» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Hương vị cuộc sống:Quẩn quanh bếp Hà Nội [05-03-23]
Về việc xây dựng hồ Ô Lâu Thượng và yêu cầu đảm bảo an toàn về lũ, úng theo Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế [28-02-23]
HỘI THẢO VIỆT NAM- NHẬT BẢN VỀ AN TOÀN ĐẬP [23-02-23]
Một số bất cập của pháp luật về quản lý, phân công quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và quản lý tài nguyên nước ở các hồ chứa nước [23-02-23]
Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước [10-02-23]
Tiêu chuẩn tính toán các đặc trưng thuỷ văn thiết kế TCVN 13615-2022 (thay thế Quy phạm C6-77)[08-02-2023]
Cống Phú Lương [08-02-2023]
Đi tìm giải pháp cho đoạn bị ngập tại Km 867 Quốc lộ 1A [03-02-2023]
Quy chuẩn 04-05:2022/BNNPTNT: Quy chuẩn về kỹ thuật quốc gia về công trình thủy lợi, phòng choống thiên tai [03-02-23]
MỪNG www.vncold.vn 16 TUỔI [27-01-23]
Tiêu chuẩn 13463-2022: Công trình thủy lợi - yêu cầu thiết kế đập trọng lực bê tông đầm lăn [24-12-22]
Tiêu chuẩn 9159-2022: Công trình thủy lợi - yêu cau thiết kế, thi công và nghiệm thu khớp nối [24-12-22]
Các công nghệ cơ bản trong ứng dụng chuyển đổi số ngành xây dựng [24-12-22]
Đề xuất nghiên cứu bài toán trị thủy nhằm đảm bảo an toàn về lũ, úng của quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế [24-12-22]
Nghiên cứu giải pháp tổng thể công trình đập dâng nước nhằm phó tình trạng hạn thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng [13-12-22]
Khu Đấu Xảo Hà Nội: Khi không gian cho công nghiệp sáng tạo tầm quốc tế được đặt đúng chỗ [13-12-22]
An ninh nguồn nước và an toàn đập - kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới [06-12-2022]
Hoạt động đối ngoại dự kiến trong 2023 của VNCOLD [06-12-2022]
Hoạt động năm 2022 của VNCOLD[03-12-2022]
 Số phiên truy cập

80094806

 
Tin ngắn thuỷ lợi - thuỷ điện
Gửi bài viết này cho bạn bè

Về thủy điện Hòa Bình mở rộng.[22/12/2021]
Theo thông tin từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, một vài năm trở lại đây, mực nước hồ chứa đang xuống thấp hơn so với mực nước dâng bình thường. Gần đây nhất, ngày 8/10/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 6135/BTNMT-TNN chỉ đạo triển khai một số biện pháp cấp bách như yêu cầu các nhà máy thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà...

 

Về thủy điện Hòa Bình mở rộng

 

 

GS.TSKH. Phạm Hồng Giang trả lời phỏng vấn của phóng viên Vũ Anh Văn

1.  Theo thông tin từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, một vài năm trở lại đây, mực nước hồ chứa đang xuống thấp hơn so với mực nước dâng bình thường. Gần đây nhất, ngày 8/10/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 6135/BTNMT-TNN  chỉ đạo triển khai một số biện pháp cấp bách như yêu cầu các nhà máy thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà... điều chỉnh kế hoạch huy động phát điện, lập kế hoạch tích nước, xả nước để nâng dần mực nước các hồ, cân đối nguồn nước và ưu tiên cho các nhu cầu sử dụng nước ở hạ du từ nay đến cuối mùa cạn.

Theo ông, việc thiếu nước tại hồ Hoà Bình có đảm bảo hoạt động của các tổ máy hiện hữu?

Khi xây dựng thêm 2 tổ máy trong dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng có hiệu quả?

Trả lời : Hồ Hòa Bình đã vận hành gần 30 năm. Khi chưa có hồ Sơn La, nước về hồ Hòa Bình chưa được điều tiết nên thường phải xả lũ xuống hạ du trong mùa mưa. Sau một số năm vận hành, nhiều chuyên gia góp ý và Tập đoàn Điện lực đã tiến hành việc nâng cao đỉnh lõi chống thấm trong thân đập, nhờ đó mà nâng mức nước dâng bình thường từ cao trình 117m lên 120m, trữ thêm nhiều nước để tăng sản lượng điện và giảm lũ cho hạ du.  Từ khi vận hành hồ Sơn La và tiếp sau đó là các hồ Lai Châu, Bản Chát,… lượng nước về hồ Hòa Bình được điều tiết, dồi dào hơn về mùa khô. Không thấy có thông tin về thiếu nước ở hồ Hòa Bình. Có chăng chỉ là việc đoạn sông Hồng từ Việt Trì qua Hà Nội bị bào xói nghiêm trọng, mức nước sông hạ thấp làm tê liệt các hệ thống thủy lợi và tác động xấu đến mọi hoạt động kinh tế - dân sinh, vì thế mà hàng năm hồ Hòa Bình phải xả gần 5 tỷ m3 nước về hạ du nhưng chỉ 20%  vào được các hệ thống thủy lợi, hết sức lãng phí nước.

Chủ trương mở rộng Thủy điện Hòa Bình là đúng và cần thiết.

2. Sau sự cố sạt trượt, EVN cho rằng nguyên nhân là do do ảnh hưởng 2 cơn bão số 7 và số 8 tháng 10 năm 2021 kết hợp gió mùa gây ra mưa kéo dài nhiều ngày: từ ngày 11/10 đến ngày 19/10 mưa liên tục cả ngày và đêm, tổng lượng mưa tại khu vực đồi Ông Tượng trong các ngày từ 10/10 đến ngày 20/10/2021 là 426. Mưa kéo dài kèm theo địa hình giữa hai khe tụ thủy làm đất bão hòa nước trong thời gian dài làm xảy ra sạt trượt với cung trượt lớn. Liên tục từ ngày 29/10/2021 đến ngày 05/11/2021, công trường đã quan trắc và phát hiện khối sạt liên tục di chuyển về phía hố móng nhà máy (dịch chuyên trên 10cm/ngày, trước khi sạt hoàn toàn đã dịch chuyển từ 20÷30cm/ngày).

Ông đánh giá như thế nào về lời giải thích này?

Trả lời : Sạt trượt mái hố móng khi thi công không phải là hiếm gặp. Sự cố thường xảy ra khi địa chất xấu và thiết kế mái hố móng không đạt yêu cầu. Sau thời gian mưa lớn và kéo dài, mái yếu rất dễ bị sạt trượt. Tuy nhiên để khẳng định nguyên nhân cần có các khảo sát, phân tích đầy đủ và chi tiết.

3. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chuyên môn Bộ Công Thương, UBND tỉnh Hòa Bình cùng với EVN, Tư vấn thiết kế và Nhà thầu thi công họp bàn các giải pháp, thống nhất chỉ đạo EVN và các bên liên quan xử lý khối sạt trượt đảm bảo an toàn cho các hạng mục và công trình xung quanh, thực hiện theo các Giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Đào giảm tải ngay đảm bảo ổn định hố móng, hạn chế sạt trượt lan rộng thêm.

- Giai đoạn 2: Xử lý ổn định lâu dài khu vực sạt trượt trên cơ sở các kết quả khảo sát bổ sung (sau khi hoàn thành xử lý giai đoạn 1).

- Giai đoạn 3: Xử lý tổng thể kiến trúc cảnh quan khu vực bao gồm: Nhà máy và công trình văn hóa Đồi Ông Tượng.

Theo ông những biện pháp mà EVN đã vạch ra liệu đã đúng và đủ để khắc phục sự cố này?

Trả lời : Về nguyên tắc, việc triển khai các công việc trên không có gì sai. Trước hết phải giảm tải, tạo mái thoải, tạo cơ,… để ổn định mái. Dựa vào kết quả khảo sát đầy đủ để xác định kích thước và biện pháp gia cố mái an toàn.

4. Phóng viên VTC News đã nhiều lần yêu cầu EVN cung cấp Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng, tuy nhiên đơn vị này luôn lấy lý do từ chối vì không lưu trữ tài liệu này. Theo ông việc EVN từ chối công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với cơ quan báo chí có đúng hay không?

5.Liệu có thể nói đây là tài liệu bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật?

Trả lời (câu 4 và 5): Theo tôi, Báo cáo ĐTM của công trình này không phải là tài liệu bí mật quốc gia.

6. Hội tưới tiêu có một giải pháp về việc cấp nước (nước sinh hoạt, nước nông nghiệp, nước bổ sung cho các sông để giảm thiểu ô nhiễm) từ hồ Hoà Bình và sông Đà cho Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nên đã nghiên cứu sơ lược hồ Hoà Bình. Nếu kết hợp được việc cấp nước và mở rộng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình thì chúng tôi đưa giải pháp là nên chọn bờ trái.

Cao độ hạ lưu ở bờ trái nằm ở khoảng 90m, kéo rất dài, nếu thực hiện thi công dự án nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng khu vực này thì khối lượng đất đá phải đào sẽ nhiều hơn so với bờ phải nhưng đổi lại sẽ an toàn hơn. Thêm vào đó, tổng công suất phát điện của 2 tổ không thể đạt 480 MW mà chỉ khoảng 200 MW, nhưng kết hợp với đề án của hội tưới tiêu sẽ lấy nước được về cho hạ du.

Sự kết hợp này nếu được thực hiện sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn về mặt kinh tế, xã hội như cấp nước sinh hoạt cho 15 triệu dân, nước cho nông nghiệp (khoảng 300ha, hơn một nửa diện tích đồng bằng sông Hồng) và nước cho toàn bộ sông hồ Hà Nội, nước sẽ xuôi dòng chảy về Ba Vì chứ không cần hàng nghìn trạm bơm như hiện nay nữa.

Ý kiến của ông về việc này?

Trả lời : Tôi chưa có dịp tiếp cận ý kiến này.

7. Những năm gần đây, thời gian thừa nước của hồ Hoà Bình không nhiều, với 8 tổ máy hiện tại có khi còn thiếu nước. Bên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích thực hiện dự án nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng với việc bổ sung 2 tổ máy là để bù công suất vào giờ cao điểm mùa hè. Tuy nhiên hiện nay việc bù công suất chúng ta có thể thực hiện bằng cách mua điện của Trung Quốc hoặc Lào, sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế.

Ông nhận định gì về ý kiến này?

Trả lời : Như tôi đã nêu ở trên, mở rộng Thủy điện Hòa Bình là đúng và cần thiết. Việc mua điện của nước ngoài trong bối cảnh hiện nay phải được coi là giải pháp cuối cùng, bất đắc dĩ.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o