|
Diễn đàn Quốc tế Thượng Hải “Hợp tác
tài nguyên nước xuyên biên giới ở Châu Á:
Hiện trạng và Tương lai”. |
Từ ngày 11-16/8/2016 tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra Diễn đàn Quốc tế về “Hợp tác xuyên biên giới ở Châu Á: Hiện trạng và tương lai”. (International Symposium Trans-Boundary Water Resource Cooperation in Asia: Progress and Prospect). Diễn đàn do Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Fudan (Thượng Hải) tổ chức.
Diễn đàn có sự tham gia của 50 đại diện từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức khoa học, các nhà khoa học từ 19 nước Châu Á, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tham dự. Các đại biểu mang đến Diễn đàn rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý nước các sông quốc tế khu vực Đông Bắc Á: giữa Mông cổ -Trung Quốc, Nga; Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc; Trung Á: giữa Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan, Afghanistan v..v; Nam Á: giữa Pakistan, Ấn Độ, Bangladet, Nepan; và Đông Nam Á: giữa Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trong gần 40 bài trình bày đã nêu khá rõ bức tranh về căng thẳng nước đang ngày càng gia tăng ở tất cả các quốc gia và khu vực - có những kinh nghiệm tốt và có nhiều xung đột. Trong khu vực sông Mê Công, đại diện từ Campuchia đã đặt ra nhiều câu hỏi tại sao Lào lại làm nhiều thủy điện trên dòng chính Mê Công và đặc biệt đập Dong Sahong, nằm cách biên giới Lào - Campuchia có 1,5 km và các thủy điện này được nhìn nhận sẽ gây những tác động lớn đến môi trường, sinh thái, sinh kế ở hạ lưu Campuchia và Việt Nam.
TS. Đào Trong Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển nguồn nước bền vững & Thích ứng Biến đổi khí hậu (CEWAREC) được mời tham dự và trình bày tham luận tại Diễn đàn.
CEWAREC
|