» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Thông tin về dự án Funal Techo Canal trên địa phận Cambodia [29-04-24]
Hội thảo Giới thiệu Hệ thống hỗ trợ ra quyết định vận hành HNT [29-4-24]
AN NINH NGUỒN NƯỚC SÔNG HỒNG – VIỆC QUAN TRỌNG VÀ CẤP THIẾT [07-04-24
Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT ngày 15/02/2024 về thông tin lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu [20/02/24]
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
 Số phiên truy cập

81776007

 
Người nổi tiếng
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nhà văn hóa Việt Phương với triết học Phật Giáo.[22/05/17]
Nhà văn hóa Việt Phương đã vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 89, ngày 6/5/2017 để lại bao công lao cho đất nước, để lại bao niềm trân trọng và thương tiếc sâu xa trong lòng bè bạn cùng với những người từng đọc thơ ông, từng biết tiếng ông. Đầu năm 1945, anh học sinh yêu nước Trần Quang Huy (tên ông hồi nhỏ) 17 tuổi ở ban Tú tài đã tham gia hoạt động cách mạng, bị cầm tù

NHÀ VĂN HÓA VIỆT PHƯƠNG VỚI

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

 

Tô Văn Trường

BBT. Nhà văn hóa Việt Phương đã vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 89, ngày 6/5/2017 để lại bao công lao cho đất nước, để lại bao niềm trân trọng và thương tiếc sâu xa trong lòng bè bạn cùng với những người từng đọc thơ ông, từng biết tiếng ông. Đầu năm 1945, anh học sinh yêu nước Trần Quang Huy (tên ông hồi nhỏ) 17  tuổi ở ban Tú tài đã tham gia hoạt động cách mạng, bị cầm tù. Sau Cách mạng Tháng Tám, anh gia nhập đoàn quân Nam tiến, gặp và trở thành Trợ lý của nhà lãnh đạo (ít lâu sau là Thủ tướng)  Phạm Văn Đồng  trong suốt những tháng năm sau này. Ông cũng đã là Trợ lý của nhiều nhà lãnh đạo cao nhất ở nước ta, đã nhiều dịp được gần gũi Bác Hồ. Khi Bác mất, rất nhiều bài thơ, bài hát đã được sáng tác,. trong đó, bài thơ ‘Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương’ của Việt Phương (đã đăng trên www.vncold.vn ) và bài hát ‘Tình Bác sáng đời ta’ của Lưu Hữu Phước (mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong một dịp sau)  là những tác phẩm xúc động nhất. Lớp thanh niên, nhất là học sinh sinh viên, cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước nhớ mãi những buổi nói chuyện của diễn giả Việt Phương. Với kiến thức uyên bác, lý giải các vấn đề thời cuộc một cách logic, sáng tỏ, mạch lạc đầy thuyết phục, với cách diễn đạt sôi nổi, hùng biện, ông đã đem đến cho người nghe những hiểu biết thấu đáo, những tình cảm sâu sắc và hướng tới những hành động cao cả… Ông đã công bố một số tập thơ. Song được nhắc đến nhiều nhất và cũng trải qua nhiều cuộc tranh luận nhất  là tập ‘Cửa mở’. Vào bối cảnh năm 1970, những khuôn thức dường như đang đóng kín thì bỗng nhiên có một cánh cửa bật ‘mở’ để mọi người nhìn thấy trung thực và thẳng thắn hơn đối với nhiều sự việc . Xin kính cẩn thắp nén hương để bày tỏ lòng  quý mến và ngưỡng mộ nhà văn hóa Việt Phương, một trí tuệ Việt sáng ngời.

-oOo-

 

Triết lý Phật giáo hình thành trong Việt Phương sau những thăng trầm trong cuộc đời của chính ông khi từng hăng hái cổ vũ cho hệ tư tưởng và triết học Mác Lênin. Do đó, những trải nghiệm và kết luận của ông khác với Thích Nhất Hạnh hay Lê Mạnh Thát , chưa nói tới Đạt Lai Lạt Ma

Có thể triết học Phật giáo rất ý nghĩa trong lý giải ý nghĩa của cuộc đời nhưng cuộc đời lại là cuộc vận động mạnh mẽ rất cần cả những triết lý mang tính chiến thuật hơn để tạo nên những bước đi nho nhỏ chứ không thể thiền tĩnh tại giữa nước sôi, lửa bỏng để chỉ hướng tới một cái kết kiểu " vô thuỷ vô chung" ...

Tôi mường tưởng lại ngay từ năm 2011 trong những lần đàm đạo riêng với Việt Phương, nghe ông tâm sự từ trải nghiệm riêng của mình  thì có ba điều đáng suy ngẫm và thực hành (Việt Phương không dùng cụm từ "ba điều dạy") có thể tóm tắt như sau :

 1/ Không có gì là tất cả, và tất cả là không có gì.

 2/ Sự người (từng người, từng cộng đồng người, cả loài người) là thành tố quan trọng nhưng không duy nhất, cũng không chính yếu của sự sống, và phải bình đẳng, tương kính, tương thân, tương ái với các thành tố khác của sự sống.

Chỉ trên hành tinh nhỏ nhoi li ti là trái đất, những thành tố phi người của sự sống đã rất phong phú, đa dạng, đó là cát bụi, đất đá, nước lửa, ngày đêm, không gian trái đất, thời gian trái đất, cỏ cây, hoa lá, rắn rết, chim muông.....Nếu tính trong vũ trụ này và trong các vũ trụ khác, thì sự sống quả thật vô thủy, vô chung, không có bắt đầu, không có kết thúc, rộng lớn đến vô cực và bất diệt.

3/ Mỗi cá thể người, thật sự người, là sinh vật nhận thức được và sống được̀ như một cá thể sống không có gì mà là tất cả, và là tất cả mà không có gì. Cá thể người như thế cũng bất diệt như chính sự sống, tức là không có sự chết, mà chỉ có sự chuyển biến từ trạng thái sống này sang trạng thái sống khác.

Quan điểm "không có gì là tất cả, tất cả là không có gì" trong tư duy của Việt Phương chẳng những là thấm nhuần một nhân sinh quan và thế giới quan triết học của đạo Phật, mà còn là một quan điểm của Việt Phương về tu dưỡng bản thân: Vừa mang tính giải phóng con người, vừa quên cái "tôi" đến vô ngã để vì cái "tất cả".

Người đọc thơ  của Việt Phương thấy rất rõ, và chính điều này làm cho Việt Phương trở thành nhà thơ lớn.  Có gì đẹp hơn một con người được giải phóng để sống vì tất cả!? Chỗ này Việt Phương đã vượt qua được cái ngưỡng "giải phóng cái tôi" của một thời rất quan trọng (thời đầu) trong trào lưu khai sáng. "Giải phóng cái tôi để vì tất cả" đang là đòi hỏi cao nhất đối với con người trong thế giới ngày càng quyết liệt mọi mặt hôm nay. Nghĩa là Việt Phương sống với thời đại của mình.

Đàm đạo với Việt Phương tôi tâm đắc nhất là học được ở người Anh, người Thầy kiến thức uyên bác về triết học và đạo Phật. Theo Việt Phương thì triết học Ấn Độ có ba bộ phận (1) Triết học thời Veda, cách đây và trước Công lịch của Thiên chúa giáo vài vạn năm. (2)  Triết học thời Bà la môn, trước Công lịch chừng gần 2000 năm. Và (3) Triết học thời Guatama (tên của Phật), trước Công lịch chừng 500 năm. Guatama còn có tên là Shykia Mauni (tiếng Việt là Thich ca Mầu ni). Mauni là người hiền triết, Shykia là tên địa  phương, nơi xuất xứ của Guatama.

Triết học Phật là triết học. Phật giáo là tôn giáo, với kinh kệ và các nghi thức, các thủ tục tôn giáo. Sự khác nhau giữa triết học Phật và Phật giáo là sự khác nhau giữa triết học và tôn giáo.

Nội dung triết học thời Veda, triết học thời Bà la môn, triết học Phật (có thể gọi là triết học thời Guatama) là vấn đề cực lớn, muốn hiểu rõ phải dầy công nghiên cứu.

Trong kinh Phật có triết học Phật (toàn bộ hay một phần thì tôi không được rõ), triết học Phật được viết và tụng dưới dạng kinh. Nghi thức và thủ tục Phật giáo thì không trực tiếp là triết học.

Theo Việt Phương cảm nhận rằng riêng tiếng mõ, đánh bất cứ theo cách nào, miễn là chậm rãi, thư thả, nhất là vào lúc hoàng hôn, thì sâu xa triết học.

 

Giờ đây, nhà văn hóa, nhà thơ Việt Phương luôn tâm huyết quan tâm đến vận nước đi xa thật rồi, đã thực sự về nơi ấy …với chín tầng cao đầy trắng tuyết.

Sao vội thế Người ơi

                             để lại cho Đời

Đau và tiếc

                  và ngổn ngang thương nhớ

Thôi,

       đành gửi

                      chút tâm tình dang dở

Tiễn Người về

                        nơi ấy

                                     "chín tầng cao"...

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o