» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
12 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum [13-07-23]
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỘNG ĐẤT THIẾT KẾ VÀ QUY CHUẨN QCVN 04-05:2022/BNNPTN [13-07-23]
Những bất cập trong áp dụng Quy chuẩn Việt Nam [06-07-23]
DỰ ÁN VẬN HÀNH HỒ CHỨA TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ QUẨN LÝ LŨ HIỆU QUA BẢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THIÊN TAI TOÀN DIỆN [06-07-23]
Hà Nội lý giải việc đặt tên phố Trần Đăng Khoa [04-07-23]
Ý KIẾN VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13505:2022 VỀ YÊU CẦU THIẾT KẾ MÁY BƠM [01-07-23]
BÀN VỀ VIỆC MẤT ĐIỆN MIỀN BẮC VÀ VẤN ĐỀ THỦY ĐIỆN TÍCH NĂNG TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH HỆ THỐNG ĐIỆN NƯỚC TA [01-07-23]
Hội nghị Ban chấp hành VNCOLD [20-06-23]
Hà Nội sẽ có phố mang tên cố Bộ trưởng Trần Đăng Khoa [20-06-23]
Phương pháp thiết kế xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập và Quy trình vận hành xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập [09-06-2023]
Tóm lược và Tổng luận về bài toán trị thủy cho Thừa Thiên Huế [09-06-2023]
Trao đổi với TS. Nguyễn Trí Trinh – Chuyên gia PECC3 về bài viết: GÓP Ý VỀ BÀI BÁO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC HỒ CHỨA NƯỚC [08-06-2023]
Chủ tịch VNCOLD tiếp đoàn JCOLD [06-06-2023]
Giải pháp tăng cường hiệu quả giảm lũ và phát điện ở các hồ chứa trên lưu vực sông Hương [06-06-2023]
Quyết định: Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022 [05-06-2023]
Kênh đào hơn 100 triệu USD nối hai sông ở Nam Định [05-06-2023]
Chống ngập và thoát nước - Bài 4. Tóm lược và Tổng luận [24-05-23]
 Số phiên truy cập

80675335

 
Người nổi tiếng
Gửi bài viết này cho bạn bè

Bài hát hào hùng ra đời đêm 17-2-1979.[19/02/19]
17-2-1979 là ngày bắt đầu cuộc chiến đấu oanh liệt chống 60 vạn quân Trung Quốc tràn sang xâm lược nước ta. Ngay đêm hôm đó, đã sáng tác bài hát hào hùng “Chiến đấu cho độc lập, tự do”, nhưng mọi người cứ quen gọi là bài “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” là lời mở đầu của bài hát.

Bài hát hào hùng ra đời đêm 17-2-1979

Nhạc sĩ Phạm Tuyên


17-2-1979 là ngày bắt đầu cuộc chiến đấu oanh liệt chống 60 vạn quân Trung Quốc tràn sang xâm lược nước ta. Ngay đêm hôm đó, đã sáng tác bài hát hào hùng “Chiến đấu cho độc lập, tự do”, nhưng mọi người cứ quen gọi là bài “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” là lời mở đầu của bài hát.

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.

Quân xâm lược bành trướng dã man

Đã giày xéo mảnh đất tiền phương,

Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương.

Đất nước của ngàn chiến công,

Vẫn sục sôi khí thế hào hùng.

Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...

Đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca.

Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!

Lịch sử đã trao cho Người một sứ mạng thiêng liêng!

Mang trên mình còn lắm vết thương,

Người vẫn hiên ngang ra chiến trường,

Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người: Độc Lập - Tự Do!

Bài hát mang âm hưởng hào hùng với lời ca sục sôi ý chí chiến đấu và niềm tự hào dân tộc, có sức hiệu triệu cả đất nước đứng lên thề quyết hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào đúng đêm 17-2-1979, khi nghe tin quân bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới phía Bắc sáng ngày hôm đó.

Ra đời vào thời điểm đặc biệt, nên tuy chỉ là một ca khúc rất đơn giản về giai điệu, một ca khúc phổ thông, dễ hát theo điệu hành khúc, nhưng nó lại gieo vào lòng người nghe niềm xúc động lớn lao bởi tình cảm và ý chí sục sôi của tác giả được gửi gắm trong từng lời ca, nét nhạc.

Bài hát được phổ biến rất nhanh chóng. Dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam thu thanh ngay ngày 20-2. (Mời bạn đọc nghe lại từ file đính kèm) Ngày 9-3, bài hát được đăng trên báo Nhân Dân để phổ biến rộng hơn tới quần chúng. Bài hát cũng được đoàn Quân nhạc biểu diễn vào tháng 4 năm đó.

Có thể nói bài hát đã mở đầu cho một dòng các ca khúc viết về cuộc chiến đấu vệ quốc, kéo dài từ mùa xuân năm 1979 và tiếp nối cho tới tận hôm nay và có lẽ cả những năm tháng về sau.

Cách đây đúng 5 năm, vào dịp này,  www.vncold.vn đã chuyển đến bạn đọc bài thơ đầy nỗi xúc động và bi tráng ‘Những người anh hùng bên cầu Khánh Khê’ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiến, bài thơ được giải nhất của báo Văn nghệ 1981- 1982, trong đó có đoạn

 

Các em đi khi mười tám tuổi xuân

Và để lại những trái tim trong trắng

Ở Đồng Đăng, Thâm Mô, Chậu Cảnh

Bên hầm sâu, trên chiến lũy pháo đài,

Đất của mình chứ đất của ai

 Phải xông lên mà giữ!

Tiếng các em thét gọi nhau trong chiến hào khói lửa

Còn cháy lòng bao chiến sĩ xung phong…

Thôi các em nằm yên

Quân ta đang tiến về Cao Lộc

Đường bình độ cả trung đoàn thầm nhắc

Phải giữ yên mảnh đất các em nằm.

 

Lửa cháy rồi trên cao điểm Bốn trăm.

 

(Mời đọc toàn văn trên trang  /Web/Content.aspx?distid=3499 )

 

   

Mời download & xem file đính kèm.


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o