» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81354979

 
Sự kiện
Gửi bài viết này cho bạn bè

Các chuyên gia hàng đầu của EDF tại Bình Thuận.[17/02/11]
Các ông François Lempérière & Michel Hồ Tá Khanh, những chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn Phát triển Điện lực Pháp (EDF) có qui mô lớn toàn cầu, đã đề xuất và ứng dụng giải pháp đập tràn kiểu 'phím piano' (Piano Keys Weir - PKW) làm tăng đáng kể hiệu quả xả lũ, tăng mức an toàn đập...

Các chuyên gia hàng đầu của EDF tại  Bình Thuận

 

Tràn xả lũ kiểu PKW tại hồ chứa Saloon (Bình Thuận )
BBT.  
Các ông François Lempérière & Michel Hồ Tá Khanh, những chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn Phát triển Điện lực Pháp (EDF) có qui mô lớn toàn cầu, đã đề xuất và ứng dụng giải pháp đập tràn kiểu 'phím piano' (Piano Keys Weir - PKW) làm tăng đáng kể hiệu quả xả lũ, tăng mức an toàn đập... Mời xem các bài đã đăng trên www.vncold.vn:  

 

/Web/Content.aspx?distid=293

/Web/Content.aspx?distid=1994

/En/Web/Content.aspx?distid=481

/En/Web/Content.aspx?distid=533

 

Tháng 5/2010, sau khi dự Hội nghị Đập lớn Thế giới lần thứ 78 tại Hà Nội, các ông đã thăm đập Saloon (Bình Thuận) được nâng cấp gần đây, trong đó đã xây dựng PKW. Hiện đã có khá nhiều tràn xả lũ kiểu PKW đang được xây dựng hoặc thiết kế tại Việt Nam.

Xin giới thiệu với bạn đọc bài và ảnh trên báo 'Bình Thuận on line".

 

Quê hương tôi, dòng Cà Ty chảy bên nhà!

Là người con của quê hương Phan Thiết, dù xa quê khi  mới lên 5, nhưng ông vẫn không quên hương vị nước mắm quê nhà. Mấy năm nay dù đã cao tuổi, nhưng ông thường bay về để giúp Bình Thuận  xây dựng các đập thủy lợi nhỏ. Khu vườn Trường Dục Thanh, nơi mà năm 1910 thầy giáo Nguyễn Tất Thành từng dừng chân dạy học chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Ông chính là chuyên gia cao cấp, Kỹ sư (KS) Michel Hồ Tá Khanh.

(BT 'Bình Thuận on line') 

 Đem thủy lợi Pháp về Việt Nam

Một ngày hè nắng chang chang, được sự giới thiệu của anh Mai Chí - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, tôi cùng KS Michel Hồ Tá Khanh và KS François Lempérière, Chủ tịch Hội Thủy điện Pháp  (Hydro-Coopération) vượt rừng Hàm Thuận Bắc để đến với hồ nước Saloon, giáp với Lâm Đồng. Nắng rát mặt, nhưng hai ông Tây này không quản ngại và đề nghị phải đi thị sát hồ Saloon ngay trong ngày. Nhìn hai ông già, một Việt một Pháp, ăn mặc rất dân thường, không ai nghĩ đấy là hai chuyên gia hàng đầu của nước Pháp về thủy lợi và thủy điện. Anh Mai Chí cho biết, trong một lần dự hội nghị khoa học tại TP Hồ Chí Minh, anh đã làm quen KS Michel Hồ Tá Khanh, và không ngờ ông ấy là một chuyên gia tầm cỡ của Hydro-Coopération và  là con cháu của người sáng lập ra Trường Dục Thanh - Phan Thiết. Được đề nghị, KS Michel Hồ Tá Khanh về ngay Phan Thiết để khảo sát hồ Saloon. Đây là hồ chứa nước loại nhỏ, dung tích khoảng hơn một triệu mét khối nước, khả năng tưới khoảng hơn 100 ha lúa cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Đông Giang, một xã miền núi huyện Hàm Thuận Bắc. Trước đó dù tỉnh bỏ ra vài chục tỷ để xây dựng hồ nước, nhưng hiệu quả sử dụng  không cao, vì mùa khô nước mau cạn; còn mùa mưa thì nước mau đầy phải xả bớt. Chính KS Michel Hồ Tá Khanh đã áp dụng công nghệ đập nước “cầu chì” của Pháp vào công trình  này. Ông cho xây một bờ đập nhỏ bằng “cầu chì” ở cửa xả (concrete fuse PLUS).  Vào mùa mưa khi có lũ về làm nước trong hồ dâng cao, lập tức các “cầu chì” tự động mở ra để xả nước về hạ lưu, bảo đảm an toàn công trình đầu mối. Đến cuối mùa mưa, khi nước nguồn về ít, các “cầu chì” đặt trên ngưỡng tràn đóng lại làm nhiệm vụ giữ thêm nước cho hồ để đủ nước tưới cho vụ đông xuân tiếp theo. Nhờ vậy, mấy năm gần đây bà con xã Đông Giang, đã liên tục trúng mùa trên cánh đồng Saloon.

  Anh Mai Chí cho hay, khi ý tưởng của KS Michel Hồ Tá Khanh được đề xuất, thì các cán bộ trong ngành và huyện Hàm Thuận Bắc ai cũng vui mừng. Nhưng để có thể thực hiện thì phải trải qua các thủ tục đầu tư xây dựng khá phức tạp mới có kinh phí, mặc dù hệ thống đập “cầu chì” này chưa tới một tỷ đồng. Ông lại về Pháp và vận động những người bạn của mình đóng góp tiền mang về Bình Thuận để thi công công trình. Nhờ vậy mà mấy năm qua hiệu quả sử dụng của hồ Saloon rất cao, làm cho hồ chứa thêm  hàng triệu mét khối nước mỗi năm.

 Hôm nay ông ấy mời bạn mình là Chủ tịch Hội Thủy điện Pháp vượt rừng đến Hàm Thuận Bắc để “khoe” tác phẩm của mình đấy - anh Mai Chí nói.

 Nước mắm Phan Thiết đi Pháp !

KS François Lempérière, Chủ tịch Hội thủy điện Pháp nói rằng “Chúng tôi dự Hội nghị “Đập lớn thế giới” ở Hà Nội thì ông ấy (KS Michel Hồ Tá Khanh) mời tôi về thăm quê. Tôi thích nước mắm Phan Thiết, nó rất  thơm. Không ngờ quê hương bạn lại có nước mắm ngon như thế. Bạn tôi còn hứa sẽ tặng nước mắm Phan Thiết để tôi đem về Pháp!”.

Các ông M.Hồ Tá Khanh (trái) và F. Lempérière tại hồ Saloon Hàm Thuận Bắc (ảnh: Q.H)

KS François Lempérière là Chủ tịch Hiệp hội Thủy điện Pháp; ông chính là “cha đẻ” của kĩ thuật “đập tràn kiểu 'Piano'” ở nước Pháp, từng giúp Angiêri xây hàng chục con đập để làm thủy điện và lấy nước làm thủy lợi. Ông cùng KS Michel Hồ Tá Khanh về Bình Thuận lần này là muốn giới thiệu cho các chuyên gia thuỷ lợi Bình Thuận  kĩ thuật xây dựng đập tràn kiểu 'Piano' (đập tràn có các bộ phận được bố trí giống như phím đàn Piano) của Pháp.

Hôm ấy, ngay sau khi ăn cơm trưa tại Khách sạn 19/4 Phan Thiết, hai “ông Tây” lật ngay bản vẽ ra để hướng dẫn từng chi tiết về kĩ thuật đập tràn kiểu 'Piano'. Anh Mai Chí, một người từng học thạc sĩ ở Pháp,  sử dụng tiếng Pháp khá tốt, kiêm luôn phiên dịch cho hai ông Tây này. Anh Chí nói, KS Michel Hồ Tá Khanh xa quê từ khi năm tuổi, nên những từ chuyên môn ông không biết nói tiếng Việt. Dù vậy, ông ấy đã giảng giải khá kĩ về tính ưu việt khi xây dựng đập nước với kĩ thuật 'Piano'. Với kĩ thuật này, đập nước được sử dụng hết công suất mà không lãng phí nước; kinh phí lại giảm rất nhiều so với các kĩ thuật khác. Ông luôn sẵn sàng chuyển giao các kĩ thuật xây đập tiên tiến nhất cho quê hương Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.

Để dẫn chứng thực tế, hai ông Tây lại vượt rừng Hàm Thuận Nam đến với hồ thủy lợi Sông Móng và hướng dẫn tỉ mỉ từng chi tiết trong bản vẽ cho các cán bộ thủy lợi Bình Thuận ngay giữa trưa hè. Anh Mai Chí cho hay, hàng chục năm làm công tác thủy lợi tại Bình Thuận, chưa có một nhà khoa học Việt kiều nào lạ như KS Michel Hồ Tá Khanh. Ông luôn hướng về quê nhà với những chuyển giao kĩ thuật cụ thể, mà chúng ta nếu mua, sẽ khó có đủ tiền.

 Phan Thiết quê hương sâu đậm!

Được hỏi những kỉ niệm sâu đậm của ông về quê hương Phan Thiết, KS Michel Hồ Tá Khanh tâm sự: “Tôi theo gia đình sang Pháp từ năm 1949, khi ấy tôi mới năm tuổi. Tôi chỉ biết ngày ấy cha tôi làm chính trị, ông nội, ông ngoại tôi đều là những người đặt nền móng cho mái trường Dục Thanh được hình thành. Bao nhiêu năm sống ở đất khách quê người, với tôi, quê hương Phan Thiết là dòng sông Cà Ty chảy ngang bên nhà; là những lu nước mắm cá cơm thơm phức. Dù rất ít kỉ niệm tuổi thơ ở Phan Thiết, nhưng với tôi quê hương mình là cái gì đó sâu thẳm trong trái tim…”. Giờ đây khi tuổi đã già, ông thường về Việt Nam nhiều hơn, “có năm tôi ở Việt Nam hơn sáu tháng”, ông nói.

“Tôi là chuyên gia về các dự án thủy lợi, thủy điện, cùng với những người bạn ở Hiệp hội Thủy điện Pháp, tôi muốn giúp Việt Nam, trước tiên là Bình Thuận quê tôi có những đập nước hiệu quả, rẻ tiền nhưng an toàn vì tôi biết Bình Thuận là tỉnh khô hạn gần như nhất Việt Nam. Nếu không có các đập nước sẽ khó khăn cho nông nghiệp”.

Hiện nay Bình Thuận đang có nhiều dự án thủy lợi, KS Khanh muốn các con đập của quê hương ông được xây dựng bởi kĩ thuật tiên tiến của Pháp do chính ông thiết kế và chuyển giao. Ngoài thời gian giúp Bình Thuận, ông còn tham gia giảng dạy ở các trường đại học ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Giáo sư Michel Hồ Tá Khanh chính là cháu nội nhà yêu nước Hồ Tá Bang, cháu ngoại ông Nguyễn Quí Anh; ông gọi nhà yêu nước Nguyễn Thông là cố ngoại.  Những tên tuổi này gắn liền với Trường Dục Thanh, gắn liền với thời gian thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học ở Phan Thiết.

Theo anh Mai Chí, hiện nay đập nước Sông Móng của Bình Thuận đầu tư hàng trăm tỷ đồng, đang được áp dụng công nghệ Labirynth của KS Khanh  chuyển giao. Chúng tôi đang giới thiệu cho ông ấy một số đập nước thủy lợi nhỏ của tỉnh để ông ấy chuyển giao tiếp công nghệ này. Đây là một công nghệ rất hiệu quả trên thế giới đang ứng dụng, nhưng chúng ta không phải mua mà do chính KS Khanh chuyển giao với tâm huyết của một người con Bình Thuận.

Quốc Hanh

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o