» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81315646

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nhà thầu và sự biến động giá xây dựng.[23/4/08]
Thủ tướng Chính phủ ngày 29/01/2008 đã cho phép điều chỉnh giá và cũng cho phép chuyển đổi hợp đồng trọn gói sang hợp đồng theo đơn giá, và ngày 22/2/2008 Bộ Xây dựng đã ra Thông tư hướng dẫn

NHÀ THẦU VÀ

SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ XÂY DỰNG

 

            TS. PHẠM SỸ LIÊM

                                                                                  PHÓ CHỦ TỊCH TỔNG HỘI XÂY DỰNG VIỆT NAM

 

 

 

1. Vật liệu xây dựng tăng giá đột biến. Thủ tướng Chính phủ ngày 29/01/2008 đã cho phép điều chỉnh giá và cũng cho phép chuyển đổi hợp đồng trọn gói sang hợp đồng theo đơn giá, và ngày 22/2/2008 Bộ Xây dựng đã ra Thông tư hướng dẫn. Đấy là điều đáng mừng cho các nhà thầu, tuy vậy việc thực hiện như Thủ tướng đã chỉ đạo đòi hỏi một quãng thời gian nữa vì:

Thi công trụ đập tràn Cửa Đạt

1/- Còn đợi các Bộ khác và các địa phương hướng dẫn cụ thể;

            2/-Chờ Bên A thỏa thuận chuyển đổi hợp đồng;

            3/- Chờ Bên A được bổ sung vốn để thanh toán;

            4/- Xác định cơ chế giải quyết tranh chấp.

 

            Ngoài ra còn cần thuyết phục các chủ đầu tư tư nhân và nước ngoài chấp nhận việc điều chỉnh giá.

            Vậy trong thời gian ấy thì có nên để tiến độ thi công các công trình bị đình đốn không? Theo tôi thì Chính phủ nên có sự chỉ đạo thêm về hướng này, yêu cầu các chủ đầu tư cần  tạm ứng  tiếp tục để các nhà thầu có vốn kinh doanh và trả nợ Ngân hàng. Nếu công trình có thầu phụ thì Bên A nên trực tiếp tạm ứng cho cả thầu phụ chứ  nếu qua tay thầu chính thì chắc chắn sẽ bị giữ lại vì họ đang khát vốn! Nên lưu ý là trong tình huống như hiện nay thì các nhà thầu phụ và nhà cung ứng vật tư  bị thiệt thòi nhất do bị nhà thầu chính chiếm dụng vốn, nói cách khác là phải gánh lấy phần lớn rủi ro.

            Cơ chế tạm ứng này rất cấp bách, nếu không thì nước xa không dập được lửa gần, e nhà thầu sớm bị phá sản trong cảnh đùn đẩy trách nhiệm của bộ máy quan liêu. Và nếu như thế thì rốt cuộc kẻ bị thiệt hại lớn nhất chính là nền kinh tế quốc dân, vì các dự án đầu tư công về kết cấu hạ tầng bị đình trệ làm cho nền kinh tế  không tiếp nhận  nổi dòng vốn FDI kỷ lục đang hứa hẹn chẩy vào nước ta, hiệu quả đầu tư giảm sút làm tăng thêm hệ số ICOR!  Còn nhiều hậu quả tệ hại khác nữa, vì ngành xây dựng vốn là một trong các ngành chủ lực trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đắc lực vào tăng trưởng GDP.

            Tóm lại để thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng thì còn cần có sự điều hành hàng ngày cụ thể để tháo gỡ từng vướng mắc chứ không chỉ dừng lại ở mức ra văn bản và “phối  hợp”. Thế nhưng ai là người điều hành thì  chưa rõ, vì người điều hành phải am hiểu vấn đề, có đủ quyền lực (đặc biệt về tài chính) và dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. Phải chăng nên cấp tốc thành lập một lực lượng đặc nhiệm (Task Force)  để giải quyết tình hình?

 

2- Mặt khác, tình huống hiện nay của ngành xây dựng là hậu quả của thể chế còn rất thô sơ của thị trường xây dựng. Tuy nước ta đã ra được ba luật Đầu tư, Đấu thầu và Xây dựng nhưng quá trình đi vào cuộc sống của các luật đó rất ì ạch. Nguyên nhân chính theo tôi nghĩ là do các nhà hoạch định chính sách, chủ đầu tư công, nhà tư vấn, nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu và nhân công v.v…vẫn chưa nắm vững các cơ chế vận hành của thị trường xây dựng, thiếu cái nhìn tổng thể về thị trường xây dựng mà chỉ biết một vài phần có liên quan trực tiếp đến mình. Đã có nhiều tiếng nói cảnh báo về hậu quả của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong ngành xây dựng, nhưng đúng như Đảng ta đã nhận định, thách thức lớn nhất đối với đường lối đổi mới là đổi mới tư duy!

            Trong cải cách mở cửa, Trung Quốc cũng gặp nhiều lúng túng với thị trường xây dựng. Mãi đến năm 1984 họ mới áp dụng chế độ đấu thầu, doanh nghiệp xây dựng mới được kinh doanh tự chủ, sản phẩm xây dựng mới được xem là hàng hóa; đến 1988 thí điểm chế độ giám sát xây dựng và quản lý dự án công trình xây dựng rồi đến 1993 mới áp dụng rộng rãi; từ 1997 bắt đầu ra nhận thầu xây dựng ở nước ngoài; năm 1998 Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành; dự tính đến 2010 thì hoàn thành việc xây dựng thể chế thị trường xây dựng. Trong quá trình nói trên, Bộ Kiến thiết chủ trì và phân công cho các trường Đại học và Viện Kinh tế nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thị trường xây dựng của các nước, biên soạn một bộ sách nhiều tập để  tập huấn cán bộ, soạn thảo các văn bản pháp quy về thị trường xây dựng, còn Bộ Đại học thì chủ trì  phân công các trường Đại học biên soạn hệ thống sách giáo khoa về kinh tế xây dựng và quản lý xây dựng theo cơ chế thị trường. Có thể thấy công tác hoàn thiện  thể chế thị trường xây dựng của Trung Quốc kéo dài khoảng 25 năm và tốn rất nhiều công sức. Nước ta đi sau Trung Quốc một bước, nếu biết tổ chức  bám sát học tập kinh nghiệm của họ thì đỡ tốn thời gian và sức lực, tiền của. Nhân đây để thêm vui câu chuyện, tôi xin phép nhắc lại một câu cách ngôn phương Tây “Người thông minh học được từ kinh nghiệm của mình, người khôn ngoan học được từ kinh nghiệm của kẻ khác” (Smart men learn from experience. Wise men learn from the experience of  others).

 

3. Hội thảo này do Hiệp hội Nhà thầu tổ chức do có nguy cơ phá sản của nhà thầu. Tại đây, với tất cả lòng chân thành và đoàn kết nghề nghiệp, tôi cũng xin nói rằng thị trường xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường  các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, vật liệu và lao động, mọi biến động trên thị trường này đều tác động trở lại thị trường xây dựng, do đó thị trường xây dựng không bao giờ yên ổn cả, có lúc còn có sóng thần nữa. Công tác quản lý nhà nước của nước ta đối với thị trường xây dựng sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, thế nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa, mọi việc không chỉ tùy thuộc vào nước mình mà thôi ! Vì vậy chúng ta cần khơi dậy tinh thần chủ động và tự quản nghề nghiệp  để “tự giúp mình trước  khi Trời giúp” như một câu ngạn ngữ Pháp mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thường nhắc đến trong những tháng ngày nguy nan khi phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Tôi mong Hiệp hội Nhà thầu tổ chức ra một Trung tâm hoặc Viện nghiên cứu quản lý thi công hoạt động  dựa trên tiền đóng góp của  hội viên và tài trợ của Chính phủ. Các doanh nghiệp ngày nay thường làm từ thiện, vì vậy xin nhắc đến một câu cách ngôn nữa của Pháp khác là “Lòng từ thiện có trật tự tốt phải bắt đầu từ chính mình” (Charité bien ordonnée commence par soi - même) mà ngày xưa chúng tôi được học.

 

Ngày 10 tháng 3 năm 2008

(www.vncold.vn)

        

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o