» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81297359

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Vì sao việc áp dụng PIM rất chậm & cần làm gì để thúc đẩy?[28/8/07]
Sau loạt bài về PIM trên vncold.vn, nhiều bạn đọc đã phản ánh một số băn khoăn chung quanh chủ đề này.Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi giữa BBT với ông Nguyễn Xuân Tiệp chuyên gia về PIM.

Vì sao việc áp dụng PIM rất chậm

& cần làm gì để thúc đẩy?

  

Sau loạt bài về PIM (Participatory Irrigation Management - Quản lý tưới với sự tham gia của nhà nông) đăng trên website, nhiều bạn đọc đã phản ánh một số  băn khoăn chung quanh chủ đề này (câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Anh, TP HCM, trong mục “Hộp thư”). BBT đã gặp và trao đổi với ông Nguyễn Xuân Tiệp, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuỷ lợi, chuyên gia lâu năm về PIM.

Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi.

 

 

BBT: Đã có một số nơi thí điểm lập những tổ chức tự quản dùng nước của nông dân và nhiều Hội thảo về chủ đề này trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Năm 2004, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện PIM và quyết định thành lập Trung tâm tư vấn triển khai PIM tại Viện khoa học Thuỷ lợi. Nhiều tổ chức quốc tế rất quan tâm hỗ trợ. Tuy nhiên, kết quả thu được đến nay vẫn còn rất hạn chế. Xin ông cho biết rõ nguyên nhân của sự chậm chạp này?

 

Ông N.X.Tiệp: Do 3 nguyên nhân :

1,   Cơ chế, chính sách về PIM chưa phù hợp, ban hành thiếu đồng bộ, không bị ràng buộc, nhất là ràng buộc giữa đầu tư xây dựng và quản lý, giữa Nhà nước và người dùng nước, cộng đồng , giữa quyền và trách nhiệm của các bên trong việc cấp nứớc ( làm dịch vụ) và sử dụng nước ( hưởng dịch vụ )

2,  Chính quyền địa phương các cấp chưa quan tâm đúng mức, do chưa nhận rõ lợi ích chung và trách nhiệm đối với cộng đồng trong lĩnh vực quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi. Nhiều cán bộ địa phương chỉ quan tâm đến việc: “ PIM có tiền, hay không có tiền “

3,   Thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống ( TW, Địa phương ) của các bên liên quan ( thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PIM ) và không ai chịu trách nhiệm về việc thực hiện PIM hiệu quả hay không hiệu quả      

 

      Đây cũng là nội dung câu trả lời câu hỏi của phóng viên đài truyền hình TW đặt ra trong buổi phỏng vấn cúng tôi tại Đài Truyền hình TW, được phát trên sóng của chương trình VTV1 ngày 9tháng 7 năm 2007 

 

BBT: Vậy, để thúc đẩy PIM thì các cấp có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương, huyện, xã và bà con nông dân cần phải làm gì?

 

Ông N.X.Tiệp: 1,  TW ( Bộ Nông nghiêp ) :

-   Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về PIM ( cụ thể hoá các văn bản đã được ban hành , bổ sung các văn bản mới ), nhất là chính sách tài chính ( đầu tư, hỗ trợ đầu tư ), chính sách IMT ( chuyển giao )

-   Phân công, phân cấp, phối hợp với các ngành liên quan hoạch định, trình, ban hành các cơ chế, chinh sách về PIM, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sach đã ban hành

 

    Riêng về Bộ NN và PTNT đã ký ban hành văn bản hướng dẫn về PIM và liên quan, nhưng cần có sự chỉ đạo mạnh hơn ngay đối với các đơn vị thuộc Bộ ( Cục Thuỷ lợi, Cục quản lý công trình.., CPO, Vụ KH..) ràng buộc thục hiện PIM ngay từ khâu phê duyệt đầu tư xây dựng và quản lý, “ đầu tư bằng bất cư nguồn vốn nào cũng phải có PIM”.. “không giải ngân khi không có PIM”.. ( Bộ chưa chỉ đạo để thực hiện ), thực hiện lộ trình về PIM đã được phân công, có chỉ đạo thực hiện lộ trình, kiểm điểm trách nhiệm khi không thực hiện   

   2,   Địa phuơng  :

-   Thực hiện các cơ chế chính sách về PIM và liên quan đã ban hành. UBND Tỉnh, vơi phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao, ký ban hành các chính sách về PIM và liên quan phù hơp với điều kiện cũ thể của địa phương

-   Chỉ đạo, phổ biến , hướng dẫn, đào tạo, tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện PIM hiệu quả 

 

    Sở NN và PTNT phải làm tốt chức năng tham mưu cho UBND Tỉnh về lĩnh vực Thuỷ lợi nói chung, PIM nói riêng. Xây dựng lộ trình thực hiện PIM trên địa bàn trình UBND Tỉnh phê duyệt . Phối hợp với các đơn vị liên quan trong tỉnh giúp UBND tỉnh chỉ đạo, ban hành các cơ chế chính sách về PIM và liên quan, thực hiện lộ trình PIM  trên địa bàn Tỉnh đã được phê duyệt ( hầu hết các Sở chưa quan tâm, chưa làm tốt )

   

    Chính quyền các cấp ( Huyện, Xã ) phải thật sự quan tâm để chỉ đạo thưc hiện PIM, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, tạo điều kiện giải quyết các thủ tục, tổ chức tuyên truyền người dân để phát triển PIM trên địa bàn. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững ( Hiện nay vai trò chính quyền còn rất hạn chế trong quá trình thực hiện PIM )

 

    Riêng bà con nông dân thì khi đã có cơ chế, chính sách phù hợp, họ được hướng dẫn, đào tạo, giao quyền, được tham gia vào mọi khía cạnh, mọi cấp của công trình thuỷ lợi, thông qua tổ chức của họ lập ra, gắn trách nhiệm với lợi ích mà họ nhận được thì PIM sẽ hiệu quả và phát triển bền vững         

  

BBT : Trước mắt, theo dự kiến thì từ năm 2008, nói chung  Nhà nước sẽ không thu thuỷ lợi phí của nông dân nữa. PIM càng trở nên cần thiết và sẽ hoạt động như thế nào trong điều kiện đó?

 

Ông N.X.Tiệp:Thuỷ lợi phí đã trở thành “tiềm thức” đối với  nông dân trong nhiều thập kỷ qua, giảm được phần đáng kể bao cấp của Nhà nước và các đơn vị quản lý có thêm vốn chủ động, phục vụ kịp thời cho duy tu bảo dưỡng ( O&M ) công trình

   

   Nông dân  sử dụng nước của hệ thống công trình thuỷ lợi ( chủ yếu là hệ thống thuỷ lợi loại vừa, lớn ) do Công ty thuỷ nông quản lý thì  phải trả 2 phần thuỷ lợi phí gồm thuỷ phí trả cho công ty thuỷ nông, và thuỷ lợi phí trả cho tổ chức hợp tác dùng nước ( gọi la thuỷ lợi phí nội đồng )

 

    Nông dân sử dụng nước tưới của hệ thống công trình thuỷ lợi do tổ chức hợp tác

dùng nước, tư nhân quản lý thì chỉ trả thuỷ lợi phí cho tổ chức hợp tác dùng nước và

tư nhân ( thuỷ lợi phí nội đồng )

    Ngày 28/11/2003 Chính phủ đã ký, ban hành Nghị định 143/2003/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 112/HĐBT, ngày 25/8/1984 về thuỷ lợi phí đã qui định các trường hợp, đối tượng được miễn, giảm thuỷ lợi phí . Gần đây Chính phủ có chủ trương tiếp tục miễn, giảm thuỷ lợi phí cho nông dân

          

     Cho đến nay chưa có thông báo chính thức phương án miễn toàn bộ hay miễn và giảm thuỷ lợi phí cho từng đối tượng cụ thể. Nhưng cho dù thực hiện bất cứ phương án nào thì  PIM đều có vai trò rất quan trọng, PIM phải được phát triển mạnh hơn có nghĩa là vai trò của người dân phải được tham gia đầy đủ hơn, được giao quyền lớn hơn, ràng buộc chặt chẽ hơn về trách nhiệm với lợi ích mà mỗi hộ nông dân nhận được từ dịch vụ tưới.  

   PIM là biện pháp tốt nhất để giảm thuỷ lợi phí cho nông dân một cách hiẹu quả và bền vững ( nhờ giảm chi phí, công trình ít hư hỏng, tiết kiệm nứớc, tưới hết diện tích kịp thời vụ, tạo thêm việc làm nhờ tăng vụ..)  

   

    Hoạt động của PIM thông qua tổ chức hợp tác dùng nứớc ( do dân lập ra ) gắn liền với hoạt động của công ty thuỷ nông và ngược lại. Nhưng trong đó hoạt động của PIM có tính quyết định hiệu qủa của công trình thuỷ lợi.

   

     Hoạt động của PIM sau khi thực hiện miễn giảm thuỷ lợi phí phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách có được thực thi đầy đủ hay không ? ( nhất là chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước ) ý thức bảo vệ công trình, sử dụng nước tiết kiệm của nông dân ( vì lúc đó nông dân không bị ràng buộc vào việc trả thuỷ lợi phí ), vai trò của chính quyền các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với tổ chức hợp tác dùng nước trong việc thành lập và hoạt động ( không can thiệp, đảm bảo chính sách tài chinh  công khai, minh bạch, giám sát, kiểm tra, đôn đốc  … )

 

    Vì vậy hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước theo mô hình PIM sẽ được đảm bảo và thuận lợi chỉ khi chính sách miễn giảm phù hợp, hiệu lực ( hiện nay thục hiện miễn giảm TLP theo qui định của Ngị định 143/2003/NĐ-CP chưa thực thi đầy đủ và chưa hiệu lực ) và nếu ngược lại thì hoạt động của các tổ chúc dùng nước theo hướng PIM sẽ khó khăn, kém hiệu quả, công trình xuống cấp nhanh hơn. Đấy là chưa nói đến công ty thuỷ nông có hoạt động tốt khi miễn giam thuỷ lợi phí hay không ?

  

BBT: Xin cảm ơn và mong sẽ tiếp tục nhận được  sự cộng tác của ông. /.


(www.vncold.vn)   
 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o