» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81289658

 
Khoa học & công nghệ
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nghiên cứu và đề xuất các dạng mặt cắt đê biển – (Phần 2).[20/09/12]
Như đã trình bày ở phần trên, trong hướng dẫn thiết kế đê biển hiện đang áp dụng ở nước ta thì cao trình đỉnh đê được thiết kế với tiêu chuẩn sóng leo. Về mặt lý thuyết, khi chọn tiêu chuẩn sóng leo thì nước do sóng gây ra không được phép vượt qua mặt đê.

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC DẠNG MẶT CẮT ĐÊ BIỂN - (Phần 2)

 Vũ Minh Cát,

Khoa Kỹ thuật biển, Đại học Thủy lợi

....

II. NGHIÊN CỨU SÓNG TRÀN

Như đã trình bày ở phần trên, trong hướng dẫn thiết kế đê biển hiện đang áp dụng ở nước ta thì cao trình đỉnh đê được thiết kế với tiêu chuẩn sóng leo.
Về mặt lý thuyết, khi chọn tiêu chuẩn sóng leo thì nước do sóng gây ra không được phép vượt qua mặt đê. Tuy nhiên, trong thực tế hầu như đê bị tràn nước trong mọi cơn bão kể cả khi tổ hợp với nước triều thấp và thậm chí trong các đợt gió mùa dài ngày do hiện tượng dồn nước cũng gây tràn đê. 

Với thực tế đó, không thể không nghiên cứu và đề xuất các loại đê cho phép sóng tràn thay vì tiếp tục giữ quan điểm thiết kế hiện nay không cho phép sóng nước tràn và vì vậy không thiết kế các giải pháp bảo vệ đê khi chịu sóng tràn và hậu quả là sạt trượt mái đê, hư hỏng cục bộ hoặc hư hỏng hoàn toàn mặt cắt đê sau mỗi trận bão.

Việc nghiên cứu sóng tràn đã được thực hiện rất sớm vào những năm 1950 do các nhà khoa học châu Âu thực hiện và đã có nhiều kết quả rất đáng khích lệ; đã được áp dụng vào thiết kế và xây dựng ở nhiều quốc gia. Ở nước ta, trước khi kiến nghị áp dụng, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về sóng tràn với các điều kiện của Việt Nam. Mô hình và chương trình thí nghiệm được thực hiện trên máng sóng của trường Đại học Thủy lợi. Tổng số 168 thí nghiệm với các kiểu tổ hợp khác nhau về mực nước và điều kiện sóng và sóng ngẫu nhiên có phổ dạng JONSWAP - dạng phổ được xem là phù hợp với điều kiện sóng gió ở khu vực biển Đông nước ta đã được thực hiện. Kết quả thí nghiệm cho chúng ta một số kết luận rất có giá trị sau:

- Các số liệu đo đạc sóng tràn qua đê không tường đỉnh với các điều kiện thủy lực và bãi trước đê khác nhau cho kết quả phù hợp tốt với phương pháp tính toán của TAW (2002).

- Việc sử dụng chu kỳ đặc trưng phổ Tm-1,0 cho kết quả tính toán sóng tràn tốt nhất. Quan hệ Tp = (1.10~1.20) Tm-1,0 cho kết quả đủ tin cậy tính toán sóng tràn qua đê có bãi trước. 

- Phương pháp tính toán của TAW (2002) đánh giá thấp ảnh hưởng của tường đỉnh trên đê đến sóng tràn (thông qua hệ số chiết giảm sóng tràn gv do tường đỉnh). 

- Khả năng chiết giảm sóng tràn của tường đỉnh phụ thuộc không chỉ các yếu tố thủy lực (sóng) mà còn từ điều kiện hình học đê (chiều cao tường, độ lưu không đỉnh đê). 

- Bãi trước đê có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến lượng sóng tràn qua đê và do đó đến sự an toàn của công trình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cùng một điều kiện tải trọng thiết kế khi có sự gia tăng về độ sâu bãi trước đê thì lượng tràn qua đê sẽ tăng mạnh theo quy luật hàm mũ và để đảm bảo giữ nguyên mức độ an toàn thì cao trình đỉnh đê cũng phải được tăng lên tương xứng với mức độ gia tăng độ lưu không đỉnh đê bằng từ 1 đến 3 lần mức độ gia tăng của chiều sâu bãi trước đê.

- Tường đỉnh trên đê làm tăng mạnh sóng phản xạ, mức độ gia tăng trung bình lên tới từ 30% đến 40%.

Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị:

- Sử dụng phương pháp tính toán sóng tràn của TAW (2002) trong thiết kế đê biển ở nước ta.

- Sóng tràn qua đê có tường đỉnh trong nghiên cứu hiện tại chỉ giới hạn ở trường hợp tường đỉnh có vách phía biển dốc đứng và chân tường nằm ở sát mép đỉnh đê phía biển (không có hành lang phía bên ngoài tường). Trên thực tế tường đỉnh trên đê có thể có thêm một số đặc điểm khác như: mũi hắt sóng, mái nghiêng và đặc biệt là có hành lang trước tường (S>0). Do vậy, chúng tôi kiến nghị xem xét thêm ảnh hưởng của những đặc điểm hình học này đến sóng tràn ở nghiên cứu tiếp theo.  

- Trong tính toán thiết kế đê biển cần phải xem bãi trước đê là một bộ phận không thể tách rời nhằm đảm bảo tính an toàn và ổn định lâu dài của công trình. Việc dự báo và theo dõi diễn biến hình thái bãi trước đê do vậy cũng cần phải được tiến hành một cách thường xuyên như là một phần của công tác duy tu bảo dưỡng công trình đê điều.

- Về những ảnh hưởng thủy động lực học bất lợi của tường đỉnh (do sự gia tăng sóng phản xạ) đến sự ổn định của đê: Cần có thêm những nghiên cứu cần thiết để đánh giá mức độ ảnh hưởng bất lợi của sự gia tăng sóng phản xạ do tường đỉnh đến điều kiện làm việc của đê, đặc biệt là về ổn định của lớp áo kè khu vực trước chân tường và hố xói trước đê.

 

 

Mời download & xem file đính kèm.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o