» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81296860

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Một số kinh nghiệm xây dựng đê khoanh vùng phòng chống lũ lụt. [04/02/08]
KSCC Phạm Đăng Ấp là một chuyên gia thuỷ lợi lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, nhất là trong công tác phòng chống lũ lụt...

 

 

 

Thi công kè Cát Bi – Quang Lãng bờ hữu sông Hồng


 MỘT SỐ KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG

ĐÊ KHOANH VÙNG

PHÒNG CHỐNG

LŨ LỤT

 

Phạm Đăng Ấp
 
Kỹ sư cao cấp

BBT. KSCC Phạm Đăng p là một chuyên gia thuỷ lợi lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, nhất là trong công tác phòng chống lũ lụt.  Tiếp theo bài trình bày những ý kiến về  Giải pháp phòng tránh lũ lụt ở miền Trung  (mời xem  /Web/Ykien.aspx?distid=1086 ), chúng tôi xin giới thiệu bài sau đây tuy được viết từ nhiều năm trước nhưng những tư liệu và kinh nghiệm vẫn còn giữ tính thời sự. Thuật ngữ  “Đê khoanh vùng” trong bài nay thường được gọi là “Đê bao”.

–—

 
I. Quá trình hình thành, phát triển và tác dụng:

Đê khoanh vùng (ĐKV) là một loại công trình làm việc vây quanh một vùng dân cư kinh tế, giữ không cho nước lũ, nước mặn tràn vào gây thiệt hại; hoặc là ngăn vây nước lũ, nước mặn chỉ để nó gây thiệt hại ở một vùng nhất định không cho lan tràn sang những vùng khác.

            Từ thuở xa xưa để bảo vệ sản xuất và cuộc sống, ông cha ta đã “tự cứu lấy mình” bằng cách cơi đắp những bờ đất và trải qua thử thách với lũ bão, thủy triều những bờ đất đó được đắp cao, to, rộng dần hình thành ĐKV ở nước.

            Điểm qua các thời kỳ lịch sử, ĐKV luôn luôn được xây dựng và phát huy vai trò của nó.

            Thời kỳ phong kiến ngoài việc sử dụng ĐKV để bảo vệ xóm làng, ruộng đồng còn kết hợp đắp thành lũy vừa để chống kẻ thù, vừa để chống lũ lụt bảo vệ căn cứ, thủ đô của các nghĩa quân và vua quan phong kiến như thành Cổ Loa (Đông Anh - Tp. Hà Nội).

            Thời Pháp thuộc, đồng bằng Bắc Bộ cũng đã đắp một số tuyến ĐKV quan trọng đề phòng những nơi hay bị vỡ đê chính để bảo vệ đường giao thông, vùng kinh tế rộng lớn quan trọng, ví dụ: Tuyến đê 99 từ dốc Thiết Trụ (huyện Khoái Châu) đến cống Chanh (Ân Thi, Hưng Yên) để tránh đoạn đê Phi Liệt vỡ 18 năm liền, hay tuyến đê từ dốc Tầm Xá nối vào quốc lộ số 2 đến cầu Phù Lỗ và đê sông Cà Lồ (Đông Anh - Tp. Hà Nội) nhằm phòng tránh khi bị vỡ đê đoạn Hải Bối - Võng La không cho lũ tràn sang tỉnh Bắc Ninh.

            Những tuyến ĐKV ở đồng bằng Bắc Bộ và khu 4 cũ đắp trong những năm 1965-1975  vừa có tác dụng hạn chế thiệt hại, vừa làm giảm sự chênh lệch cột nước chỗ vỡ đê, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta hàn khẩu đê nhanh khi bị máy bay Mỹ ném bom trong mùa mưa lũ. Ví dụ: ĐKV Hoàng Diệu (Đông Hưng - Thái Bình) dài hơn 3,0Km  bao lấy đoạn đê tả Trà Lý (đầu cầu Bo - Tp. Thái Bình) là đoạn đê bị Mỹ ném bom thường xuyên. Vào thời điểm lũ to, 18h ngày 13/08/1968 đoạn đê chính đầu cầu bị vỡ rộng 42,0m, sâu 3,0m. Nhờ có ĐKV chênh lệch đầu nước từ 3,0m ban đầu sau chỉ còn 0,80m nên chỉ trong 10 tiếng đồng hồ đã hàn khẩu xong, ngày 14/08/1968 bắt đầu tháo nước trong ĐKV qua các cống, đường tràn đã được tính toán và bố trí từ trước, thiệt hại không đáng kể. Đê chính ở đầu cầu Bắc Giang, mùa lũ năm 1969 bị máy bay Mỹ ném bom trúng; mặt đê chỉ còn lại 1 gờ đất rộng 0,50m nước đã tràn vào đồng; Song nhờ có ĐKV phía sau làm giảm đầu nước, cùng với tinh thần dũng cảm của lực lượng cảm tử cứu đê bằng biện pháp đan người và các tấm cửa, cọc cừ, phên tre đã hàn khẩu thành công ngay giờ đầu.

            Trong mùa lũ tháng 8/1971, đoạn đê Khê Thượng (tả sông Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) bị vỡ, nước lũ vào làm vỡ đê sông Tích. Khi đó Hà Tây đã nhanh chóng dựa vào kênh nổi thuộc hệ thống thủy nông Phù Sa làm ĐKV vừa cao và khép kín đã hỗ trợ đắc lực cho việc hàn khẩu, giảm đầu nước: ban đầu từ 0,80m sau còn 0,4 - 0,5m bên bằng biện pháp hàn khẩu thủ công cắm cừ và bao tải đất trong 3 ngày đêm đã lấp bịt xong chỗ vỡ rộng 80,0m, sâu 4,0m, giải phóng đường giao thông Hà Nội - Sơn Tây, 03 huyện Thạch Thất, Quốc Oai và Phúc Thọ không bị ngập lụt.

            Năm 1985, lũ sông Đáy lên cao làm vỡ đê quai xanh cống Biểu Thượng đang xây dựng trên đê tả Đáy (huyện Ý Yên - Nam Định), nước chảy vào trong đồng tự do. Địa phương cũng nghĩ đến việc dùng ĐKV, song ban đầu thiếu sự cân nhắc suy xét toàn diện  nên đã dựa vào bờ mương chìm vừa nhỏ, vừa thấp lại không khép kín (quá nhiều cầu, mương cắt ngang) và địa hình không thuận, dung tích bụng chứa trong ĐKV quá nhỏ.  Vì vậy chẳng bao lâu mực nước dâng lên làm tràn bờ kênh, lúc này không có  cách nào để tôn cao và đắp to được do lòng mương quá rộng, các cửa khẩu khác vừa rộng, vừa sâu khó lấp bịt vì vậy buộc phải lùi về tuyến đường bộ (gần núi Gôi) ở phía sau gây nên sự bị động, lãng phí.

II. Cách lựa chọn tuyến đê khoanh vùng đề phòng vỡ đê:

            Khi lựa chọn tuyến đê khoanh vùng, nên dựa vào mấy nguyên tắc cơ bản sau đây:

1. Tuyến ngắn và khép kín nhưng bảo vệ được nhiều điểm kinh tế quan trọng hoặc hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.

2. Tận dụng tối đa những công trình sẵn có (như đê cũ, đường bộ, đường sắt, kênh nổi, đồi núi, mô đất cao,.v.v.) để ít khối lượng, thi công nhanh.

3. Cố gắng tránh những công trình quan trọng, nhà cửa kiên cố, kênh rạch, đầm ao sâu, địa chất xấu,.v.v. nhằm giảm khối lượng, ít tốn kém.

4. Đảm bảo thi công, bồi trúc, ứng cứu thuận lợi, dễ dàng, đảm bảo chất lượng.

III. Xác định chiều cao, mặt cắt và chất lượng ĐKV:

1. Về chiều cao:

Đến nay chưa có phương pháp tính toán nào thật cụ thể và chính xác mà thường mang tính kinh nghiệm theo vùng và địa phương, thí dụ:

- ĐKV có diện tích chứa nước lớn thì chiều cao thấp hơn khi ĐKV có diện tích chứa nước nhỏ.

- Đối với vùng bị ảnh hưởng thủy triều (từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh) cao trình ĐKV nên lấy tương ứng với mực nước báo động số 1 và 2.

- Đối với nơi lũ sông là chủ yếu thì cao trình ĐKV nên lấy tương ứng với mức nước báo động 2 và 3.

- Trường hợp ĐKV phải đắp khi có sự cố bất ngờ xảy ra ở vùng nào đó thì cao trình của nó nên tham khảo vết lũ đã xảy ra ở địa phương trước đây hoặc cân nhắc theo cách chọn nêu trên mà quyết định.

Chú ý: Cao trình nêu ở trên chỉ là cơ sở ban đầu, còn khi thực tế xảy ra phải phân tích quy mô, tính chất của lũ để quyết định huy động đắp cao thêm hay không hoặc khi thấy lũ lên nhanh có nguy cơ  tràn toàn tuyến  thì phải nhanh chóng xác định bố trí sẵn một số điểm  cho tràn chủ động.v.v.. để đảm bảo an toàn cho ĐKV.

2. Mặt cắt ĐKV:

ĐKV ít khi sử dụng hoặc chỉ sử dụng tại thời điểm nhất định nên không đòi hỏi phải đắp như đập đất, đê sông lớn; song cũng phải đảm bảo yêu cầu nhất định. Qua thực tế nhiều ĐKV đã đắp thường chọn bề mặt B=2-3,0m, mái thượng và hạ lưu bằng nhau m=1-1,5 và hầu như không đắp cơ (trừ nơi quá yếu).

3. Về chất lượng ĐKV:

ĐKV tuy chỉ đóng vai trò hỗ trợ không làm việc thường xuyên, song nó có nhiệm vụ là phải ngăn nước nên phải có độ ổn định và chống thấm nhất định. Vì vậy việc đắp ĐKV phải chú ý cả về nền, đất đắp và đầm nện.

- Nếu đắp qua nền địa chất quá xấu như bùn, cát, gốc cây,.v.v.. trước khi đắp phải xử lý nền hoặc tránh ra ngoài phòng hậu quả xấu khi đê phải làm việc.

- Đất đắp: Đất thịt nói chung là được, không nên đắp các loại đất cát, đất bùn, đất lẫn nhiều cỏ cây, rơm rạ, sỏi đá,.v.v..

- Đắp phải có đầm nện bảo đảm liền khối để chống thấm, tránh tình trạng đổ đất không đầm nện hoặc kê ba chồng đấu chạy theo khối lượng, khi hữu sự xử lý hết sức khó khăn và không an toàn.

4. Quản lý, sử dụng ĐKV:

Có đê rồi phải được quản lý chặt chẽ, tu bổ thường xuyên, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm có và không có ý thức của con người, động vật (chuột, cầy.. làm tổ), nếu không lúc sử dụng sẽ bị bất ngờ (tràn, vỡ) mất hết tác dụng./.

(www.vncold.vn)


 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o