phần vào việc sử dụng tiết kiệm và phòng chống suy thoái nguồn TNN quý giá này.

Qua tập hợp thông tin của nhiều nước, chúng tôi thấy mỗi nước có những hình thức truyền thông khác nhau nhưng đều có mục tiêu là để mọi người thấy được là nguồn nước có hạn, lại dễ bị suy thoá trong khi nhu cầu sử dụng thì lớn nên phải có ý thức sử dụng tiết kiệm và tham gia vào việc phòng chống suy thoái nguồn nước quý giá này.

Nhìn chung các chương trình truyền thông của các nước thường có môt số nội dung (chủ đề) chính sau:

1.     Nguồn TNN thì có hạn trong khi nhu cầu sử dụng thì lớn và luôn tăng

A. Để giới thiệu về sự có hạn của TNN, một số nước có đưa ra hình ảnh như hình vẽ bên.

- Nước ngọt chỉ chiếm 2,5% trong khối lượng nước có trên hành tinh.

- Trong 2,5% thì: Thể băng chiếm 79%, nước dưới đất khó khai thác chiếm 20%, chỉ có 1% trên mặt đất trong số này thì:

+ Hồ chiếm 52%

+ Độ ẩm của đất 38%

+ Bốc hơi trong khí quyển 8%

+ Hình thành dòng chảy mặt 1%

+ Trong cơ thể sống của động thực vật 1

B. Để giới thiệu về nhu cầu sử dụng nước: Nhiều quốc gia đưa ra các hình ảnh và biểu bảng sinh động nói về khối lượng nước cần sử dụng để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm (kg) lương thực hay 1 tấn bột giấy, tấn sợi, tấn thép... cũng như nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của con người và các vật nuôi. Qua đó ước tính dự báo ra nhu cầu sử dụng vào các mốc của các năm 2000, 2010, 2025.

2. Nước và sức khỏe - Qua đó đưa ra yêu cầu về chất lượng nước

Các thông tin truyền thông trong các nước đang phát triển thường đưa ra các nội dung và số liệu sau:

- Nước chiếm 70% trong lượng cơ thể con người, người ta có thể nhịn ăn 2-3 ngày nhưng không thể nhịn uống trong 1 ngày. Ngoài ăn uống thì các nhu cầu nước cho tắm rửa, vệ sinh cũng không thể thiếu.

- Khan hiếm nước và sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh đã gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, lỵ, tả, thương hàn...

- Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới thì hàng năm có khoảng 25 triệu người chết do sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, trong số này chủ yếu là ở các nước đang phát triển. Một nửa số bệnh tật của trẻ em trên thế giới có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do sử dụng nguồn nước thiếu vệ sinh.

 

- Theo nhiều số liệu từ các tổ chức quốc tế thì hiện nay trên thế giới có đến gần 20% số dân trên thế giới thiếu nước sạch và có đến 50% số dân sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh.

- Tùy tình hình mỗi nước họ nêu ra các số liệu về thực trạng cấp nước và vệ sinh ở đô thị và nông thôn và mục tiêu phấn đấu tới các mốc năm 2000, 2010, 2020...

- Giới thiệu tóm tắt các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nước cần phải đảm bảo ở các sông hồ và nước sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cộng đồng như các thông số về: lý hóa, các hợp chất bất lợi, các chất độc hại, các thông số về sinh vật (coli, virus...).

- Giới thiệu tóm tắt về các giải pháp xử lý nước có độ đục nhiễm phèn, mặn để sử dụng trong sinh hoạt.

3. Suy thoái TNN - Nguyên nhân và giải pháp kèm theo là lồng ghép giới thiệu về pháp chế và các quy định về vấn đề bảo vệ chống suy thoái TNN

Suy thoái TNN được biểu hiện ở sự giảm sút về số lượng và chất lượng thường dễ thấy ở tất cả các nước đang phát triển ở các mức độ khác nhau.

A. Về nguyên nhân: Thường các nước đưa ra các nguyên nhân sau:

a. Do gia tăng dân số.

b. Do khai thác quá mức các tài nguyên: đất, nước, rừng.

- Trong khai thác đất quá mức họ đưa ra các hình ảnh đốt nương rẫy, khai thác trồng trọt và bỏ hóa các triền đất dốc khiến đất bị rửa trôi, trơ đá gốc không giữ và điều tiết được nước, qua đó khuyến cáo về việc sử dụng và canh tác đất dốc để phòng giảm suy thoái TNN.

- Trong khai thác rừng, chặt phá rừng họ đưa ra các số liệu về suy giảm diện tích rừng và hậu quả của việc mất rừng đối với suy thoái TNN, đặc biệt là về mùa khô, qua đó họ khuyến cáo về việc phải bảo vệ rừng, đảm bảo tỷ lệ về độ che phủ của rừng, nhất là rừng đầu nguồn.

- Trong khai thác quá mức TNN họ nêu ra các hậu quả như:

+ TNN không thể tái tạo kịp, cạn kiệt.

+ Xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông.

+ Nước mặn xâm nhập vào các tầng nước dưới đất ở ven biển gây phá hủy các tầng nước quý giá này.

Qua đó họ đưa ra các khuyến cáo và các quy định của nước họ cho từng lưu vực sông như:

·         Đối với nước mặt: Không nên khai thác quá ngưỡng 30% dòng chảy mùa kiệt. Tùy khả năng nguồn nước và yêu cầu sử dụng ở hạ lưu và quy định ra mức dòng chảy môi trường.

·         Đối với nước dưới đất: Họ quy định về ngưỡng khai thác (chỉ khai thác trữ lượng động được tái tạo hàng năm) và bảo vệ vùng thủy vực, đới khai thạc).

c. Do các cơ sở sản xuất các doanh nghiệp không tự giác chấp hành những quy định về xử lý các chất độc hại của nước thải trước khi xả vào nguồn nước.

d. Do ý thức chấp hành những quy định về bảo vệ TNN của cộng đồng.

B. Về giải pháp: Trên các tài liệu truyền thông thường nêu lên một số giải pháp sau:

- Xây dựng các hồ chứa nước để bổ sung nguồn nước vào mùa khô.

- Trồng và bảo vệ rừng.

- Sử dụng hợp lý tài nguyên đất.

- Sử dụng tổng hợp có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn nước, tái sử dụng lại nước thải cho một số yêu cầu sử dụng không đòi hỏi chất lượng cao.

- Ban hành các chính sách tài chính: giá, phí, thuế để khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế và của cộng đồng vào việc phát triển và bảo vệ TNN cũng như xử phạt các vi phạm về hành chính trong lĩnh vực TNN.

- Tổ chức quản lý TNN theo hướng tăng cường cho cơ sở (ở cấp lưu vực, chi lưu...).

4. Nước dưới đất - Nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và khai thác hợp lý

Nước dưới đất có ưu điểm là chất lượng tốt, thuận tiện cho khai thác sử dụng tại chỗ, không phải dẫn từ xa tới. Trữ lượng ở nhiều nơi rất lớn nên có thể phối hợp với nước mặt để đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Tổng lượng nước duới đất được khai thác sử dụng tính đến năm 1990 đã đạt 760 tỷ m3, chiếm 22,3% tổng lượng nước mặt được khai thác sử dụng. Quốc gia khai thác nước dưới đất lớn nhất là Ấn Độ, đạt 190 tỷ m3/năm, chiếm 35% so với khai thác nước mặt. Mỹ khai thác 109,3 tỷ m3 (1995) đạt 24,5% so với khai thác nước mặt. Pakistan khai thác 55 tỷ m3 (1991) đạt 28,3% so với khai thác nước mặt.

Để bảo vệ tốt nguồn nước dưới đất quý giá này, các quốc gia khai thác sử dụng nước dưới đất đã đề ra các quy định nghiêm ngặt về việc cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất nhằm bảo vệ các tầng nước dưới đất như:

- Không được khai thác quá phần trữ lượng động của các giếng khoan.

- Không được thải các chất thải lỏng, thải rắn vào phạm vi thủy vực nguồn nước, đặc biệt trong đới bảo vệ của các giếng khoan.

- Lấp đúng quy định các giếng khoan khi không sử dụng.

5. Nước và thiên tai

·         Nước đem lại rất nhiều lợi ích cho con người và cho phát triển nhưng thiên tai do nước gây ra cũng vô cùng to lớn:

- Hạn hán: Do thiếu nước.

- Lũ lụt, lũ quét: Do mưa to, sườn dốc lớn.

- Xâm nhập mặn: Do dòng chảy mùa khô nhỏ, do triều cường và nước biển dâng (biến đổi khí hậu).

- Xói lở bờ sông, lòng sông.

- Xạt lở đất.

·         Giải pháp giảm nhẹ các thiên tai do nước gây ra.

Tùy từng loại thiên tai mà đưa ra các giải pháp. Ví dụ: Hạn hán thì sử dụng các loại biện pháp công trình và phi công trình sau:

+ Biện pháp công trình:

- Xây dựng và sửa chữa, nâng cấp, nạo vét các hệ thống công trình phục vụ tưới và chống hạn.

- Nâng cao tiêu chuẩn thiết kế công trình.

- Khai thác nước dưới đất, bổ sung lắp đặt thêm máy bơm dã chiến.

+ Biện pháp phi công trình:

- Dự báo.

- Sử dụng các biện pháp nông nghiệp: Sử dụng giống chịu hạn, điều chỉnh thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

6. Sử dụng tiết kiệm nguồn TNN

Theo số liệu của UNDP và nhiều tổ chức quốc tế thì từ 1990-1995 lượng nước khai thác sử dụng đã tăng lên 6 lần và từ 1995-2000 đã tăng lên gấp 2 lần tốc độ tăng dân số.

Biểu đồ dưới đây cho thấy tổng lượng nước khai thác sử dụng trên toàn thế giới và các châu lục vào năm 1995 và năm 2000.

Tổng lượng nước khai thác theo các vùng (1995 & 200%)

Do gia tăng dân số và do suy thoái TNN nên lượng nước có thể khai thác sử dụng theo đầu người của thế giới và các châu lục giảm sút nhanh chóng theo hình dưới đây.

Lượng nước bình quân đầu người ở các châu lục (năm 1950 & 2000)

7. Truyền thông về các văn bản pháp luật về lĩnh vực TNN

Tùy tình hình ban hành số lượng các văn bản về Luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị ở mỗi quốc gia mà tổ chức biên soạn ra các tài liệu cho phù hợp với các hình thức hội nghị, hội thảo, phát thanh truyền thông, truyền hình, đăng báo, tạp chí, in sách, tờ rơi, pa nô, áp phích, phim ảnh hoặc qua hệ thống giáo dục của nhà trường, của các tổ chức Hội quần chúng.

8. Vai trò của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế do Liên Hiệp Quốc lập ra đối với công tác truyền thông về Nước

A. Liên Hiệp Quốc:

Do vai trò quan trọng của Nước nên khóa họp thứ 47 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (11/1992) đã quyết định bắt đầu từ năm 1993 lấy ngày 22/3 là ngày thế giới về Nước (World Day for Water). Trong thông điệp gửi các nước, Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia hãy kỷ niệm ngày này bằng những hành động thiết thực phù hợp với điều kiện của mỗi nước nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng thông qua việc công bố các tài liệu tuyên truyền, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, các chương trình phát thanh truyền hình và xuất bản sách báo liên quan đến các chủ đề về Nước.

Các chủ đề mà Liên Hiệp Quốc đề ra cho ngày thế giới về Nước trong 14 năm qua đều là những nhiệm vụ lớn mà các ngành quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng nước cùng toàn thể cộng đồng thế giới phải quan tâm thực hiện cho tốt nhằm đáp ứng các yêu cầu của hiện tại và tương lai.

Dưới đây là chủ đề ngày nước do Liên Hiệp Quốc đề ra từ 1994 trở lại đây:

Năm

Chủ đề

1994

Nước cho tất cả

1995

Phụ nữ và nước

1996

Nước cho các đô thị thiếu nước

1997

Đánh giá Tài nguyên nước

1998

Nước ngầm - Tài nguyên tiềm ẩn

1999

Vì mọi người sống ở hạ lưu sông

2000

Nước cho thế kỷ 21

2001

Nước và sức khỏe

2002

Giảm nhẹ thiệt hại do thời tiết và khí hậu bất thường

2003

Nước cho tương lai

2004

Nước và thiên tai

2005

Thời tiết, khí hậu, nước và phát triển bền vững

2006

Nước và văn hóa

2007

Suy thoái tài nguyên nước

B. Các tổ chức quốc tế:

UNDP, UNEP, WRI, WB, ADB, UNESCO, UNICEF, WMO, WHO, ... đều có vai trò trong việc khởi xướng, tài trợ giúp đỡ để đánh giá, phát triển, bảo vệ và truyền thông trong lĩnh vực TNN.

 

PHẦN III

ĐỀ XUẤT VỀ TRUYỀN THÔNG

TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM

 

I. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

1. Truyền thông nội dung các văn bản về pháp luật dưới các hình thức hỏi đáp, minh họa đơn giản để cộng đồng dễ hiểu và tham gia.

2. Truyền thông những kiến thức cơ bản mà thế giới thường làm trong lĩnh vực truyền thông, đào tạo, nâng cao nhận thức. Trong 3 năm trước mắt (2007-2010) cần tập trung cho những nội dung sau:

- Tài nguyên nước ở Việt Nam thì có hạn, lại phân bố không đều và 62% là phụ thuộc bên ngoài trong khi nhu cầu sử dụng thì còn tăng.

- Nhu cầu sử dụng và dự báo nhu cầu sử dụng nước của Việt Nam.

- Tình hình suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam (lượng, chất) - Giải pháp để giảm thiểu suy thoái TNN.

- Nước cho sức khỏe.

- Nước cho phát triển - Cần làm gì để phát triển bền vững TNN ở Việt Nam.

- Lưu vực sông: Những vấn đề đặt ra trong phát triển và bảo vệ lưu vực sông ở Việt Nam.

- Nước dưới đất - Những vấn đề về khai thác và bảo vệ.

- Nước và thiên tai (sói mòn, sạt lở, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán, xa mạc hóa...). Giải pháp giảm thiểu, hạn chế.

- Những giải pháp tiết kiệm nước trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp...

II. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

1. Biên tập các tài liệu truyền thông cho các đối tượng:

- Cán bộ quản lý và cán bộ tuyên truyền vận động ở cấp tỉnh, huyện.

- Học đường (học sinh cấp 2, 3).

- Cộng đồng dân cư.

2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn cho các đối tượng khác nhau.

3. Xây dựng mạng lưới truyền thông:

- Ở Trung ương:

+ Đài phát thanh, Truyền hình.

+ Các cơ quan báo chí của Bộ, Hội liên quan.

- Ở địa phương:

 

+ Đài phát thanh, Truyền hình của tỉnh.

+ Các cơ quan báo chí của Tỉnh, Sở Tài nguyên & MT.

4. Lồng ghép với các chương trình phổ biến kiến thức về dân số, sức khỏe, vệ sinh môi trường... của các Bộ, ngành, Hội liên quan và UBND các cấp để tuyên truyền một số nội dung về nước cho phù hợp và hiệu quả.

5. Định kỳ (6 tháng/lần) tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, cập nhật thêm tư liệu để bổ sung nâng cao các tài liệu truyền thông. Hàng năm có thể tổ chức đánh giá để bổ khuyết rút kinh nghiệm (thành phần hẹp nhưng cần làm cho sâu sắc).

 

(www.vncold.vn , theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o