» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81287348

 
Chuyện bốn phương
Gửi bài viết này cho bạn bè

Ký sự đồng bằng sông Cửu Long 1: MỘT THOÁNG CHÂU ĐỐC.[30/01/18]
Lộ trình từ Cần Thơ tới Châu Đốc đường khá tốt đi khoảng 5 tiếng. Xe chạy men theo bờ Sông Hậu, ngang thị xã Long Xuyên…

Ký sự đồng bằng sông Cửu Long


1: MỘT THOÁNG CHÂU ĐỐC





Ngô Thế Vinh

(Chuyên gia Thủy lợi tại Hoa Kỳ)


Tượng đài Cá ba sa



Lộ trình từ Cần Thơ tới Châu Đốc đường khá tốt đi khoảng 5 tiếng. Xe chạy men theo bờ Sông Hậu, ngang thị xã Long Xuyên… Mỗi lần trở lại với con sông Mekong và ĐBSCL với tôi như một tiếng gọi quyến rũ, như một cuộc trở về, để tìm tới những vùng đất đai, những khúc đoạn khác của con sông Mekong, do những bước phát triển không bền vững / unsustainable developments khiến toàn thể hệ sinh thái không ngừng bị tổn thương suy thoái và nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Rồi ra thế hệ sắp tới có thể không còn cơ hội để thấy được sinh cảnh phong phú nhưng quá mong manh của dòng sông và sẽ trở thành “Con Sông của Quá Khứ.” Và những ai xa quê thì cũng vẫn mong được trở về với mái nhà xưa tìm lại cánh đồng xanh mùa màng ngày cũ.

Dọc đường có thể quan sát một số điểm sạt lở bờ Sông Hậu. Ghé qua Ô Long Vĩ để xem đê lúa cao sản ba vụ. Đoàn tới Châu Đốc vào buổi xế trưa,

Châu Đốc trước kia là tên một tỉnh, nay là tên một thành phố thuộc tỉnh An Giang sát biên giới Việt Miên. [tỉnh lỵ của An Giang nay là thành phố Long Xuyên]. Cư dân Châu Đốc khoảng hơn 150 ngàn dân, với các sắc tộc Kinh, Chăm, Hoa và Khmer, bao gồm nhiều tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, và đạo Hồi Islam với cộng đồng người Chăm Châu Giang; cư dân chủ yếu sống dọc theo bờ Sông Hậu, ven Quốc lộ 91.

Có khoảng 900 ngàn người Khmer sống nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long. Họ theo đạo Phật Tiểu Thừa sống đông nhất ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Châu Đốc nay là tỉnh An Giang. Nhà cửa của người Khmer vẫn đơn sơ nhưng nổi bật là các ngôi chùa tháp vàng uy nghi. Không xa chùa có tháp đựng tro cốt người chết sau khi được hỏa thiêu; người Khmer không có nghĩa trang.

Qua công viên Ngã ba Sông Châu Đốc, nổi bật một Tượng đài cá Ba Sacao 14 mét, chỉ riêng phần tượng cá đã nặng tới 3 tấn màu sáng bạc chói chang trong nắng, như một biểu tượng tôn vinh nông ngư dân ĐBSCL đã thuần dưỡng thành công trong các làng bè một giống cá ngon có chất lượng thay thế cho nguồn cá sông thiên nhiên ngày một cạn kiệt. Ba Sa có tên khoa học là Pangasius bocourti, là loài cá da trơn được nuôi nhiều ở ĐBSCL và cả lưu vực Sông Chao Phraya Thái Lan.

Cá Ba Sa chiếm hơn nửa sản lượng cá nuôi hàng năm nơi ĐBSCL. Hàng ngàn làng bè đầu nguồn sông Hậu nơi các tỉnh An Giang (Châu Đốc), Đồng Tháp (Hồng Ngự) không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Không những thế, phi-lê cá Ba Sa nay đã trở thành một thương hiệu / brand name được ưa chuộng ở nhiều thị trường trên thế giới.

Từ chân tượng đài, nhìn sang bên kia sông là một cồn lớn, như một tháp ghép lịch sử / historic transplant, đang có khoảng 12 ngàn người Chăm sinh sống trên đó, dân địa phương quen gọi họ là Chà Châu Giang, do nước da sậm và họ theo đạo Hồi.

Khi Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi tới Châu Đốc, thì Thoại Ngọc Hầu được giao trọng trách đào con kênh Vĩnh Tế, và một số người Chăm được điều động tới đây. Họ rất đắc lực trong vai trò đôn đốc tám chục ngàn sưu dân người Việt, người Khmer rất gian khổ ngày đêm đào con kinh Vĩnh Tế trong suốt 5 năm với rất nhiều tổn hại nhân mạng. Sau khi kênh Vĩnh Tế hoàn tất, triều đình Huế xem đây như thành quả to tát và để thưởng công cho đám người Chăm này, vua Minh Mạng đã chiêu dụ cấp đất cho họ lập thành 7 làng, sau này có thêm làng Đa Phước. Đến nay họ sống khá cách biệt chuyên nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa nên còn có tên là Cồn Tơ Lụa / Koh Kaboăk và họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa Champa. ….

Nhìn lên bầu trời xanh rồi như một flashback, tôi không sao quên được cảm xúc buổi chiều ngày hôm đó khi khi bước xuống ghe giã từ Đa Phước, ngôi làng lịch sử còn đầy ắp những hoài niệm của quá khứ…

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o