» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81324768

 
Sự kiện
Gửi bài viết này cho bạn bè

Báo cáo của UNEP và AIT về nước trong vùng Đông Nam Á.[28/07/09]
Ngày 21/5/2009, tại Bangkok (Thái Lan), tổ chức Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme – UNEP) và Học viện Công nghệ Chấu Á (Asian Institute of Technology - AIT) đã công bố bản Báo cáo về “Nước sạch trong vùng Đông Nam Á

Báo cáo của UNEP & AIT về nước trong vùng Đông Nam Á

Ngày 21/5/2009, tại Bangkok (Thái Lan), tổ chức Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (United Nations Environment  Programme – UNEP) và Học viện Công nghệ Chấu Á (Asian Institute of Technology  - AIT) đã công bố bản  Báo cáo về “Nước sạch trong vùng Đông Nam Á “. Phần lớn Báo cáo đề cập đến nguồn nước sông Mekong,   được dư luận các nước  và giới báo chí rất quan tâm.

Báo cáo của UNEP & AIT có đoạn nhận xét: “Kế hoạch cực kỳ tham vọng của Trung Quốc xây dựng một loạt tám con đập liên tiếp ở phần nửa trên sông Mekong tại đoạn chảy qua các hẻm núi ở tỉnh Vân Nam có thể gây ra mối đe dọa trầm trọng nhất cho con sông này.”

Theo báo cáo, các dự án xây đập của Trung Quốc làm thay đổi lưu lượng dòng chảy và thời gian chảy, suy thoái chất lượng nước, đánh mất tính đa dạng sinh học của sông Mekong.

Đập Xiaowan (Trung Quốc) cao nhất thé giới 292m trên thượng nguồn Mekong

Trong tám đập trên có đập Tiểu Loan (Xiaowan) cao nhất thế giới 292 m vừa hoàn thành gần đây. Dung tích của đập tương đương với tổng dung tích chứa nước của các hồ chứa ở Đông Nam Á kết hợp lại.

Nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và thoát nghèo, Lào đang xây dựng 23 con đập trên sông Mekong và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010. Campuchia và Việt Nam cũng đang có kế hoạch xây dựng đập. Do đó, các dự án xây dựng đập của Trung Quốc sẽ làm gia tăng áp lực thêm cho dòng sông Mekong.

Ngay sau khi Báo cáo được công bố, đài phát thanh RFA (Pháp) bình luận:

“…Vịêc Trung Quốc xây cất các đập nước bừa bãi trên thượng nguồn giòng Mêkông , là một trong những con sông dài nhất thế giới, gây thêm khó khăn cho các quốc gia ở hạ nguồn, đồng thời cũng là mối đe dọa lớn đối với cuộc sống hàng trăm triệu người sống ven bờ.

Cảnh báo này được UNEP đưa ra hôm nay tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.  Văn bản cho biết, Trung Quốc xây thêm hàng loạt đập có khả năng chứa khối lượng nước bằng toàn bộ các đập nước trong khu vực Đông Nam Á cộng lại…

Trước hành động “tay trên” của Bắc Kinh, Lào, Campuchia và Việt Nam cũng xúc tiến các đồ án xây dựng nhiều đập thủy điện tại mỗi nước…

Dòng Mêkông chảy qua Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam là nguồn sinh sống của 65 triệu cư dân.

Vì tầm quan trọng đó, Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia mà giòng sông này chảy qua hãy hợp tác với nhau chặt chẽ hầu bảo vệ và duy trì sự sống còn của hàng chục triệu người…”

Cá tra dầu khổng lồ trên sông Mekong

Các báo USA Today, Times,..bình luận lưu vực sông Mekong với diện tích 795.000 km2 là nơi trú ngụ của hàng chục loài chim và thủy sinh vật quý hiếm, trong đó có loài cá tra dầu khổng lồ. Sông Mekong cũng là nguồn cung cấp thực phẩm cho 65 triệu người.

Trước nay, sông Mekong vốn đã gánh chịu các nguy cơ từ ô nhiễm, biến đổi khí hậu và tác động của các con đập đã xây dựng ở Trung Quốc. Hiện nay, báo cáo của LHQ ghi nhận mức ô nhiễm ở sông Mekong chưa đến mức báo động; khả năng thiếu nước và xung đột do nước chưa xảy ra.

Tuy nhiên theo báo cáo, do nhu cầu phát triển kinh tế và sử dụng nước tăng cao, một số lưu vực trên sông Mekong đang bị đe dọa, gồm biển hồ Tonle Sap ở Campuchia, sông Nam Khan ở Lào, các sông Sesan và Srepok (chảy từ Việt Nam qua Campuchia).

Báo cáo kêu gọi các nước có sông Mekong chảy qua phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bảo đảm dân số đang gia tăng và kinh tế phát triển không gia tăng áp lực cho sông Mekong.

Ông Young-Woo Park, Giám đốc điều phối khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNEP, cho rằng đã đến lúc phải giải quyết những thách thức này, nếu không kế hoạch phát triển và tăng trưởng sẽ tác động đến khả năng cung cấp nước trong tương lai.

Theo China Daily, sau khi LHQ công bố báo cáo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc  Mã Triệu Húc khẳng định: Chính phủ Trung Quốc quan tâm đến sự phát triển của sông Mekong, đồng thời cũng chú trọng bảo vệ con sông này. Năm 2003, dự án xây dựng đập thủy điện trên sông Nộ Giang dài 3.240 km (chảy từ Trung Quốc qua Myanmar và Thái Lan) gặp bế tắc vì các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường ở Trung Quốc phản đối quyết liệt. Năm 2004, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo kêu gọi ngừng triển khai dự án. Tuy nhiên sau đó, công việc chuẩn bị xây dựng đập thủy điện vẫn chuyển động. Ngày 21-5, Thủ tướng Ôn Gia Bảo ra lệnh ngừng xây dựng đập thủy điện này và yêu cầu nghiên cứu sâu hơn về tác động đến sinh thái và cộng đồng dân cư.

(theo báo chí nước ngoài)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o