» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81297663

 
Khoa học & công nghệ
Gửi bài viết này cho bạn bè

Bùn đổ ở HUNGARY : Thảm họa và dự đoán.[20/10/10]
Từ ngày 04 tháng 10, Hungary bắt đầu đối mặt với một thảm họa sinh thái lớn khi bể chứa của nhà máy sản xuất bauxite-nhôm MAL, thị trấn Ajka, cách Budapest 160 km bị vỡ và tràn ra cả triệu mét khối bùn đỏ độc hại vào bảy làng lân cận trong bán kính đến 40 km2.. Đến nay đã có 9 người chết và gần hai trăm người bị trọng thương.

BÙN ĐỎ Ở HUNGARY: THẢM HỌA VÀ DỰ ĐOÁN

 

TS Tô Văn Trường

 

Từ ngày 04 tháng 10, Hungary bắt đầu đối mặt với một thảm họa sinh thái lớn khi bể chứa của nhà máy sản xuất bauxite-nhôm MAL, thị trấn Ajka, cách Budapest 160 km bị vỡ và tràn ra cả triệu mét khối bùn đỏ độc hại vào bảy làng lân cận trong bán kính đến 40 km2.. Đến nay đã có 9  người chết và gần hai trăm người bị trọng thương.

Ảnh chụp ngày 7/10/2010 từ trên không: đập bao bể chứa bùn đỏ bị vỡ (ảnh trên) và cả làng Devecser chìm ngập trong bùn đỏ (ảnh dưới) - (Tư liệu báo chí nước ngoài )

        

Sai sót do con người 

 

Thủ tướng Hungary Viktor Orban, có mặt tại hiện trường 2 ngày sau khi xảy ra sự cố, đã nhận định rằng không thể tiếp tục sự sống ở các khu làng  bị ngập bùn đỏ.  Ông nói với các phóng viên có  mặt tại hiện trường:  "Thật khó tìm được ngôn từ để nói. Nếu  điều này xảy ra vào ban đêm, sẽ không còn một người nào sống sót". Ông khẳng định thảm kịch là do sai sót của con người:
"Đây là một thảm họa môi trường chưa từng có ở  Hungary. Nhiều khả năng là do sai sót của con người. Các tường ngăn của bể chứa không thể tan rã trong một phút. Đáng ra, họ đã có thể phát hiện được vấn đề từ trước”.

 

Theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), các dòng chảy bùn đỏ độc hại, độ kiềm cao và nhiều độc chất hoá học, sẽ đe doạ nghiêm trọng đến hệ sinh thái của đất, nguồn nước và cả con sông Danube quan trọng của châu Âu. Hiện tại, cá đã chết nổi trắng trên trên sông và nhiều thảm thực vật trong khu vực bị phá hủy. Thư ký Quỹ Môi trường Hungary nhận định rằng việc làm sạch và xây dựng lại các làng bị thiệt hai có thể mất vài tháng hoặc cả năm.

      

Bùn đỏ là gì? Tác hại về y tế và sinh thái ra sao?

 

Hiệp hội Bảo vệ Môi trường Robin Hood (Pháp) đã cung cấp một số thông tin về các đặc tính của bùn đỏ  là chất thải từ quá trình chiết xuất nhôm từ quặng bauxite. Chúng chứa xút (soda, NaOH), sắt, nhôm, silic, natri, canxi, titan, mangan, vanadium, crôm, chì, cadmium…. Sự kết hợp của nhiều kim loại và khoáng sản, khiến chất thải bùn đỏ rất độc hại với con người, động vật, thuỷ sản, vật nuôi, cây trồng. Trong nước ngọt, nồng độ nhôm 1,5 mg / lít và sắt 3 mg/ lít đủ để gây chết cho cá hồi, ngăn chặn sinh sản và làm chậm sự phát triển của nhiều loài cá khác.

 

Ngoài ra, bùn đỏ có độ phóng xạ cao gấp 3 lần so với bauxite. Liên quan đến vụ tai nạn xảy ra gần Ajka tại Hungary, Hiệp hội Bảo vệ Môi trường dự đoán có thể có nhiều nguyên nhân gây ra thảm họa như hàng loạt trận mưa lớn làm tăng đáng kể mực nước trong đập chứa chất thải, độ cao của bể chứa tính toán sai hoặc sự duy tu, bảo trì không tốt. Một khu công nghiệp gần Tata,  phía tây bắc Hungary, cũng có có trình độ quản lý chất thải nguy hại rất kém.

 

Cần lưu ý là khi khô, bùn đỏ độc hại này trở thành một dạng bụi mịn phát tán tràn lan trong không khí gây ô nhiễm môi trường khí. Người ta thấy hàng chục hecta bùn đỏ nằm dọc theo sông Danube luôn bị ngập lụt tràn ra khi khô chúng tạo thành những đám “mây bụi” bao phủ nhiều ngôi làng lân cận. Để giảm bụi, các nhà chức trách và các Công ty sản xuất bùn đỏ Hungary mới chỉ áp dụng biện pháp đơn giản là dùng tấm nylon và xỉ để phủ lên tro do lò đốt hỗn hợp thải ra.

 

Chât bùn đỏ độc hại bao trùm một phần lãnh thổ Hungary gồm các loại hóa chất độc hại da gây ra những hậu quả nghiêm trọng không những trước mắt mà cả về lâu dài. Chromium, chì hay arsenic là một số các chất trong một triệu mét khối bùn đỏ da tàn phá mọi thứ tại khu vực Kolontar phía tây bắc Hungary. Loai bùn này có dư lượng độc tính cao, như các chất độc hại thường thấy trong ngành công nghiệp khai thác hoặc nhà máy lọc dầu.

 

Nếu đúng như tính toán của các nhà chức trách Hungary, các khu bị tràn bùn đỏ sẽ được rửa trôi, nước rửa này sẽ chảy trên chiều dài khoảng 110 km trước khi đổ ra sông Danube. Như vậy, tỉ lệ chết cá, chim và các dạng sinh thái khác sẽ xảy ra trên diện rất rộng. Các hậu quả trực tiếp đối với sức khỏe con người là bị cháy da bên ngoài hoặc bên trong do uống nước có chứa soda. Các hiệu ứng tương tự sẽ xảy ra đối với gia súc và vật nuôi. Các hiệu ứng chậm hơn đối với sức khỏe là nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, nông sản và các nguồn nước bởi kim loại nặng. Một hướng ô nhiễm khác nguy hại cho con người là hít thở không khí có chứa bụi của bùn đỏ.

 

Theo Tổ chức hòa bình xanh (Green Peace), một năm trước khi xảy ra thảm họa các tổ chức môi trường Hungary đã cảnh báo chính quyền là các công ty tư nhân rất lơ là trách nhiệm bảo vệ môi trường. Các tổ chức phi chính phủ khác cũng đã yêu cầu đưa ra  một hệ thống bảo hiểm bắt buộc cho các doanh nghiệp và tạo ra một quỹ dự trữ để xử lý trong trường hợp xảy ra tai nạn. Trong năm 2006, Tổ chức hành động vì không khí sạch (Clean Air Action) đã yêu cầu chính phủ công bố các hợp đồng này để có thể qui định rõ trách nhiệm của từng người.

        

Bùn đỏ ở Pháp

 

Ở Pháp chỉ có một nhà máy sản xuất nhôm của Công ty Rio Tinto Alcan, nằm ở Gardanne, gần tỉnh Cassis. Từ năm 1967, bùn đỏ được thải môt nửa ra biển, một nửa được lưu trữ trong một bể chứa gần nhà máy. Alain Lodge, giám đốc nhà máy này cho biết: "Những chất cặn bã được làm sạch và sấy khô trước khi được lưu trữ trong một bể chứa theo một công nghệ khép kín. Quá trình này, giúp tiết kiệm thời gian,  và đặc biệt là để hạn chế tác động môi trường. ". Một Ủy ban khoa học chịu trách nhiệm giám sát tác động của 250.000 tấn bùn thải hàng năm ra biển. Hiệp hội Bảo vệ Môi trường Robin Hood khẳng định rằng các chất bùn này chủ yếu được thải ra Cassidaigne gần Cassis, thuộc biển Địa Trung Hải.  Khối lượng tích tụ bùn đỏ hiện nay khoảng 20 triệu tấn. Đường dẫn nước thải từ nhà máy ra biển thường xuyên bị rò rỉ, thường làm ô nhiễm các con sông tại địa phương.

 

Nhà máy Gardanne đang chuẩn bị để tìm giải pháp thay thế  việc thải bùn đỏ ra biển sẽ bị cấm từ năm 2015, và bể lưu giữ cũng sẽ bị cấm từ năm 2021. Như vậy, mười năm nay nhà máy Gardanne đã phát triển công nghệ nâng cấp xử lý bùn đỏ. Sau khi làm sạch, chúng được chuyển thành "Bauxaline ”. Chất này, được dùng làm vật liệu trơ trong các lĩnh vực công trình công cộng, xây dựng và có lợi thế là có thể được sử dụng lại. Nhà  máy Gardanne là nơi đầu tiên áp dụng loại hình sử lý này ở châu Âu. Tuy nhiên, theo ông Jacques Bureau của Viện INERIS (Viện Công nghiệp Môi trường và rủi ro) đánh giá "không có giải pháp màu nhiệm nào cả, ngoại trừ việc  phải tăng cường sự an toàn cho các bể chứa, một khâu thất bại  trong thiết kế của họ".

 

Bối cảnh pháp lý ở Châu Âu

 

Sau khi các thảm họa  tương tự  xảy ra với Aznalcollar ở Tây Ban Nha vào năm 1998 và Baia Mare ở  Romania  vào năm 2000,  mặc dù khác nhau liên quan đến chất thải độc hại,  Liên minh châu Âu đã ban hành Chỉ thị về chất thải từ các ngành công nghiệp khai thac chất khoáng cho các nước thành viên.  Họ yêu cầu lập  ra danh sách các bãi chứa chất thải quặng, tăng cường các biện pháp an ninh và ổn định chất thải và thực hiện tốt nhất các phương pháp đảm bảo an toàn công cộng và môi trường. Danh sach này đang được tiến hành tại Pháp. Mặt khác, mối đe dọa của chất thải có thể liên quan đến các quốc gia nằm cạnh sông Danube như Croatia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraina và Romania. Thảm họa bùn đỏ của Hungary phải được xem xét trên bình diện đa quốc gia và phải được thông tin và giám sát dưới quyền một Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ sông Danube. Tổ chức này, sẽ có một hệ thống cảnh báo khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn.

 

Trông người lại ngẫm đến ta

 

Hạn chế của người Châu Á chúng ta chính là ở chỗ "dĩ hòa vi quý" bên ngoài để cho báo động bên trong (Kinh Dịch). Còn người phương Tây thuận theo tự nhiên, theo chuyển động của  Brown ở bên trong để "tĩnh" ở bên ngoài, vì thế  nên phát triển rất mạnh.

 

Con người cần nhôm, do đó phải  khai thác bauxite và đương nhiên phải chấp nhận giải quyết chất thải bùn đỏ độc hại rốt ráo, an toàn. Khoa học và công nghệ của loài người để xử lý bùn đỏ đến nay tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa có phương cách xử lý tối ưu tuyệt đối, ngoài ra còn phải đối đầu với những tai nạn, rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất và biến đổi của khí hậu, thời tiết.

 

Trong dự án bauxite Tây Nguyên ở Việt Nam, hình như những người có trách nhiệm đã làm những chuyện sai trái  “tầy trời” là:

 

(1) Cố tình lẩn tránh bài toán kinh tế của tổng dự án: giá thành cuối cùng, chi phí vận tải, giá đầu tư công nghệ cao, phí xử lý bùn đỏ.v.v…

 

(2) Việc đầu tư hạ tầng cơ sở cho việc vận tải từ nơi sản xuất alumin đến bến cảng xuất khẩu… thuộc trách nhiệm của TKV, doanh nghiệp khai thác, chứ không phải  là đầu tư công của nhà nước. Nhiều chuyên gia cho rằng tổng công ty MAL Hungary đã lấy lãi trên kiểu lập lờ đánh lận “công-tư” như kiểu TKV của chúng ta!

 

Từ nhiều năm trước, rất nhiều người dân, nhà khoa học, nhiều trí thức uy tín đã đề nghị nước ta chưa vội khai thác bauxite ở Tây Nguyên, luyện alumina và nhôm, vì nhiều điều kiện về công nghệ, kinh tế (sản xuất, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ...), văn hoá, xã hội đều thiếu hoặc thậm chí chưa có. Chờ những năm sau khi khoa học và công nghệ của con người tiến bộ hơn, hoàn chỉnh hơn mới khai thác thì cũng chẳng muộn, coi bauxite như vốn tài nguyên, của để dành cho thế hệ con cháu mai sau.

 

Thay lời kết

 

Trước thảm họa bùn đỏ ở Hungary, là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên, một lần nữa, người dân, các nhà khoa học trong và ngoài nước lại lên tiếng mạnh mẽ kiến nghị gửi Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ướng Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc  hội và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho ngừng ngay việc xây dựng nhà máy chế biến alumina ở Tân Rai/Lâm Đồng để nghiên cứu tiếp cách xử lý. Tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp với đối tác nước ngoài về nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông. Tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án hiện thời về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và khoa học. Lập nhóm nghiên cứu độc lập (nhóm đặc nhiệm) gồm những cá nhân có uy tín và có tâm huyết với đất nước trong giới khoa học, các chuyên gia kinh tế và những người hoạt động xã hội độc lập để tiến hành nghiên cứu lại toàn bộ vấn đề Bauxite Tây Nguyên. Những kết quả nghiên cứu lại một cách tổng thể vấn đề bauxite Tây Nguyên của nhóm dặc nhiệm này sẽ được trình bày trước Quốc hội, đồng thời đem ra trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế-xã hội vô cùng nhạy cảm để quyết định.      Đây cũng là ý kiến, điều tâm huyết được Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một  người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, khi nêu ra trong bản Kiến nghị  chưa nên khai thác bauxite Tây Nguyên.

 

 

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o