» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81285568

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Như thế nào là đảm bảo an toàn về lũ, úng cho Thừa Thiên Huế?(Tham luận tại Hội thảo lấy ý kiến Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 - KS. White Lotus) [20-04-23]
Lời nói đầu Luật Tài nguyên nước năm 1998 viết: “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường”. ...

                                                              KS. Thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn

                                                    Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP.HCM

Lời nói đầu Luật Tài nguyên nước năm 1998 viết: “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường”. Tài nguyên nước ở Thừa Thiên Huế cực kỳ dồi dào, vào loại bậc nhất cả nước, nhưng hậu quả về lũ lụt do nước gây ra ở tỉnh cũng cực kỳ nghiêm trọng, vào loại nhất nhì cả nước: “Tỉnh Thừa Thiên Huế có địa hình hẹp và dốc, hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho toàn lưu vực. Theo số liệu thống kê, trung bình hàng năm, trên sông Hương có 3,5 trận lũ lớn hơn hoặc bằng báo động II, năm nhiều nhất có 7 trận, năm ít nhất có 1 trận, trong đó có 36% trận lũ lớn và đặc biệt lớn. Những năm có hiện tượng Lanina số đợt lũ và đỉnh lũ lớn hơn rất rõ rệt. Trong những năm gần đây tình hình thiên tai ở Thừa Thiên Huế không giảm mà có chiều hướng tăng lên cả về cường độ và tần suất cũng như thiệt hại vật chất dưới tác động của biến đổi khí hậu[1].

Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1261QĐ-TTg ngày 19/10/2022 đặt mục tiêu: Đến năm 2045 Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á và yêu cầu: “Đề xuất các giải pháp cao độ nền và thoát nước mặt hợp lý cho các đô thị và các khu vực xây dựng khác; đảm bảo an toàn về lũ, úng; phòng tránh các hiểm họa thiên tai... nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”. Mục tiêu đó, yêu cầu đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

1. Như thế nào là đảm bảo an toàn về lũ, úng”?

a) Lũ, úng là gì?

Chúng ta biết răng lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ dâng lên làm tràn ngập một vùng đất. Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống. Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn bờ gây ngập ở các cùng trũng thấp hoặc tràn qua đê, đập hoặc gây vỡ đê, đập làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê, đập bảo vệ. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Ngập mà nước không thoát đi được hoặc thoát chậm thì gọi là úng (ngập úng) … Tất cả đều là thiên tai và theo quy định tại Luật Phòng chống thiên tai, cần được chủ động phòng ngừa.

b) Kiểm soát lũ, úng như thế nào?

Báo cáo phân kỳ đầu tư Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 8/2015), Bộ NN&PTNT khẳng định:

Để khắc phục tình trạng ngập úng chúng ta có 3 đối tượng cần kiểm soát: Kiểm soát nước mưa; Kiểm soát nước lũ; Kiểm soát nước triều.

Để kiểm soát nước mưa chúng ta cần có một hệ thống tiêu thoát tốt, quản lý hệ thống tốt, ý thức bảo vệ công trình của cộng đồng cao. Song việc kiểm soát nước mưa không thể làm riêng rẽ, độc lập với việc kiểm soát lũ, kiểm soát triều, vì toàn bộ nước mưa trên vùng đô thị cuối cùng đều phải thoát xuống các bể tiêu là kênh rạch bao quanh (đang chịu ảnh hưởng của những biến động do triều). Một nguyên tắc cơ bản trong tiêu thoát phải tuân thủ nữa là thoát dưới trước - trên sau[2].

Triều và lũ là nước ngoại lai, nên kiểm soát từ xa (dễ đạt hiệu quả hơn). Đối với lũ, chúng ta đã và sẽ có hàng loạt hồ chứa phía thượng lưu trên sông lớn. Việc kiểm soát lũ đã thực hiện được từng phần (thông qua dung tích siêu cao), song chúng ta còn phải phấn đấu để làm giảm nhỏ hơn nữa lưu lượng xả xuống hạ lưu (Qxả). Hiện tại lưu lượng xả cho phép từ các công trình còn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với thành phố”.

Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn là để điều hòa nguồn nước, giữ lại lượng nước dư thừa mùa lũ, trữ nước trong hồ dành để dùng trong mùa khô cho các mục tiêu dân sinh kinh tế khác nhau, nhưng cũng có tác dụng điều tiết cắt giảm lũ cho vùng hạ du đập. Đây là biện pháp chủ động phòng ngừa, nhưng còn hạn chế về mức độ như trên đã dẫn. Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương ban hành kèm theo Quyết định số 1606/QĐ-TTg ngày 13/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định: Trong mùa lũ phải vận hành đảm bảo an toàn tuyết đối cho các đập, hồ chứa nước trên lưu vực, góp phần giảm lũ cho hạ du và đảm bảo hiệu quả cấp nước, phát điện và dòng chảy tối thiểu trên sông. Chỉ góp phần giảm lũ, chưa cắt lũ hoàn toàn, lưu lượng xả cho phép từ các công trình còn là mối đe dọa tiềm ẩn cho vùng hạ du … là tình trạng chung của các đập, hồ chứa nước hiện nay.

Bảng dưới đây[3] cho thấy lưu lượng các hồ xả về vùng hạ du đập khi có lũ còn rất lớn: Đỉnh lũ năm 2020 tại Kim Long đạt 3,96m (vượt báo động III 0,46m), tại Phú Ốc đạt 5,24m (vượt báo động III 0,74m, vượt đỉnh lũ lịch sử 1999) cho thấy cần phải tìm cách giảm nhỏ hơn nữa lưu lượng xả lũ về vùng hạ du đập.

Hình 1 dưới đây cho thấy ở Thừa Thiên Huế chỉ còn lưu vực sông Ô Lâu là chưa có hồ chứa nước, còn lưu vực sông Hương đã được phủ kín (hồ Bình Điền hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 4/2009; Hương Điền tháng 10/2013; Tả Trạch cuối tháng 8/2014). Tuy nhiên, kể từ trận lụt lịch sử (Đại hồng thủy) cuối năm 1999 đến nay, lũ lụt ở Thừa Thiên Huế thường xuyên xảy ra trên mức báo động II, với số năm gần chạm hoặc vượt mốc lịch sử ngày càng gần nhau hơn (2007, 2009, 2013, 2016, 2017, 2020, 2022).

  
 
Hình 1. Lưu vực 05 hồ chứa lớn hiện có ở Thừa Thiên Huế (giới hạn bởi các đường viền màu đỏ).

Gần đây nhất, đợt mưa lũ từ 10-15/10/2022 làm nhiều di tích, tuyến đường ở trung tâm TP Huế ngập sâu 0,5 - 1,0m. Lúc đó đỉnh lũ trên sông Bồ (trạm Phú Ốc) là 5,0m, vượt báo động III 0,5m, gần bằng đỉnh lũ lịch sử năm 1999 (5,18m) và 2020 (5,24m); trên sông Hương (trạm Kim Long) là 3,96m (vượt báo động III 0,46m), kém đỉnh lũ năm 2020 (4,17m) 21cm và kém đỉnh lũ lịch sử năm 1999 (5,81m) 1,85m.

Có thể nói: Mặc dù ở đây, ở vùng thượng nguồn sông Hương này, Nhà nước đã đầu tư, đã kêu gọi đầu tư, đã thực hiện rất nhiều công việc nhằm đảm bảo an toàn về lũ trên sông Hương cho nhân dân Thừa Thiên Huế, kể cả gian nan tìm kiếm cứu nạn sau lũ hàng năm trời, nhưng phải nhìn nhận rằng từng ấy vẫn chưa đủ! Phải đọc các thông tin, báo cáo về tình hình mưa lũ gây chết người, thiệt hại về tài sản ở Thừa Thiên Huế giai đoạn từ 2009 - 2022 mới thấy hết mức độ trầm trọng đến xót xa của tình trạng này (xin xem thêm Phần phụ - Thiệt hại do lũ ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2022 kèm theo cuối bản tham luận).  

Câu hỏi cần đặt ra ở đây là: “Vận hành các hồ Bình Điền, Hương Điền và Tả Trạch trên hệ thống sông Hương, xây dựng hồ Ô Lâu Thượng trên sông Ô Lâu như thế nào để đảm bảo an toàn về lũ cho Thừa Thiên Huế?”.

c) Như thế nào là đảm bảo an toàn về lũ” ở Thừa Thiên Huế?

Điều 43 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Môi trường trong lành trong trường hợp này - đối với Thừa Thiên Huế - được hiểu là không bị đe dọa bởi lũ lụt. Tổng diện tích lưu vực các con sông ở Thừa Thiên Huế lên tới 4.195km2, chiếm gần 85,6% diện tích tự nhiên của tỉnh (trong đó riêng hệ thống sông Hương có diện tích lưu vực 2.830 km2, chiếm tới 3/5 tổng diện tích lưu vực). Ở  hầu hết các lưu vực đã được xây đập, hồ chứa nước, chỉ còn hồ Ô Lâu Thượng đang lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Như vậy, đảm bảo an toàn về lũ ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là đảm bảo an toàn về xả lũ theo quy trình cho vùng hạ du đập.

d) Như thế nào là đảm bảo an toàn về úng” ở Thừa Thiên Huế?

Ngập có thể do mưa tại chỗ, do lũ từ thượng nguồn đổ về, do thủy triều, do nước biển dâng do bão. Ngập mà nước không thoát đi được hoặc thoát chậm thì gọi là úng (ngập úng)[4]. Đảm bảo an toàn về úng” ở Thừa Thiên Huế là tổng hợp tất cả các giải pháp để dẫn nước thoát ra biển nhanh hơn, bao gồm: tháo dỡ bớt các vật cản ở đồng bằng; tăng cường, mở rộng khẩu độ các cửa thoát lũ trên Quốc Lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và nghiên cứu giải pháp tăng cường tháo lũ từ Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ra biển…

Hiện trạng và giải pháp đã được nêu tương đối đầy đủ ở Tài liệu Thuyết minh của Tư vấn, ở đây chỉ bổ sung thêm vấn đề nêu tại Mục 6 phía dưới.

2. Lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ cho vùng hạ du đập?

Yêu cầu về mức bảo đảm an toàn về xả nước đối với vùng hạ du đập, hồ chứa nước lần đầu tiên được Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra đối với hồ Dầu Tiếng, liền được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận đưa vào Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai tại Quyết định số 1892/QĐ-TTG ngày 20/10/2014 với nội dung: “phải đảm bảo lưu lượng xả về hạ du không vượt quá 200 m3/s” trong mọi trường hợp, trừ khi “mực nước hồ Dầu Tiếng đạt đến +25,1 m mà lưu lượng đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình (khi đó được phép xả tối đa bằng lưu lượng xả lũ thiết kế của hồ là 2.800 m3/s).

Quyết định này có nguồn gốc sâu xa từ hồi lập Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, được Thủ tướng Chính phủ ohee duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008, trong đó quy định biện pháp chống lũ cho vùng hạ du các đập, hồ chứa nước phía trên Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: “Bổ sung nhiệm vụ điều tiết lũ, hoàn thiện quy trình vận hành của các hồ chứa để bảo đảm an toàn và kiểm soát lũ tạo thuận lợi để chống ngập cho vùng hạ du”; và “Phối hợp vận hành xả lũ các hồ: Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa và các hồ khác ở thượng lưu có xét đến chế độ thủy triều đoạn cửa sông”.

Ở lần thứ hai này, khác với lần trước (chỉ ở mức độ “tạo thuận lợi”), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cao hơn, đòi hỏi phải “đảm bảo an toàn về lũ”. Tư tưởng bảo đảm an toàn về xả lũ cho vùng hạ du đập này có nguồn gốc sâu xa từ đạo lý an dân trị quốc: Tổ tiên chúng ta đã đắp đê để bảo vệ mùa màng, tính mạng và tài sản, nguồn sinh sống của người dân ở vùng trung du và hạ du các triền sông từ hàng nghìn năm trước. Tư tưởng đó, đạo lý đó của ông cha ta được thể hiện tại Điều 43 Hiến pháp 2013 nêu trên và trong pháp luật hiện hành: “Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi khó huy động các nguồn lực xã hội, hồ chứa nước ở vùng khan hiếm nước; công trình thủy lợi kết hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai; công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu” (khoản 2 Điều 15 Luật Thủy lợi)l “An toàn đập, hồ chứa nước là việc thực hiện các biện pháp thiết kế, thi công, quản lý, khai thác nhằm bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước, các công trình có liên quan, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du đập[5] (khoản 7 Điều 2 Luật Thủy lợi).

Đắp đê sông và bảo vệ, tôn tạo đê sông hàng năm để chống ngập do lũ là một hình thức đảm bảo an toàn về lũ mang tính chủ động phòng ngừa có hiệu quả cao, là một tiền lệ, một tấm gương về đảm bảo an toàn về lũ. Tuy nhiên, việc thiết kế, xây dựng các đập, hồ chứa nước  ở Việt Nam từ trước tới nay và cả ở trên thế giới mới chỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đập (đập mà vỡ thì vùng hạ du đập lãnh đủ) nhưng đảm bảo an toàn về xả lũ cho vùng hạ du đập với mức nào thì chưa có tiêu chí xác định cụ thể, chỉ mới được chữa cháy bằng các hình thức: quản lý rủi ro lũ lụt, bằng lập Bản đồ ngập lụt ở hạ du hồ chứa nước trong các tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập …, hoặc kể cả cách xử trí[6] ở hồ Dầu Tiếng bằng quy định như đã nêu trên tại Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai tại Quyết định số 1892/QĐ-TTG ngày 20/10/2014 (và các Quyết định số 471/QĐ-TTG ngày 24/3/2016, số 1895/QĐ-TTG ngày 25/12/2019 sau đó), cũng chỉ mới là ở mức tạm thời, chưa thật sự triệt để.

Hiện tại, ở Thừa Thiên Huế chúng ta không đắp đê sông mà chủ yếu là xây dựng các đập, hồ chứa nước, việc áp dụng tiền lệ đảm bảo an toàn tuyệt đối về lũ của đê sông là điều nên làm, cần phải làm, và có cơ sở pháp lý cao.

Vì vậy, việc xác định tiêu chí/mức đảm bảo an toàn về lũ cho Thừa Thiên Huế có ý nghĩa rất quan trọng để hoàn thành Nhiệm vụ quy hoạch được giao.

a) Cơ sở lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ.

Cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ của lũ. Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra[7] có thể được sử dụng làm cơ sở lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ. 

Do Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định 05/2020/QĐ-TTg) chưa quy định cụ thể nội dung của từng cấp trong 3 cấp báo động lũ (mặc dù đã có dự thảo[8]) nên tạm thời sử dụng từ nguồn quy định của tỉnh Kon Tum và tỉnh Hà Tĩnh[9] về nội dung cấp báo động lũ (xây dựng/quy định trong tình huống sông chưa có đê) làm cơ sở lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ.

PHỤ LỤC I

MỰC NƯỚC TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẤP BÁO ĐỘNG LŨ TRÊN CÁC SÔNG THUỘC PHẠM VI CẢ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số: 05/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

(trích phần thuộc Thừa Thiên Huế)

 

 

- Báo động cấp 1 là mức giới hạn mực nước cho biết trên sông đã bắt đầu có lũ và mực nước lũ bắt đầu gây ngập lụt ở các khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, bãi thấp ven sông - tương đương lũ nhỏ.

Trong đó: Lũ nhỏ là lũ có mực nước đỉnh lũ thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm[10].

- Báo động cấp 2 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức trung bình, mực nước lũ gây ngập lụt diện rộng ở các khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và bắt đầu ảnh hưởng đến các vùng dân cư của địa phương - tương đương lũ trung bình.

Trong đó: Lũ vừa (lũ trung bình) là lũ có mực nước đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm.

- Báo động cấp 3 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức cao, mực nước lũ gây ngập lụt sâu, diện rộng ở các khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nhiều vùng dân cư của địa phương có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân - tương đương lũ lớn.

Trong đó: Lũ lớn là lũ có mực nước đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm.

b) Nguyên tắc lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ.

Nguyên tắc là: Lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ ứng với mức giới hạn mực nước nào (viết tắt là MGHMN) thì lưu lượng xả lũ tối đa cho phép không được làm vượt quá mức giới hạn mực nước đó tại trạm thủy văn xác định trên sông. Diễn giải một cách khác: Lưu lượng xả lũ lớn nhất được phép xả xuống hạ du QxảlũmaxKT là lưu lượng không làm cho lưu lượng tại trạm thủy văn ở hạ du lớn hơn “lưu lượng tương ứng với mức giới hạn mực nước được chọn làm mức bảo đảm an toàn về lũ cho vùng hạ du đập” (ký hiệu là QtươngứngMGHMN).

Lựa chọn mức giới hạn mực nước là lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ. Mức giới hạn mực nước liên quan chặt chẽ với cao độ nền thoát nước mặt thông qua một chênh độ cao Δh (m) nhằm đảm bảo cho mạng lưới thoát nước vận hành tự chảy.

c) Các lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ:

Có thể nêu 04 lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ

- Lựa chọn 1: Mức đảm bảo an toàn về lũ chọn theo cấp báo động 3, lưu lượng xả lũ tối đa cho phép không làm mực nước tại trạm thủy văn xác định trên sông vượt quá mức giới hạn mực nước của cấp báo động 3. Tình trạng ngập nước ở vùng hạ du các đập Bình Điền, Hương Điền và Tả Trạch sẽ gần giống như hiện nay, tuy có được cải thiện (lũ trên sông không bị vượt mức báo động 3, nhưng mùa màng, đô thị và các khu vực xây dựng khác vẫn bị đe dọa bởi lũ lụt). 

- Lựa chọn 2: Mức đảm bảo an toàn về lũ chọn theo cấp báo động 2, lưu lượng xả lũ tối đa cho phép không làm mực nước tại trạm thủy văn xác định trên sông vượt quá mức giới hạn mực nước của cấp báo động 2. Tình trạng ngập nước ở vùng hạ du các 03 đập được cải thiện nhiều so với Lựa chọn 1, đô thị và các khu vực xây dựng khác không còn bị đe dọa bởi lũ lụt nhưng mùa màng vẫn bị đe dọa, và hệ thống thoát nước có thể có thời gian bị vô hiệu hóa (khi lũ trên sông bằng hoặc gần mức báo động 2). 

- Lựa chọn 3: Mức đảm bảo an toàn về lũ chọn  theo cấp báo động 1, lưu lượng xả lũ tối đa cho phép không làm mực nước tại trạm thủy văn xác định trên sông vượt quá mức giới hạn mực nước của cấp báo động 1. Tình trạng ngập nước ở vùng hạ du 03 đập được cải thiện rất nhiều so với Lựa chọn 2: lũ trên sông không bị vượt mức báo động 1, mùa màng không còn bị đe dọa, đô thị và các khu vực xây dựng khác không những không còn bị đe dọa bởi lũ lụt mà hệ thống thoát nước vận hành tự chảy hầu như hoàn toàn (trừ những khu vực chịu ảnh hưởng triều trong thời đoạn nước biển dâng do bão, nếu có).

- Lựa chọn 4: Trường hợp lựa chọn độ cao nền xây dựng (cốt nền) bằng với mức giới hạn mực nước của cấp báo động 2 và tính đến hoạt động tự chảy của hệ thống thoát nước, mức đảm bảo an toàn về lũ được chọn sẽ là mức giới hạn mực nước của cấp báo động 2 trừ giá trị của Δh (m). Tình trạng ngập nước ở vùng hạ du 03 đập tốt hơn Lựa chọn 2 nhưng kém hơn Lựa chọn 3.

Trong 04 lựa chọn trên, Lựa chọn 3 có mức xả lũ tối đa cho phép nhỏ nhất, đòi hỏi dung tích phòng lũ lớn nhất, kinh phí lớn nhất. Các thứ tự tiếp theo là Lựa chọn 4, Lựa chọn 2, Lựa chọn 1, trong đó Lựa chọn 1 có mức xả lũ tối đa cho phép lớn nhất, đòi hỏi dung tích phòng lũ nhỏ nhất, kinh phí nhỏ nhất nhưng không đáp ứng yêu cầu của Nhiệm vụ quy hoạch (vì đô thị và các khu vực xây dựng khác vẫn bị đe dọa bởi lũ lụt) nên bị loại bỏ.

Như vậy, chỉ còn lại so chọn giữa Lựa chọn 2, Lựa chọn 3 và Lựa chọn 4. Lựa chọn 3 là hoàn hảo nhất, đáp ứng quy định của Hiến pháp 2013 về quyền được sống trong môi trường trong lành không bị đe dọa bởi lũ lụt. Tuy nhiên, quy định tại Hiến pháp được thực hiện đến đâu còn tùy thuộc vào trình độ phát triển và khả năng nguồn lực của đất nước, vì vậy, sự so chọn giữa 3 lựa chọn này là cần thiết để có quyết định phù hợp.  

Để so sánh lựa chọn, đề xuất, trước hết cần có Phương pháp thiết kế xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập.

3. Phương pháp thiết kế xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập

Tên đầy đủ của Phương pháp này là: “Phương pháp tính toán thiết kế dung tích phòng lũ cho hồ chứa nước theo lưu lượng xả lũ lớn nhất cho phép ứng với mục tiêu bảo đảm an toàn về lũ đã định cho vùng hạ du đập[11].

Theo định nghĩa tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế, dung tích phòng lũ: (là) “Phần dung tích của hồ chứa nước nằm trong phạm vi từ mực nước đón lũ đến mực nước lớn nhất kiểm tra làm nhiệm vụ điều tiết lũ. Như vậy, lưu lượng xả lũ lớn nhất cho phép ứng với mục tiêu bảo đảm an toàn về lũ đã định cho vùng hạ du đập QxảlũmaxKT được tính toán với lũ kiểm tra[12].

Trong Phương pháp thiết kế xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập, giá trị lưu lượng xả lũ lớn nhất được phép xả xuống hạ du QxảlũmaxKT là lưu lượng không làm cho lưu lượng tại trạm thủy văn ở hạ du lớn hơn “lưu lượng tương ứng với mức giới hạn mực nước (viết tắt MGHMN) được chọn làm mức bảo đảm an toàn về lũ cho vùng hạ du đậpQtươngứngMGHMN. Giả sử toàn bộ tổng lượng nước của trận lũ kiểm tra tại vị trí đập được giữ lại trong hồ chứa nước, thì lưu  lượng còn lại của trận lũ kiểm tra chảy đến trạm thủy văn từ phần lưu vực còn lại tính đến trạm thủy văn ở hạ du sẽ là Qcònlại, và:

QxảlũmaxKT = QtươngứngMGHMN - Qcònlại                  (1)

Sau khi đã tính được QxảlũmaxKT theo công thức (1), việc tính toán Mực nước lớn nhất (mực nước siêu cao) Zsc, Dung tích điều tiết lớn nhất Vsc (dung tích siêu cao) được thực hiện bình thường theo cách tính hiện tại. Việc tính toán an toàn về ổn định của đập cũng được thực hiện bình thường theo cách tính hiện tại.

Đối với các đoạn sông đã có đê, vùng hạ du đập đã được đê bảo vệ (thường là với mức cao nhất: Bảo vệ mùa màng) nên việc tính toán QxảlũmaxKT sẽ đơn giản hơn: được phép xả với lưu lượng lớn nhất không ảnh hưởng đến an toàn của đê. Từ đó có thể rút ra hệ quả: Có thể phối hợp hồ chứa với đê để bảo vệ cho vùng hạ du đập khi lưu vực hồ chứa không đủ để giải quyết bài toán xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập. Như vậy, ngoài biện pháp nâng cao trình cốt nền đô thị và các khu vực dân cư khác (đồng thời với việc nâng mức giới hạn mực nước được chọn tại trạm thủy văn), còn có thể kết hợp dùng đê bao với hồ chứa để đảm bảo an toàn về xả lũ cho vùng hạ du đập, hoặc có thể kết hợp dùng cả hai giải pháp.

4. Về xác định mức xả lũ tối đa cho phép ứng với mức đảm bảo an toàn về lũ được chọn đối với hồ Ô Lâu Thượng.

Sông Ô Lâu có 03 nhánh: Thác Ma, Ngọn sông Ô Lâu và Mỹ Chánh, trong đó nhánh Ngọn sông Ô Lâu chảy hoàn toàn trên đất Phong Điền cho đến ngã ba Phước Tích, nơi hợp lưu với nhánh Thác Ma thành sông Ô Lâu.


Hình 2. Bản đồ vị trí các nhánh sông Ô Lâu và ranh giới 2 tỉnh

Nhánh Mỹ Chánh lúc đầu chảy hoàn toàn trên đất Quảng Trị cho đến khi hợp lưu với nhánh Ngọn sông Ô Lâu tại khoảng giữa đoạn Ngọn sông Ô Lâu chảy dọc biên giới 2 tỉnh (xem hình 2). Nhánh Thác Ma bắt nguồn trên vùng núi đất Phong Điền, sau chảy qua Quảng Trị về tới Phước Tích thì hợp lưu với nhánh Ngọn sông Ô Lâu. Từ Phước Tích cho đến đập Cửa Lác (nơi sông đổ ra Phá Tam Giang) là dòng chính sông Ô Lâu.

Hồ Ô Lâu Thượng nằm trên nhánh Ngọn sông Ô Lâu, phía trên hồ Mỹ Hòa đã có (nằm trên một nhánh nhỏ của nhánh Ngọn sông Ô Lâu), hiện đang được lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nên việc xác định mức xả lũ tối đa cho phép cần được thực hiện ngay từ bước này, hoặc bước sau (bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và xem xét, quyết định đầu tư).

Theo Dự địa chí Phong Điền[13], “Đoạn hạ lưu tính từ cầu Phò Trạch đến cửa sông ở địa đầu phía Bắc phá Tam Giang, địa hình thấp thường bị ngập lụt trong mùa mưa lũ và cũng là đoạn ven bờ có dân cư tập trung đông đúc nhất”. Vì vậy, đề nghị áp dụng Phương pháp thiết kế xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập để tính toán dung tích phòng lũ trong thiết kế đập, hồ chứa nước này.

Có hai vấn đề pháp lý cần bổ sung, thống nhất trước cho việc này.

Một là: Hiện nay chưa có quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên sông Ô Lâu. Theo quy định tại điểm a khỏan 3 Điều 5 Quyết định 05/2020/QĐ-TTg về trách nhiệm của các bộ, ngành địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: “Tổ chức xây dựng, ban hành quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các vị trí thuộc địa bàn quản lý chưa được quy định trong Quyết định này”. Vì vậy, Tỉnh cần quy định bổ sung, hoặc yêu cầu bổ sung vào quyết đinh của Thủ tướng.

Hai là: Theo quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai, trạm thủy văn có tên trong Quyết định này là trạm Phong Bình, không phải trạm Niệm Phò như một đơn vị Tư vấn đang sử dụng để lập Website hệ thống thông tin phòng chống thiên tai của Tỉnh[14]. Vì vậy,  cần được thống nhất về việc chọn sử dụng trạm nào, hay sử dụng cả hai.

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH CÁC SÔNG DO TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THỰC HIỆN DỰ BÁO, CẢNH BÁO LŨ
(Kèm theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tỉnh/Thành phố

Lưu vực sông

Trạm thủy văn

VI

Khu vực Trung Trung Bộ

9

Thừa Thiên Huế

Hương

Huế (Kim Long)

10

Bồ

Phú Ốc

11

Ô Lâu

Phong Bình

12

Truồi

Cầu Truồi

 

Chọn một, hay chọn cả hai, đều cần phải có sự thống nhất, bổ sung.

5. Về xác định mức xả lũ tối đa cho phép ứng với mức đảm bảo an toàn về lũ được chọn đối với các hồ Bình Điền, Hương Điền và Tả Trạch.

Đối với đập, hồ chứa nước Hương Điền, mức xả lũ tối đa cho phép của hồ chứa nước Hương Điền và lưu lượng đến của nhánh Rào Tràng (theo kết quả tính toán thủy văn) không được làm mực nước tại trạm thủy văn xác định trên sông vượt quá mức giới hạn mực nước được chọn tại trạm thủy văn Phú Ốc.

Đối với đập, hồ chứa nước Tả Trạch và đập, hồ chứa nước Bình Điền, mức xả lũ tối đa cho phép (tổng lưu lượng xả lũ của 2 hồ) không được làm mực nước tại trạm thủy văn xác định trên sông vượt quá mức giới hạn mực nước được chọn tại trạm thủy văn Kim Long.

Vì các đập, hồ chứa nước này đang vận hành khai thác nên có thể xả lũ từ hồ và đo mực nước tại trạm thủy văn tương ứng để kiểm tra đối chứng với kết quả tính toán bằng Phương pháp thiết kế xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập.

Bất kỳ hồ chứa nước nào cũng phải có công trình xả lũ nhằm mục đích bảo đảm an toàn (để nước không dâng tràn quá đỉnh gây vỡ đập), vì bất kỳ dung tích nào của hồ chứa nước cũng nhỏ hơn nhiều so với tổng lượng nước đến hồ trong mùa lũ, nghĩa là bất kỳ hồ chứa nước nào cũng có một dung tích phòng lũ nào đó, ít nhất bằng dung tích hồ ở khoảng từ mực nước dâng bình thường (MNDBT) đến mực nước lớn nhất kiểm tra (MNLNKT). Quy mô công trình xả lũ càng lớn thì QxảlũmaxKT càng lớn và dung tích phòng lũ càng nhỏ, kinh phí đầu tư càng nhỏ Ngược lại thì QxảlũmaxKT càng nhỏ và dung tích phòng lũ càng lớn, kinh phí đầu tư càng lớn (cái gì cũng có giá của nó: Đầu tư ít thì thiệt hại ở vùng hạ du đập lớn. Đầu tư nhiều thì thiệt hại ở vùng hạ du đập lớn nhỏ).

Bảng 1 dưới đây cho thấy dung tích phòng lũ của hồ Tả Trạch bao gồm cả phần dưới và phần trên MNDBT, cho đến MNLNKT, còn dung tích phòng lũ của hồ Bình Điền và hồ Hương Điền lại chỉ là phần nằm dưới MNDBT, nên lại càng nhỏ (mặt cắt đứng của hồ chứa nước thường có dạng hình thang ngược nên càng ở thấp thì dung tích chứa của hồ càng nhỏ).

Bảng 1. Cao trình mực nước thiết kế, vận hành các hồ theo QTVH hiện hành.

Thứ tự

Cao trình/Đơn vị

Hồ            Bình Điền

Hồ             Tả Trạch

Hồ                    Hương Điền

Hồ             A Lưới

1

Mực nước dâng bình thường (m)

85

45

58

553

2

Mực nước chết (m)

53

23

46

549

3

Mực nước cao nhất trước lũ           (m)

80,6; 80;6; 80,6;              81,6-85 *

25,0; 28,0; 35,0;              38,0-45,0 *

56,0; 56,0; 56,0;             56,5-58,0 *

-

4

Mực nước đón lũ thấp nhất                  (m)

74,5; 74,5; 74,5; 81,6 *

23,0; 25,0; 35,5; 38,0 *

53,5; 53,5; 53,5; 56,5 *

-

5

Mực nước vận hành đảm bảo an toàn công trình (m)

85

50

58

-

 















Bảng 2. Cao trình mực nước lũ thiết kế, mực nước lũ kiểm tra.

Thứ tự

Cao trình/Đơn vị

Hồ            Bình Điền[15]

Hồ             Tả Trạch[16]

Hồ                    Hương Điền[17]

1

Mực nước dâng bình thường (m)

85

45

58

2

Mực nước lũ thiết kế

85,16

50,00

58,17

3

Mực nước lũ kiểm tra

85,96

53,07

59,93

 

 

 

Càng ở trên dung tích hồ chứa càng lớn. Đối chiếu các thông số thiết kế  ở bảng 2 dưới đây với các số liệu tại bảng 1 và các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế, hiện còn những dung tích phòng lũ rất lớn ở cả 03 hồ chưa được sử dụng: ở hồ Bình Điền là dung tích hổ ở khoảng từ +85,00m đến +85,96m; ở hồ Tả Trạch là ở khoảng từ +50,00m đến+53,07m; ở hồ Hương Điền là ở khoảng từ +58,00 đến +59,93m.

Điều đáng nói thêm: Dung tích của các hồ theo số liệu theo dõi được tại Website hệ thống thông tin phòng chống thiên tai của Tỉnh cho dung tích cao nhất cuối mùa lũ và dung tích còn lại trong hồ đến 29/3/2023 vẫn còn rất dồi dào:

- Tỷ lệ dung tích đầy hồ cao nhất cuối mùa lũ: hồ Bình Điền - 99,5% (09/12/2022); hồ Tả Trạch - 78,1% (13/12/2022); hồ Hương Điền - 96,8% (13/12/2022).

- Tỷ lệ dung tích đầy hồ lúc 07h45 ngày 29/3/2023: hồ Bình Điền - 82,4 %; hồ Tả Trạch - 52,8 %; hồ Hương Điền - 65,6 %.

Như vậy, dư địa để tăng dung tích phòng lũ ở 03 hồ này là rất lớn.

6. Đi tìm giải pháp cho đoạn bị ngập tại Km 867 Quốc lộ 1A[18].

a) Về đoạn bị ngập.

Quốc lộ 1A đoạn Km 866+900 đến Km 867+100 trên địa phận xã Lộc Trì huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế thường bị ngập sâu cục bộ mỗi khi có mưa lớn, gây ách tắc lưu thông xe cộ hàng nhiều giờ liền. Mỗi một lần mưa gây ngập, Cảnh sát giao thông địa phương lại phải triển khai lực lượng 24/24h điều khiển không cho lưu thông qua đoạn ngập sâu (trừ xe tải gầm cao) và hướng dẫn xe cộ đi từ phía Bắc vào lưu thông theo hướng cao tốc La Sơn - Túy Loan.


Hình 3. Mưa lớn trong ngày 02/12/2022 khiến quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Trì và nhiều khu vực của huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) ngập sâu. Lưu thông bị gián đoạn từ khoảng 14h ngày 02/12/2022 đến rạng sáng ngày 03/12/2022.

Nhánh Mũi Né cùng với nhánh Phước Tượng của dãy Bạch Mã đâm ra biển, tạo nên thung lũng là vùng đất thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì tọa lạc, nằm cạnh đường QL1A trên đoạn từ đèo Mũi Né đến đèo Phước Tượng. Nước lũ dồn từ 3 phía dốc cao sườn núi đổ xuống theo sông Cầu Hai và sông Rui ra đầm Cầu Hai, chảy qua dưới các cây cầu bắc qua đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam. Nhìn trên bản đố ở hình 4 thấy rõ QL1A và đường sắt Bắc Nam nằm chắn ngang đường đi của nước lũ. Khẩu độ các cây cầu đường bộ và đường sắt bắc qua hai con sông này không đủ thoát lũ nên mưa lớn là ngập, nhất là ở đoạn 200m có độ cao mặt đường thấp. 

Hình 4. Bản đồ đoạn từ đèo Mũi Né đến đèo Phước Tượng. Hai con sông đổ ra đầm Cầu hai là sông Cầu Hai (Km866+398) và sông Rui (Km867+786) cách nhau khoảng 1.388m trên QL1A. Đoạn 200m ngập sâu nhất nằm ở khoảng bẻ góc, từ Km866+900 - Km867+100.

Đây là một vị trí yết hầu nằm trên con đường huyết mạch nối Huế với Đà Nẵng, nối sân bay Phú Bài với sân bay Đà Nẵng, giao thông cần được thông suốt liên tục, nhất là trong mùa mưa lũ, không thể để tình trạng bị gián đoạn như hiện nay. Vì đây là một khu vực độc lập nên cần có giải pháp riêng rẽ, lại thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải nên phải do Bộ Giao thông vận tải giải quyết. Phải đưa vào đồ án quy hoạch để có cơ sở yêu cầu giải quyết sớm.

b) Đề xuất giải pháp.

Giải pháp cũng không ngoài mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống của đường sắt Bắc Nam và đường Quốc lộ 1A tại đây, hoặc làm cầu cạn như đã được đề xuất tại cuối trang 135 Tài liệu Thuyết minh.

Mở rộng khẩu độ thì phải làm tại 04 vị trí mới hoặc đường tránh để không làm gián đoạn giao thông.

Làm cầu cạn thì có thể làm một bên đường còn lại một bên đường để lưu thông trong thời gian thi công cho đoạn 200m thấp trũng có lẽ là giải pháp dễ được chọn hơn. Sau khi hoàn thành thì lưu thông một bên đường, một bên cầu cạn. Khi có lũ thì chỉ lưu thông bên cầu cạn.

Để tăng cường thoát lũ, cần làm bổ sung thêm cống thoát lũ ở vị trí thấp nhất trên đoạn 200m, thoát ra kênh thoát lũ (làm mới hoặc nạo vét mở rộng) ở dọc ngay mép đường phía hạ lưu, hoặc lợi dụng mở rộng kênh thoát nước dọc đường sắt, hoặc cả hai. Làm nửa dưới cầu cạn cùng lúc thi công cầu cạn. Nửa bên kia khi thi công thì tạm thời chỉ lưu thông qua cầu cạn. Giải pháp này có thuận lợi là cuối năm 2022 Tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát lũ khu vực Cầu Hai huyện Phú Lộc để xử lý ngập đoạn từ Km866+900 - Km867+100 và ngập nhà dân trong các khu vực lân cận, trong đó có hạng mục nạo vét tuyến kênh thoát nước đôạn từ Trương THCS Lộc Trì đến khu Tái định cư xã Lộc Trì dài khoảng 600m.

Sơ luận.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày về khái niệm “đảm bảo an toàn về lũ, úng” và các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu “đảm bảo an toàn về lũ, úng” của Nhiệm vụ quy hoạch, với quan điểm trước hết phải tạo nên môi trường lành mạnh, không bị đe dọa bởi lũ lụt cho Thừa Thiên Huế, giải quyết yêu cầu mực nước thấp ở bể tiêu cho thoát nước đô thị, coi đó là điều kiện tiên quyết, sống còn cho việc xây dựng Thừa Thiên Huế đích thực là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Có thể làm được điều đó bằng việc đánh giá lại toàn bộ dung tích phòng lũ ở mỗi hồ chứa nước đã có, điều chỉnh quy trình vận hành, và nếu cần, có những giải pháp tích cực, phù hợp và hiệu quả nhằm tạo nên một mặt bằng mới cho đồ án quy hoạch (thời kỳ quy hoạch 20 năm thực tế tính từ 2025 trở đi, vì mục tiêu quy hoạch đến 2025 thực ra là hoàn thành kế hoạch đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương). Khi đó (từ 2025), sẽ không còn những đánh giá về tình hình lũ lụt: tại điểm a mục 2.2.5 (Lũ lụt): trung bình hàng năm, trên sông Hương có 3,5 trận lũ lớn hơn hoặc bằng báo động II, năm nhiều nhất có 7 trận, năm ít nhất có 1 trận, trong đó có 36% trận lũ lớn và đặc biệt lớn[19]; tại mục 2.13.2 (Điểm yếu): “Địa hình chia cắt, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai như bão, , sạt lở sảy ra thường xuyên”; tại mục 3.4.2 (Những yếu tố hạn chế): “Phòng chống thiên tai, lũ lụt là bài toán lớn cấp bách về quản lý cũng như sử dụng bền vững” mà là một Thừa Thiên Huế trong lành, không bị đe dọa bởi lũ lụt.

Đây là vấn đề lớn, quan trọng, cần được rà soát kỹ và nếu đúng thì mở ra khả năng lớn cho việc đảm bảo an toàn về lũ cho Thừa Thiên Huế mà lại không tốn kém nhiều, cần được đầu tư nghiên cứu làm sớm và ngay việc điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hương vì hiệu quả là rất to lớn! Trên tinh thần đó, đề nghị Tư vấn nghiên cứu, tiếp thu, đưa vào nội dung đồ án quy hoạch.

7. Một số nhận xét, góp ý về Tài liệu Thuyết minh.

a) Về mục tiêu quy hoạch đến năm 2025.

Mục tiêu: “Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” vừa là mục tiêu quy hoạch, vừa là mục tiêu kế hoạch.

Vì vậy, Tư vấn cần căn cứ Điều 9 Nghị quyết số 18/VBHN-VPQH ngày 13/12/2022 về phân loại đô thị (hợp nhất Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 /5/2016 và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và căn cứ Điều 9a Nghị quyết số 19/VBHN-VPQH ngày 29/12/2022 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (hợp nhất Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 /5/2016 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)  để rà soát, đối chiếu các tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 19/VBHN-VPQH ngày 29/12/2022, lập thành báo cáo (riêng và trước) đánh giá tiêu chuẩn nào đạt, tiêu chuẩn nào chưa đạt, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp tích cực, hữu hiệu nhằm đảm bảo đạt tất cả các tiêu chuẩn yêu cầu trước 31/12/2024.

Thí dụ: áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị quyết số 18/VBHN-VPQH ngày 13/12/2022 (“Đô thị có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số, tiêu chí mật độ dân số bằng 50% mức quy định; mức tối thiểu của các tiêu chuẩn khác bằng 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng”), Thừa Thiên Huế hiện có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 02 thị xã trực thuộc tỉnh và 01 thành phố trực thuộc Trung ương (ngang với quận) là vừa đủ để thỏa mãn 50% tiêu chuẩn: “Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 19/VBHN-VPQH ngày 29/12/2022.

Vì vậy, không cần thực hiện “Kịch bản tổ chức đơn vị hành chính và đô thị gồm: 9 ĐVHC cấp huyện với khu vực Nội thành gồm 3 quận (Quận phía Bắc sông Hương, Quận phía Nam sông Hương, Quận Hương Thuỷ); Đô thị vệ tinh (liền kề) gồm 2 thị xã (Phong Điền, Hương Trà) và 4 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và Huyện mới trên cơ sở sáp nhập H. Phú Lộc và H. Nam Đông”. Thực tế cũng không thể thực hiện kịch bản này vì chưa phải là thành phố trực thuộc Trung ương thì chưa thể có quận.

b) Một số quan điểm.

- Mục tiêu quy hoạch xây dựng Thừa thiên Huế trở thành thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Đông Nam Á và Châu Á, lấy du lịch làm mũi nhọn, lấy phát triển văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc làm trọng tâm thì cái mũi nhọn, cái trọng tâm phải được đặt lên trước và nội dung của nó trong đồ án quy hoạch phải được thể hiện đậm nét hơn, phong phú hơn, sâu sắc hơn. Nhưng tại Mục 5.4. Định hướng hạ tầng kinh tế ở Tài liệu Thuyết minh lấy ý kiến chuyên gia, du lịch chỉ được đề cập ở hàng thứ ba, sau công nghiệp và thương mại, không thấy bóng dáng của y tế chuyên sâu đặc sắc (thậm chí ở mục 5.5.2. Định hướng quy hoạch hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cũng không thấy). Vấn đề ở đây là kết hợp du lịch với chữa bệnh, nghỉ dưỡng. Làm sao để lần này người ta đến du lịch, lần sau sẽ quay lại để nghỉ dưỡng hoặc chữa bệnh, và hứa hẹn sẽ quay lại lần sau nữa, hoặc chuyển đến ở. Đó là cách thức phù hợp nhất, hay nhất để tăng nguồn thu và tăng chỉ tiêu tăng trưởng dân số đối với Thừa Thiên Huế.

- 3 trụ cột kinh tế: là Du lịch - công nghiệp - Dịch vụ  (Mục 9.2, trang 136) hay “Du lịch - Dịch vụ - công nghiệp?

- Điểm c mục 2.2.6 về tài nguyên nước giới thiệu: “Đặc biệt Thừa Thiên Huế có bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh phân bố từ vùng rừng núi, gò đồi đến đồng bằng ven biển. Đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng” rồi bỏ đó, về sau không thấy nhắc tới (làm gì với chúng) nữa.

- Thừa Thiên Thuế là tỉnh có nhiều dân tộc ít người, từng đóng góp, hy sinh nhiều cho cách mạng trong hai cuộc kháng chiến nhưng cuộc sống hiện còn nhiều khó khăn, trong đồ án quy hoạch cần quan tâm hơn đến du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho đồng bào tham gia phục vụ du lịch, nâng cao đời sống văn hóa, kinh tế.

- Mục 2.1.4. Dân số cần được bổ sung thông tin chi tiết, đầy đủ về từng dân tộc ít người trong tỉnh. Nói chung cần quan tâm phong tục tập quán.

c) Về cách trình bày.

- Nội dung: “Một số khu vực thuộc địa giới hành chính thành phố Huế nhưng không nằm trong phạm vi ranh giới lập quy hoạch của đồ án; vì vậy cần được nghiên cứu mở rộng, đề xuất định hướng cho các khu vực này” tại trang 37 mâu thuẫn với nội dung:“Phạm vi lập Quy hoạch chung bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 4.947 km2 (494.710,95 ha)” tại trang 6.

- Điểm c Mục 3.5.3. Định hướng tổ chức hành chính và đô thị trong quy hoạch tỉnh: “Giai đoạn đến 2050” cần được sửa lại thành: “Giai đoạn đến 2045”.

- Tiêu đề điểm d mục 8.2.2: “Phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê”. Lưu ý là Thừa Thiên Huế chưa có đê sông, chỉ có đê biển, đê cửa sông, đê bao. Nội dung điểm d cũng không phù hợp lắm với tiêu đề.

- Thành phố Huế là đô thị trung tâm (nhất là khu vực cố đô Huế) nhưng mô tả hiện trạng cao độ nền lại sơ sài, cần được bổ sung số liệu.

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải đã gắn thoát nước và xử lý nước thải với nhau, vì vậy các mục trình bày về chúng nên được đặt ở gần nhau.

d) Về định hướng quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa.

Độ cao nền xây dựng (cốt nền) liên quan đến thoát nước mặt. Vì mạng lưới thoát nước làm việc theo nguyên tắc tự chảy nhờ trọng lực, phụ thuộc vào mực nước ở bể tiêu (sông, kênh, rạch …) nên việc lựa chọn độ cao nền xây dựng không nên chỉ cứng nhắc tuân theo cấp đô thị như trình bày ở trang 105, 106 Tài liệu Thuyết minh. Vậy nên ở Mục 2 bản tham luận này mới nêu: “Mức giới hạn mực nước liên quan chặt chẽ với cao độ nền thoát nước mặt thông qua một chênh độ cao Δh (m) nhằm đảm bảo cho mạng lưới thoát nước vận hành tự chảy”. Thí dụ: Theo cấp đô thị, cốt nền thị trấn Phú Lộc ở bảng 5.6 chỉ là +1,5m trong khi mô tả hiện trạng ở trang 26 ghi: “cao độ nền xây dựng >2,5m” (thực tế bao giờ cũng sát hơn quy định). Nhiệm vụ Quy hoạch yêu cầu: “Đề xuất các giải pháp cao độ nền và thoát nước mặt hợp lý cho các đô thị và các khu vực xây dựng khác”. Theo giải thích từ ngữ tại Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung[20] chính là một nội dung của khu vực xây dựng khác, cần được quan tâm đề cập trong quy hoạch.

d) Về định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước thải.

Cùng với khả năng kinh tế ngày càng cao, nhận thức và quan điểm bảo vệ môi trường nước của Nhà nước cũng ngày càng được nâng cao. Nội dung nghiêm cấm xả nước thải ra môi trường trước đây chỉ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải năm 2014, và cũng chỉ quy định khơi khơi: “Nước mưa, nước thải được thu gom; nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định”. Nay được nâng lên, đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 với quy định: “Nghiêm cấm xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường” là rất nghiêm khắc, mức độ đòi hỏi phải tuân thủ cao hơn hẳn.

Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung được ban hành căn cứ Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, tại Điều 4 có nhiều nội dung hướng dẫn thực hiện mới về thoát nước, xử lý nước thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cần được cập nhật vào nội dung đồ án quy hoạch cho phù hợp với các quy định mới của luật pháp.

đ) Về chỉ tiêu đất cây xanh công cộng đô thị.

Tại Bảng 3.2. Các chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho toàn đô thị (trang 48 Tài liệu Thuyết minh), hiện trạng đất cây xanh công cộng đô thị là 4 m2/người; dự kiến khu vực phát triển mới (2045) là 5 - 15 m2/người. Đối chiếu với quy định về diện tích tối thiểu đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị (trong đó gồm cả diện tích mặt nước) tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng hiện hành thì chỉ ngang với mức tối thiểu (7m2/người đối với đô thị đặc biệt; 6m2/người đối với đô thị loại I và II; 5m2/người đối với đô thị loại III và IV; 4m2/người đối với đô thị loại 5). Như vậy là quá thấp, không phù hợp với mục tiêu quy hoạch. So với chỉ tiêu tối thiểu về diện tích cây xanh của Liên hợp quốc (10m2/người) và so với nhiều thành phố lớn trên thế giới (đạt từ 20 - 25m2/người) thì lại càng thấp hơn nữa.

Với đặc thù tổng lượng mưa trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế rất cao (đều trên 2.700 mm, có nơii trên 4.00 mm như Bạch Mã, Thừa Lưu), cao hơn nhiều so với tổng lượng mưa trung bình của nước ta (dao động từ 1.500-2.000 mm). Tổng lượng mưa ngày cao nhất ghi nhận được ở thành phố Huế là trên 1.000 mm. Thử hỏi với đặc thù mưa lớn như vậy, chúng ta sẽ chọn trận mưa thiết kế là bao nhiêu để thiết kế hệ thống thoát nước cho Thừa Thiên Huế? Chỉ có thể bù lại bằng chỉ tiêu diện tích cây xanh. Vì quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng chỉ quy định của về mức tối thiểu, hoàn toàn có thể nghiên cứu quy định tại đồ án quy hoạch chỉ tiêu đất cây xanh công cộng đô thị cao hơn hẳn so với các địa phương khác, thậm chí cao hơn so với quốc tế, sao cho đến năm 2065 và nhiều năm sau đó vẫn xứng tầm là một thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Đông Nam Á và Châu Á.

Đây là nội dung rất quan trọng của đồ án quy hoạch chung đô thị thừa Thiên Huế, cần được nghiên cứu cẩn thận hơn. 

e) Về những điều cần cấm trong quy hoạch.

Có 2 câu phát biểu rất rất đáng ngưỡng mộ về quy hoạch của một Kiến trúc sư[21]: Quy hoạch là để thực hiện và cho phép sửa sai” và Quy hoạch tạo ra một phạm vi cái không nên xây dựng[22]. 

Cái không nên xây dựng, cái không được làm cần xác định trong quy hoạch thoát nước chính là không cho phép san lấp mặt nước của hồ ao, kênh rạch hoặc thay kênh rạch sẵn có bằng cống thoát nước.

Nội dung: “Nghiêm cấm xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường” của Luật Bảo vệ môi trường 2020 là điều cấm thứ hai, liên quan xử lý nước thải, cần được lưu tâm thực hiện.

Về những điều cần cấm khác, đề nghị Tư vấn lưu ý quy định trong đồ án quy hoạch.

Ngược lại, cũng có một vấn đề cần lưu ý quy định cần phải làm trong đồ án quy hoạch: Đó là việc xây dựng các nhà vệ sinh công cộng với tiêu chuẩn cao (sạch, đẹp và thơm) ở các điểm du lịch và trên các điểm dừng dọc các tuyến đường du lịch (là bài học mà Thành phố Hồ Chí Minh mới rút ra được thời gian đây)[23]. 

Để kết thúc, tôi muốn bày tỏ lòng cám ơn Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế, Sở xây dựng Thừa Thiên Huế và Ban Tổ chức Hội thảo đã mời tham dự và tạo mọi điều kiện để tôi được đóng góp ý kiến tại Hội thảo này, cũng là đóng góp cho Thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương trong tương lai không xa.

Xin trân trọng cảm ơn!

TP. HCM, ngày 29/3/2023. Nat.

 

PHẦN PHỤ

(Thiệt hại do lũ ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2022).

- Năm 2009:

Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, năm 2009 Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 áp thấp nhiệt đới gần bờ và đặc biệt là cơn bão số 09 (Ketsana) đã gây ra gió mạnh và lũ lớn; số cơn lũ và đỉnh lũ cao hơn trung bình nhiều năm, có 7 đợt lũ trên báo động 2, trong đó có đợt trên báo động 3. “Thiên tai đã làm cho 17 người chết và 59 người bị thương, 376 nhà sập, 11.355 nhà bị tốc mái. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông; thủy lợi; hệ thống điện; cơ sở vật chất ngành giáo dục; y tế thiệt hại lớn. Tổng thiệt hại toàn tỉnh ước tính khoảng 343 tỷ đồng[24].

 

                    

- Năm 2010:

Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, năm 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 và 2 áp thấp nhiệt đới gần bờ; có 4 đợt lũ trên báo động 2, trong đó có 2 đợt lũ trên báo động 3. “Thiên tai đã làm cho 15 người chết và 19 người bị thương, 2.688 nhà bị tốc mái. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông; thủy lợi; hệ thống điện; cơ sở vật chất ngành giáo dục; y tế thiệt hại lớn. Tổng thiệt hại toàn tỉnh ước tính khoảng 227,224 tỷ đồng[25].

- Năm 2011:

Liên tiếp từ ngày 04/11 đến ngày 08/11, do ảnh hưởng của nhiễu động đới gió đông trên cao kết hợp với rìa phía bắc của rãnh áp thấp có trục 12 đến 14 độ Vĩ Bắc nên ở Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to đã gây lũ lụt lớn trên địa bàn tỉnh. Mực nước cao nhất tại các trạm trên các triền sông Hương vào 02h ngày 8/11/2011 là 4,22m, trên báo động 3 là 0,72m. “Thống kê thiệt hại ban đầu đến chiều 08/11/2011, toàn tỉnh có 01 người chết và 01 người bị thương; có 36.060 nhà bị ngập bình quân từ 0,2-1,5m, trong đó tập trung ở các địa phương: thành phố Huế 20.000 nhà, Hương Trà 5.736 nhà, Quảng Điền 2.400nhà, Phong Điền 50 nhà, Phú Vang 4.647 nhà và Hương Thủy 3.227 nhà, … Hầu hết các tuyến đường ở thành phố Huế đều ngập nặng[26].

- Năm 2013:

Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh, năm 2013 trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của 05 cơn bão, 8 đợt mưa lớn trên diện rộng và 06 đợt lũ đã gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Năm qua, thiên tai bão lũ đã làm 06 người chết, 29 người bị thương; 37 nhà bị sập, 1.860 nhà bị tốc mái, hơn 13 nghìn nhà bị ngập; sạt lở hơn 7 km bờ biển và 50 km bờ các sông; nhiều tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng và đê trên vùng đầm phá bị phá hỏng; thiệt hại 460 ha rau màu, 555 ha cao su, hơn 1.200 ha rừng trồng bị gãy đổ; bị trôi hơn 42 tấn thủy hải sản và nhiều phương tiện nuôi trồng thủy sản…tổng thiệt hại về tài sản là hơn 591 tỷ đồng[27].

Đặc biệt, trong ngày 8/11 một phần thị xã Hương Trà và gần hết huyện vùng trũng Quảng Điền (tỉnh TT-Huế) đã bị lũ tấn công đột ngột với mực nước dâng nhanh bất thường, dù trời tạnh ráo. “Chỉ trong đêm 7/11 cho đến trưa 8/11, nước dâng cao rất nhanh, làm ngập gần 300 ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà ngập nặng. Các con đường nối giữa các thôn trong xã đã bị chia cắt hoàn toàn. Nhiều điểm ngập sâu với nước chảy mạnh, chảy xiết làm cho các ghe không thể lưu thông qua lại. Đoạn dẫn từ xã Quảng Thọ về trung tâm huyện Quảng Điền (thị trấn Sịa) và đi lên Huế ngập gần như toàn bộ không thể lưu thông[28].

- Năm 2016:

Đến 16g chiều 15-12, hầu hết vùng đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên - Huế bị ngập sâu trong lũ, trong khi nước trên các sông vẫn tiếp tục dâng cao. Cùng thời điểm này, mưa vẫn tiếp tục lớn ở vùng đầu nguồn và ba hồ thủy điện và thủy lợi chính của tỉnh lượng nước xả về hạ du bằng với lượng nước đổ về hồ (trong đó thủy điện Hương Điền xả khoảng 1.900m3/s, thủy điện Bình Điền xả khoảng 1.100m3/s và hồ thủy lợi Tả Trạch xả khoảng 700m3/s). “Thiệt hại có một người chết, 115ha hoa màu bị ngập hoàn toàn, hơn 1.420 nhà bị ngập, một số đoạn quốc lộ, tỉnh lộ cũng bị ngập[29].

- Năm 2017:

Đến trưa 21-11, tại Thừa Thiên - Huế có 1 người tử vong, 1 mất tích và 1 bị thương do mưa lũ. “Về tài sản, toàn tỉnh có 7.689 nhà bị ngập lụt từ 0,2 - 0,6m (TX.Hương Trà 1.710 nhà, huyện Quảng Điền 2.129 nhà, huyện Phong Điền 1.336 nhà, TX.Hương Thủy 843 nhà, huyện Phú Lộc 747 nhà, huyện Phú Vang 924 nhà)[30].

- Năm 2020:

Các đợt “lũ chồng lũ”, “bão chồng bão” xảy ra liên tiếp trong thời gian vừa qua tại Thừa Thiên Huế đã khiến địa phương này thiệt hại lớn về người và của. “Báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, mưa lũ trong tháng 10 đã làm ít nhất 31 người chết (12 người chết khi mưa lũ, 6 công nhân nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, 13 người trong đoàn công tác tại khu vực Trạm quản lý bảo vệ rừng Tiểu khu 67 khi đi cứu hộ), còn mất tích 11 người tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3; 13 người bị thương. Đợt đó, mưa lũ làm hàng chục ngôi nhà sập và hư hỏng; gần 85.000 nhà dân ngập trong nước và nước lũ trên sông Bồ vượt mức năm 1999. Nhiều diện tích hoa màu, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại… Tổng thiệt hại khoảng 1.126 tỷ đồng[31];

- Năm 2022:

Trận mưa lũ do hoàn lưu bão số 5 và số 6 năm 2022 gây ra trên địa bàn Thừa Thiên Huế tính đến 20/10/2022 khiến 2 người chết, 4 người bị thương và hơn 60.000 ngôi nhà bị ngập từ 1-3m … tổng thiệt hại hơn 337 tỉ đồng[32]. Ngày 03/12/2022 có thêm 03 người chết do bị lũ cuốn trôi tại vùng thung lũng chân núi thuộc thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì  huyện Phú Lộc[33].

- Một loại thiệt hại khác cũng cần được quan tâm:

Sau khi các công trình thủy điện tích nước, hạ lưu các con sông mất đi nguồn cát sỏi trong xây dựng, bởi các hồ chứa nước trở thành bể lắng. Theo lẽ tự nhiên từ trước đến nay, nguồn cung cấp cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên - Huế luôn được bồi đắp sau các mùa lũ, ước tính mỗi năm có khoảng từ 1,3 triệu m3 đến 1,7 triệu m3 do mưa lũ trôi về bổ sung vào lòng sông. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở đi, khi các dự án thủy điện, thủy lợi đã xây dựng xong và đi vào hoạt động thì lượng cát sỏi từ thượng nguồn bổ sung về hạ nguồn các con sông sẽ không còn, chính đây là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cát xây dựng trầm trọng[34] (được biết: Đập Bình Điền và đập Hương Điền không có cống xả cát!)./.


[1] Nguồn: Thuyết minh đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (tài liệu lấy ý kiến chuyên gia) tháng 3/2023. Sau đây viết tắt là Tài liệu Thuyết minh

[2] Phải tiêu thoát nước ở bể tiêu trước thì nước ở mạng lưới thoát nước bên trong mới thoát đi được (vì mạng lưới thoát nước vốn vận hành theo nguyên tắc tự chảy nhờ trọng lực: nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng”).

[4] “Lưu thủy bất hủ, hộ khu bất đồ”. “Nước luôn chảy thì không bị thối, trục cửa xoay luôn thì không bị mối mọt”. Nguồn: Đạo dưỡng sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn).

[5] Theo Giải thích từ ngữ tại khoản 8 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017: Vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập, Trong đó: Tình huống khẩn cấp là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc tác động khác gây mất an toàn cho đập (nội dung khoản 9 Điều 2 Luật Thủy lợi).

[6] Ở đây có 2 cái lý trái ngược nhau, buộc lòng phải “xử trí” tạm thời dung hòa.

[7] Nội dung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng chính phủ quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.

[10] Nguồn: Trang chi tiết - Website thông tin ứng phó biến đổi khí hậu Đà Nẵng (danang.gov.vn).

Căn cứ vào độ lớn đỉnh lũ trung bình nhiều năm, có thể chia ra các cấp lũ như sau: 

• Lũ nhỏ là lũ có mực nước đỉnh lũ thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm; 

• Lũ vừa là lũ có mực nước đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm; 

• Lũ lớn là lũ có mực nước đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;  

• Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh cao hiếm thấy trong các thời kỳ quan trắc;  

• Lũ lịch sử là lũ có đỉnh cao nhất trong các thời kỳ quan trắc và điều tra khảo sát.

[12] Trận lũ theo tính toán có thể sẽ xuất hiện tại tuyến xây dựng công trình tương ứng với tần suất kiểm tra, cũng là trận lũ dùng để tính toán mực nước dâng lớn nhất của hồ chứa nước và kiểm tra an toàn ổn định của đập dâng nước.

[19] Nguồn: Thuyết minh đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (tài liệu lấy ý kiến chuyên gia) tháng 3/2023. Sau đây viết tắt là Tài liệu Thuyết minh

[20] Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung giải thích từ ngữ: “Khu dân tập trung nêu tại Thông tư này là điểm dân cư nông thôn theo quy định tại Luật Xây dựng khu dân khác ngoài khu vực phát triển đô thị hình thành theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

[21] Nguồn: Nhận thức lại các khái niệm trong Quy hoạch xây dựng - Thiết kế quy hoạch cấp cao, Tập đoàn thiết kế Ong–Ong, Singapore. Bài đăng ngày 10.4.2015 (https://ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/11187-nhan-thuc-lai-cac-khai-niem-trong-quy-hoach-xay-dung.html).

[22] Quan điểm này phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Quy hoạch đô thị về nội dung xác định khu vực cấm và hạn chế xây dựng.

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
Địa chỉ email phản hồi
Tiêu đề

Ý kiến bạn đọc 
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể