» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81293367

 
Đập ở Việt Nam
Gửi bài viết này cho bạn bè

Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2(21).[01/05/12]
Cuối tháng 3/2012 chúng tôi đã kiến nghị Thủ Tướng Chính Phủ lập tức ra lệnh xả cạn nước ở Đập Thủy điện Sông Tranh 2 trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho hàng vạn người dân ở hạ lưu. Kiến nghị này đã được sự ủng hộ rộng rãi của công luận. Đầu tháng 4/2012 Chính phủ đã chỉ đạo EVN xả nước Đập Sông Tranh 2 đến mức nước chết. Chúng tôi rất vui mừng, rất cảm ơn Chính phủ đã kịp thời ra quyết định này.

Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2

(21)

 

Sao không tìm kiếm nguyên nhân trước khi khắc phục sự cố?

 

TS. Nguyễn Bách Phúc

Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý

Thành phố Hồ Chí Minh (HASCON),

Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (EEI)

 

Cuối tháng 3/2012 chúng tôi đã kiến nghị Thủ Tướng Chính Phủ lập tức ra lệnh xả cạn nước ở Đập Thủy điện Sông Tranh 2 trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho hàng vạn người dân ở hạ lưu. Kiến nghị này đã được sự ủng hộ rộng rãi của công luận. Đầu tháng 4/2012 Chính phủ đã chỉ đạo EVN xả nước Đập Sông Tranh 2 đến mức nước chết. Chúng tôi rất vui mừng, rất cảm ơn Chính phủ đã kịp thời ra quyết định này.

Xin lưu ý ở đây có chỗ khác biệt giữa kiến nghị của chúng tôi với quyết định của Chính phủ: chúng tôi kiến nghị xả cạn, còn Chính phủ chỉ đạo xả đến mức nước chết. Lý do là khi viết kiến nghị chúng tôi không biết Đập Thủy điện Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy. Khi không có cửa xả đáy thì chỉ có thể xả tối đa đến mức nước chết, là mức nước hết khả năng phát điện, còn dưới mức nước chết sẽ không còn cách nào để xả nữa. Với cách xả này, lượng nước xả theo ước lượng của chúng tôi chừng 510 triệu mét khối, khoảng 70% dung tích hồ, lượng nước còn lại chừng 220 triệu mét khối, khoảng 30% dung tích hồ. Nguy cơ đe dọa vỡ Đập đã giảm đi nhiều, nhưng chưa thể gọi là an toàn. Tuy nhiên đó là điều bất khả kháng, tạm phải chấp nhận trong thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố.

Sau khi đã có quyết định đúng đắn xả bớt 70% nước, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là sửa chữa khắc phục sự cố của Đập. Sửa chữa như thế nào? Đương nhiên muốn sửa chữa đúng đắn và triệt để thì trước hết phải xác định chính xác nguyên nhân của sự cố.

Xin thú thực chúng tôi rất ngỡ ngàng khi nghe được những thông tin liên quan đến việc sửa chữa của EVN và Nhà thầu.

Đầu tiên, EVN họp với các chuyên gia của Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bàn định phương pháp sửa chữa, nhưng lại họp kín. Tại sao lại họp kín? Đây là bí mật Quốc gia? Bí mật khoa học? Bí mật quân sự? Bí mật kinh tế?

Thứ hai, ngày 18 tháng 4 khi đọc một số tờ báo đưa tin EVN công bố phương pháp sửa chữa Đập Sông Tranh 2, trong đó không hề nói đến việc tìm nguyên nhân chính xác và toàn diện, mà vẫn lặp lại bài cũ: “an toàn”, “chỉ có nước thấm qua khe nhiệt”, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, và vì vậy không thể không lên tiếng được.

 

1. Chúng tôi khẳng định: hiện nay chưa có cơ sở để kết luận “Đập Sông Tranh 2 vẫn an toàn”:

Bằng lời nói và việc làm của chủ đầu tư EVN, Nhà thầu xây dựng Đập, và Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, có thể hiểu rằng họ vẫn khẳng định “Đập Sông Tranh 2 vẫn an toàn trong tình trạng hiện nay”, mặc dầu họ không đưa ra lý lẽ nào chứng minh cho điều đó.

Lý lẽ duy nhất mà một số chuyên gia về Đập đưa ra là: Đập Sông Tranh 2  là loại Đập trọng lực, theo lý thuyết cơ bản về Đập trọng lực, khi đã là Đập trọng lực  thì tự bản thân Đập mặc nhiên có khả năng tự ổn định.

Xin lưu ý rằng, điều này sẽ là hoàn toàn chính xác chỉ khi Đập Sông Tranh 2 thực sự Đập trọng lực.

Xin được giới thiệu sơ lược vài nét cơ bản về loại Đập trọng lực. Tại sao gọi là Đập trọng lực? Đập nào chẳng có trọng lực? Đến con kiến, con muỗi, hạt bụi cũng có trọng lực, tại sao lại gọi riêng loại Đập này là Đập trọng lực? Là vì trọng lượng của nó rất lớn, lớn đến mức tự nó có thể nằm yên (“nằm ì ra”) tại chỗ, không cần có móng cọc ở phía dưới, không cần có vật chèn chắn, mà vẫn không bị áp lực nước và các áp lực khác xô đẩy làm Đập trượt về phía hạ lưu, và không bị xô lật về phía hạ lưu. Về trực quan có thể hình dung Đập trọng lực tương tự một cục đá rất to rất nặng nằm chơ vơ giữa dòng nước chảy xiết, không có vật gì chèn chắn, nhưng vẫn không hề nhúc nhích. Nếu Đập Sông Tranh 2 được xây dựng đúng như lý thuyết (đúng như thiết kế, nếu thiết kế không sai) thì nó đương nhiên là Đập trọng lực, là tự ổn định, là an toàn tuyệt đối, không bao giờ bị trượt, bị lật, bị vỡ.

Những người khư khư ôm lấy niềm tin rằng Đập Sông Tranh 2 đã được thiết kế, và từ đó được gọi Đập trọng lực thì đương nhiên an toàn tuyệt đối, những người đó quên mất những điều kiện bắt buộc để cho một con Đập thực sự Đập trọng lực.

Điều kiện thứ nhất, con Đập phải là một cục (lưu ý: Đập Sông Tranh 2 gồm 30 blog xếp kề nhau một hàng ngang thành con Đập, mỗi blog là một cục tự ổn định theo thiết kế). Nếu thân Đập của một blog bị nứt, thì blog đó không còn là một cục nữa, dù trọng lượng vẫn đủ theo thiết kế. Vết nứt có thể khiến một cục trở thành hai cục nhỏ, ba cục nhỏ, và khi đó khả năng tự chống lậttự chống trượt không còn nữa.

Đập Sông Tranh 2 đang phun nước nghiêm trọng ở mặt hạ lưu, EVN vẫn khẳng định chỉthấm nước qua khe nhiệt (khe hở theo thiết kế giữa hai blog kề nhau, rộng khoảng 1 đến 2 cm), nhưng EVN không chứng minh được điều này.

Nghiêm trọng hơn cả, là EVN luôn khẳng định rằng trong thân Đập không có vết nứt, mà cũng không hề chứng minh. Lẽ ra EVN phải xác định chính xác trong thân Đập có hay không có vết nứt, những vết nứt đó to nhỏ dài ngắn bao nhiêu, để từ đó có thể tính toán và kết luận rằng mỗi blog có còn là một cục hay không.

Điều kiện thứ hai, mỗi blog phải đủ trọng lượng (đủ nặng) theo thiết kế.

Khi đã thấy dòng nước ào ạt phun ra từ mặt Đập phía hạ lưu, tư duy lành mạnh buộc người ta phải đặt câu hỏi rằng trong thân con Đập sự cố này, ngoài việc có tồn tại những khe nứt hay không, còn phải xét đến việc có tồn tại những khoảng trống (có áp lực kẽ rỗng nước và không khí) hay không?

Nếu thi công đúng theo thiết kế, và giám định chính xác, thì đương nhiên trong thân Đập sẽ không có khoảng trống. Thế nhưng rất tiếc thực tiễn nhiều công trình của chúng ta, mặc dù thiết kế, thi công, giám sát đều rất chặt chẽ, nhưng cuối cùng trong lòng công trình vẫn tồn tại những khoảng trống ghê gớm, các “hố tử thần” đầy rẫy trên các tuyến đường của Thành phố Hồ Chí Minh và các Thành phố khác, là những ví dụ không thể chối cãi được.

EVN chưa kiểm chứng rằng có hay không khoảng trống, từ đó chưa kiểm chứng được trọng lượng thật của Đập, thì không thể yên tâm gọi nó là Đập trọng lực, không thể yên tâm nói tự ổn định, không thể yên tâm tin nó là an toàn.

Điều kiện thứ 3, để Đập trọng lực tự ổn định Nền Đập phải được đảm bảo là ổn định. Nếu Nền Đập không còn ổn định, nếu có khả năng xảy ra lún, sụt, xói lở, khi đó mỗi blog dù có là một cục, dù có đủ trọng lượng thiết kế đi nữa thì Đập vẫn có khả năng bị trượt, bị lật.

 Tình trạng Nền Đập Sông Tranh 2 sau hàng loạt các trận động đất kích thích vừa qua, liệu có còn được ổn định như thiết kế ban đầu hay không? hoặc có thể giữ được ổn định nếu còn tiếp tục động đất xảy ra sau này? Điều này EVN không chứng minh, nhưng EVN vẫn đưa ra kết luận là Đập an toàn!

 

2. Kiến nghị kiểm tra toàn diện và chính xác tình trạng thực của Nền Đập và Đập Sông Tranh 2 hiện nay:

Để xác định tình trạng thực, cách đúng đắn duy nhất là phải kiểm tra ba điều kiện nói trên

Kiểm tra ba điều kiện nói trên không phải là khó trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày nay, hoàn toàn nằm trong tầm tay của người Việt Nam, không cần đến chuyên gia nước ngoài.

Máy thăm dò địa chấn hoàn toàn có khả năng thăm dò toàn bộ kết cấu của thân Đập và Nền Đập, xây dựng bản đồ chính xác về tình trạng thân Đập như vị trí, kích thước, số lượng của các khe nứt và của các khoảng trống (“hố tử thần”) nếu có, xác định chính xác bên trong khe nứt và khỏang trống đó là nước hay không khí. Khi có bản đồ chính xác này thì mới có thể xác định được các blog có còn là một cục hay không, các blog có đủ trọng lượng thiết kế hay không.

Máy dò địa chấn cũng sẽ xác định được chính xác kích thước của các tầng đất đá của Nền Đập. Từ đó có thể tính toán và đánh giá lại tính ổn định của Nền Đập.

 

3. Kiến nghị đánh giá khách quan và chính xác khả năng khắc phục sự cố:

Sau khi có bản đồ tình trạng thực của thân Đập và Nền Đập như đã nói ở trên, các đơn vị có trách nhiệm gồm thiết kế, thi công, vận hành (sử dụng) Đập phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tính toán và xác định các khả năng xử lý đối với Đập:

-          Nếu có khả năng khôi phục Đập và Nền Đập theo đúng thiết kế ban đầu thì phải nghiêm túc đưa ra những biện pháp chính xác, khoa học, khả thi. Qúa trình khôi phục Đập này, gồm thiết kế, thi công và giám sát phải thực hiện hết sức nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng luật pháp và không bí mật với công luận.

-          Nếu không có khả năng khôi phục Đập hoặc Nền Đập theo đúng thiết kế ban đầu, thì phải chấp nhận đau đớn là chấm dứt hoạt động của con Đập và Nhà máy thủy điện. Thật lãng phí và tai hại khi cứ bỏ hàng chục hàng trăm tỷ vào sửa chữa, trong khi chưa xác định khả năng sửa chữa khắc phục.

 

4. Thử bàn về việc sửa chữa Đập Sông Tranh 2 trong thời gian vừa qua:

Đầu tiên, từ đầu tháng 3 năm 2012 cả nước biết đến sự cố Đập Sông Tranh 2 qua hình ảnh nước phun ra như suối trên mặt hạ lưu Đập, và hình ảnh EVN ra sức trám bịt các miệng phun này. Hành động này của EVN không phải là sửa chữa Đập mà là phá hoại Đập. Vì sao? Ra sức bịt miệng phun, có nghĩa là cố tình giữ nước lại trong thân Đập. Nước đó sẽ làm hỏng bê tông thân Đập, tức là phá hoại Đập.

Thứ hai, EVN khẳng định nước thấm qua khe nhiệt. Điều này được hiểu là: các tấm đồng dạng Ô-mê-ga, bịt khe nhiệt, được lắp đặt từ đỉnh Đập đến đáy Đập phía thượng lưu đã bị hỏng. Như vậy, mỗi tấm đồng bị hỏng (thủng, rách) dù chỉ 1 cm vuông thôi, thì hiện nay toàn bộ khe nhiệt đã chứa đầy nước. Khe nhiệt chỉ rộng 1 - 2 cm, dung tích nước lấp đầy khe nhiệt chỉ khoảng trên dưới một trăm mét khối, nhưng lượng nước ít ỏi này vô cùng nguy hiểm cho Đập, vì nó tiếp xúc với toàn bộ bề mặt hông của hai blog kề nhau, tức  là nó sẽ phá hoại bê tông của cả hai blog. EVN không hề đả động đến cách xử lý mối nguy hiểm này, mà vẫn khăng khăng hai tiếng “an toàn”.

Thứ ba, sau khi Chính phủ chỉ đạo xả nước, theo báo chí, từ đầu tháng 4 EVN đang tiến hành bịt các vết nứt trên mặt thượng lưu của Đập. Việc này là hoàn toàn cần thiết, nhưng chưa đủ.

Điều đáng lo lắng hơn nhiều,  là EVN không nói đến việc tìm kiếm khe nứt, tìm kiếm khoảng trống trong thân Đập, xử lý khe nứt khoảng trống, xử lý lượng nước nằm trong đó, kể cả xử lý lượng nước nằm trong khe nhiệt, cũng không thấy nói đến việc kiểm tra và xử lý nền đập.

Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi một Nhà Khoa học đã nói: EVN sửa chữa Đập Sông Tranh 2 chỉ là để “cho vui”!

Cũng vì thế, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ dự kiến của Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sẽ đưa câu chyện Đập Sông Tranh 2 ra Nghị trường Quốc hội.

ooo

BBT. Mời  xem những ý kiến đã phát biểu trên Diễn đàn

 

trang  www.vncold.vn

Bài tham gia Diễn đàn

0

Web/Content.aspx?distid=2957

Vết nứt ở đập thủy điện Sông Tranh 2: Có thể gây vỡ đập (báo Tiền Phong pv. GS.TSKH. Phạm Hồng Giang)

1

Web/Content.aspx?distid=2958

Về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2

(trao đổi ý kiến ngắn với GS.TSKH. Phạm Hồng Giang)

2

Web/Content.aspx?distid=2959

TƯ VẤN ĐỘC LẬP PHẢI VÀO CUỘC! (TS. Tô Văn Trường)

 

3

Web/Content.aspx?distid=2960

NƯỚC THẤM CHẢY THÀNH DÒNG, THÀNH VÒI QUA ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 KHÔNG THỂ COI THƯỜNG (KSCC. Hoàng Xuân Hồng)

4

Web/Content.aspx?distid=2961

Bàn về vết nứt đập Sông Tranh 2 (TS. Nguyễn Trí Trinh)

5

Web/Content.aspx?distid=2962

Biện pháp hiệu quả nào khắc phục hiện tượn g nước thấm xuyên đập Sông Tranh 2?

(trao đổi ý kiến ngắn với GS.TSKH. Phạm Hồng Giang)

 

6

Web/Content.aspx?distid=2964

BÀN VỀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ MẶT CẮT VÀ CHỐNG THẤM ĐẬP RCC (NHÂN TAI NẠN THẤM ĐẬP RCC SÔNG TRANH)

(TS. Nguyễn Trí Trinh)

7

Web/Content.aspx?distid=2965

Chống thấm ở đập bê tông đầm lăn (TS. Đào Trọng Tứ)

8

Web/Content.aspx?distid=2966

 

Khắc phục sự cố đập Sông Tranh 2 (TS.Tô Văn Trường)

9

Web/Content.aspx?distid=2967

Tôi rất bức xúc về cách xử lý đang được các nhà quản lý đập tiến hành (M. Hồ Tá Khanh)

 

10

Web/Content.aspx?distid=2968

NỖI LO TOÀN CẢNH PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở NƯỚC TA

(TS.Tô Văn Trường)

 

11

Web/Content.aspx?distid=2969

Kiến nghị Thủ tướng ra lệnh xả cạn hồ

(TS. Nguyễn Bách Phúc)

 

12

Web/Content.aspx?distid=2970

Cần có các đơn vị, chuyên gia tư vấn độc lập tham gia xử lý sự cố (Gỉa Kim Hùng)

13

Web/Content.aspx?distid=2973

Không thể khoán trắng sinh mạng của người dân ở hạ du đập cho doanh nghiệp.

(VnExpress pv. GS.TSKH. Phạm Hồng Giang)

14

Web/Content.aspx?distid=2975

BÀN THÊM VỀ THẤM QUA ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 (KSCC. Hoàng Xuân Hồng)

 

15

Web/Content.aspx?distid=2980

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤMCHO ĐẬP SÔNG TRANH 2 TẠI MẶT THƯỢNG LƯU BẰNG HỆ THỐNG CHỐNG THẤM CARPI (CARPI TECH)

16

Web/Content.aspx?distid=2983

Về sửa chữa đập Sông Tranh 2 (M. Hồ Tá Khanh)

17

Web/Content.aspx?distid=2987

Thư ngỏ về đập Sông Tranh 2 (Le Van Nga)

 

18

Web/Content.aspx?distid=2992

NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM NÊN PHÁT NGÔN ĐÚNG KỸ THUẬT, RÕ RÀNG VÀ NHẤT QUÁN (Hoàng Xuân Hồng)

19

Web/Content.aspx?distid=2997

Khắc phục sự cố rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Nên chọn phương án nào?

(PV. Phạm Quang pv. GS.TSKH. Phạm Hồng Giang)

20

Web/Content.aspx?distid=3000

Nếu ít lâu nữa phải sửa chữa lần hai thì sẽ tốn kém hơn nhiều (M. Hồ Tá Khanh)

 


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o