» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81331949

 
Khoa học & công nghệ
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nền kinh tế tri thức tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long.[23/07/11]
Như một sứ mạng lịch sử, tri thức hóa nền kinh tế diễn ra đúng lúc nhân loại chịu 3 áp lực rất lớn là dân số tăng nhanh, tài nguyên cạn kiệt, và khí hậu biến đổi thất thường. Quá trình tri thức hóa ở hầu hết các nước tiến triển rất nhanh và đang tạo ra các giải pháp công nghệ mới đối phó với các vấn đề khác nhau của khu vực cũng như toàn cầu

 

NỀN KINH TẾ TRI THỨC TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

                                                                                  Hoàng Xuân Phương(*)

 

Như một sứ mạng lịch sử, tri thức hóa nền kinh tế diễn ra đúng lúc nhân loại chịu 3 áp lực rất lớn là dân số tăng nhanh, tài nguyên cạn kiệt, và khí hậu biến đổi thất thường. Quá trình tri thức hóa ở hầu hết các nước tiến triển rất nhanh và đang tạo ra các giải pháp công nghệ mới đối phó với các vấn đề  khác nhau của khu vực cũng như toàn cầu. Đặc biệt công nghệ thông tin nổi lên như sợi chỉ xuyên kết các giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với các vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.

 

Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng kép trong biến đổi khí hậu

 

Đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu

Đứng hàng thứ 3 trong các châu thổ lớn bị đe doạ nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng kép của nước sông hạ xuống với nước biển dâng lên, của lũ lụt với hạn hán, xói lở với lấp dòng, và cả cơ hội làm giàu đi chung với thiếu đói. Trong tháng 2/2010 tất cả các nước thuộc Ủy ban sông Mê Kông (MRC) báo động nước sông xuống thấp kỷ lục do các đập chặn nước bên phía Trung Quốc, bởi lượng nước mùa mưa giảm sút trong nhiều năm liền, và do các rìa băng tuyết trên dãy Himalaya không còn đủ dày để tan ra điều tiết dòng chảy cho hết mùa nắng. Lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh các nước tham gia MRC được tổ chức vào đầu tháng 4 để liên kết đối phó với vấn đề.

Thực ra con người đồng bằng sông Cửu Long mấy năm gần đây đã thấy nhiều hơn thế và nhận ra rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng mạnh tới vùng châu thổ sớm hơn đã tưởng. Bước vào đầu năm 2010, người dân đồng bằng cảm nhận ngay cái nóng bức, cái khô hạn và lượng nước phải bơm cho ruộng lớn hơn, tiêu tốn nhiều hơn mà chưa chắc đã cho năng suất cao. Một nhà báo đã phải thốt lên rằng thiên nhiên hào phóng cho vựa lúa rồi sẽ đòi lại phần lớn diện tích trong vài chục năm nữa; sinh kế của người Việt Nam đang bị đe dọa bởi những thay đổi toàn cầu; đó là nỗi lo có thật phải tin và tìm cách ứng phó.

Mối đe dọa bắt đầu từ việc lão hóa dòng sông

Với chiều hướng trái đất nóng lên không thể đảo ngược hiện nay thì dù biến đổi khí hậu diễn ra ở mức độ hay kịch bản nào cũng làm cho dòng sông ngoằn ngoèo hóa già, và thay vì bồi đắp phù sa ra biển lại bị nước biển xâm lấn thu hẹp châu thổ, bắt đầu bằng việc xâm nhập mặn hàng chục, hàng trăm cây số vào sâu trong đồng làm mất diện tích canh tác. Hiện tượng lão hóa rất dễ nhận ra với việc dòng nước tàn phá xói lở đôi bờ rồi đem đất đắp vào giữa sông cản trở lưu thông. Vốn là cái nôi của nền văn minh sông nước, các hoạt động kinh tế xã hội nơi đồng bằng châu thổ Cửu Long diễn ra trên các bờ sông bờ rạch, biến nơi đây thành địa điểm nhạy cảm nhất của quá trình biến đổi khí hậu.

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (CTMTQG) phân chia tác động của hiện tượng toàn cầu này làm 2 nhóm, nghiêm trọng và tiềm tàng. Với đồng bằng sông Cửu Long tác động của mực nước biển dâng được coi là nghiêm trọng nhất và là nguyên nhân của việc lão hóa dòng sông, thay đổi diện mạo châu thổ, bao gồm diện mạo mặt đất và diện mạo nhân văn do bởi tình trạng di trú đến nơi ở mới. Trong 50 năm qua nước biển dâng cao 20cm, nhưng từ nay đến năm 2050, mức nước dâng thêm sẽ là 30cm làm cho sự tàn phá đôi bờ mạnh hơn, nhanh hơn và diện ngập lụt rộng hơn, dài tháng hơn. Điều này có nghĩa việc quy hoạch và thiết kế phải đáp ứng điều kiện mới, nhất là đối với hệ thống đường sá, đô thị cùng khu dân cư, và cả các khu công nghiệp.

Bệnh tật gia tăng cả về lượng và loại là tác động nghiêm trọng thứ hai. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng các nhà hoạch định chính sách quá chậm chạp đối với mục tiêu sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống trong khi trái đất mỗi ngày một nóng lên với các thay đổi thời tiết đột ngột làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, khả năng chống chọi của người già, và nhiều cái chết thảm thương do bởi thiên tai dịch bệnh. Cuối cùng thời tiết cực đoan cũng đang trở nên nghiêm trọng trên vùng châu thổ. Trước đây con người đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ biết đến lũ lụt, nhưng nay cả lũ lụt, hạn hán, và bão táp sẽ cùng đe dọa. Mấy chục năm trước, các đôi trai gái thề thốt bằng câu ví von “bao giờ cạn nước Đồng Nai”, nhưng nay nhiều kinh rạch lớn nhỏ trên hệ thống Cửu Long đã bắt đầu khát nước.

Thích ứng nông nghiệp là nhu cầu cấp bách nhất

Sẽ không có hiệu quả trong việc đối phó với biến đổi khí hậu nếu bỏ qua yếu tố nông nghiệp và biện pháp thích ứng cây trồng. Tác động xấu lên sản xuất lương thực sẽ nhanh chóng làm cho các biện pháp đối phó hoặc thích ứng khác trở nên vô nghĩa. Thích ứng cây trồng là biện pháp cần thiết để nền nông nghiệp có thể đứng vững trước các biến đổi khí hậu. Nông dân sẽ gặp phải nhưng khó khăn mà trước đó họ chưa có kinh nghiệm: Thời tiết thay đổi cực đoan, nhiệt độ trung bình tăng cao, số ngày cực nóng và cực lạnh nhiều hơn, mùa vụ lại có khuynh hướng rút ngắn, bức xạ mặt trời mạnh hơn, các áp lực về hạn, ẩm hay mặn ngày càng cao, và sẽ xuất hiện các tập đoàn sâu hại cũng như các bệnh mới.

Từ đầu thế kỷ XXI nền nông nghiệp thế giới đã chuyển biến mạnh với việc áp dụng kỹ thuật khai thác sa mạc, canh tác các dòng lương thực siêu sản, chuyển qua tưới nhỏ giọt (drip feed) thay cho hệ thống mương máng tưới tiêu (irrigation), và nhất là sẽ thay thế việc bón rải phân hóa học bằng các bộ phân của khoảng 300 loài vi khuẩn bón theo đường nước. Mỗi một quyết định trong đó đều cần kết quả từ việc xử lý trên các máy tính và việc tin học hóa nền nông nghiệp được coi là cuộc cách mạng xanh của thế kỷ nhằm nuôi sống nhân loại thông qua nền nông nghiệp lập trình chính xác (precision agriculture).

Công nghệ thông tin phải là sợi chỉ xuyên kết giải pháp

Điều làm các người tham gia Diễn đàn biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long băn khoăn và được thể hiện trong nhận định của GS Nguyễn Ngọc Trân nguyên Thứ trưởng bộ Khoa học Công nghệ rằng tổng hợp các đề án mới chỉ là nhặt khoai bỏ chung vào bị, bởi ban soạn thảo CTMTQG đã không đề cập đến hệ thống công nghệ thông tin như một sợi chỉ xuyên suốt các giải pháp. Hệ thống này một mặt làm nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin dữ liệu cho mỗi giải pháp mỗi dự án, mặt khác giúp chúng tương tác với nhau để chọn ra giải đáp hiệu quả tối ưu cho mỗi bài toán, của mỗi ngành, mỗi địa phương. Nền công nghệ thông tin ở nước ta tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn còn yếu, vẫn rời rạc và chưa biết khai thác tính hệ thống vốn là sức mạnh bùng nổ của thứ kỹ nghệ thời đại này.

Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu phức tạp trên bình diện rộng của đồng bằng sông Cửu Long, công nghệ thông tin không chỉ làm nhiệm vụ nâng cao nhận thức như nhiều người quan niệm mà cần tích hợp trong cả 8 nhiệm vụ của CTMTQG, bắt đầu từ đánh giá mức độ, xác định giải pháp, xây dựng chương trình cho đến tổ chức thực hiện. Trong bối cảnh này việc đầu tư hệ thống hóa công nghệ thông tin trở thành thiết yếu và cấp bách, bao gồm công tác tổ chức và đào tạo, trang bị máy móc và lập trình chuyên dụng, vận hành hệ thống và kiểm tra hiệu quả để từng bước nâng cao.

Cuộc chiến đối phó với biến đổi khí hậu không chỉ là dự án thay những bóng đèn mà trước hết là việc thay đổi quan điểm lãnh đạo, bắt đầu bằng việc sử dụng công nghệ thông tin như một hệ thống thống nhất xuyên suốt từ chiến lược đến các chiến thuật, từ khâu chỉ huy đến thực hiện trên các địa bàn khác nhau. Không thể ứng phó hiệu quả với vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long nếu không sử dụng các thành quả công nghệ của cuộc cách mạng tri thức ngày nay bởi chúng thực sự là thứ vũ khí sống còn cho toàn cuộc chiến.

 

(*) Hoàng Xuân Phương, TS Địa Chất

Hội KHKT Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 2/5D Hà Hoàng Hổ, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 095 5297050 - E-mail: hoangxpag@hotmail.com

 

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

1. Tổng kết Diễn đàn Biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất (Cần Thơ 12-13/11/2009):

http://vea.gov.vn/VN/tintuc/hoithaohoinghi/Pages/Di%E1%BB%85n%C4%91%C3%A0n%20BDKH%20DBSCL.aspx

2. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Hà Nội, tháng 7/2008):

http://www.noccop.org.vn/images/article/CTMTQG_27_07_08_a44.pdf

3. Đồng bằng sông Cửu Long - Điểm nóng về biến đổi khí hậu :

http://www.vfej.vn/vn/chi_tiet/19752/dong_bang_song_cuu_long___diem_nong_ve_bien_doi_khi_hau

4. Nguyễn Ngọc Trân- Ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Cần sớm đi vào cụ thể:

http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-o-DBSCL-Can-som-di-vao-cu-the/200911/68577.datviet

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o