» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81277732

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Chống ngập và Thoát nước - Bài 2. Bàn về các khái niệm liên quan chống ngập, thoát nước và xử lý nước thải [13-03-23]
Văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là VBQPPL) được coi là sản phẩm của hoạt động quản lý nhà nước. Tại các VBQPPL như Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, ngay sau các điều khoản quy định về phạm vi điều chỉnh, về đối tượng áp dụng là điều khoản giải thích từ ngữ, tức định nghĩa khái niệm...

                                                           KS. Thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn

                                                    Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP.HCM

 

1. Tình trạng thiếu khái niệm và thiếu chuẩn nhất về khái niệm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Văn bản quy phạm pháp luật[1] (sau đây viết tắt là VBQPPL) được coi là sản phẩm của hoạt động quản lý nhà nước.

Tại các VBQPPL như Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, ngay sau các điều khoản quy định về phạm vi điều chỉnh, về đối tượng áp dụng là điều khoản giải thích từ ngữ, tức định nghĩa khái niệm[2]. Mọi chuyện phải bắt đầu từ khái niệm[3]. Muốn làm gì cũng phải có khái niệm. Không có khái niệm thì hiểu không đúng và không làm đúng được. Có khái niệm mà khái niệm chưa chuẩn nhất (chưa chính xác hoặc chưa thống nhất trong cùng một văn bản hoặc trong hệ thống văn bản[4]) cũng có thể dẫn đến hiểu sai, làm sai.

TP.HCM bị ngập nước, từng có Trung tâm chống ngập và Chương trình chống ngập/giảm ngập nhưng ngập nước là gì, chống ngập là gì lại chưa hề được khái niệm. Chính phủ có Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải (sau đây viết tắt là Nghị định TN&XLNT), trong đó giải thích rất nhiều từ ngữ có chứa các cụm từ “thoát nước: “hoạt động thoát nước”, “hệ thống thoát nước”, “mạng lưới thoát nước”, “lưu vực thoát nước”…, nhưng lại không có giải thích về từ ngữ “thoát nước”. Phải biết nước là gì để định nghĩa về các loại nước khác như nước thải, nước quy ước sạch …, về ngập nước, thoát nước, chống ngập

Trong các Luật hiện hành không tìm thấy các giải thích từ ngữ (sau đây viết tắt là GTTN) về “nước”, “đất đai” …, nhưng lại có trong các Luật đã ban hành trước đó được thay thế bởi Luật hiện hành!

Không chỉ thiếu khái niệm hoặc có khái niệm mà định nghĩa/GTTN không chuẩn hoặc chưa thống nhất cũng có thể dẫn tới hiểu sai, làm sai. Sử dụng một khái niệm chưa được ban hành trong một VBQPPL cũng là làm sai. Thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng một tiêu chí ngập chưa được ban hành bằng VBQPPL để đánh giá về tình hình ngập do mưa gây bức xúc cho người dân, được cho là thiếu minh bạch[5] vì mức độ ngập trong các báo cáo không phản ánh đúng tình trạng ngập nước đã xảy ra (Báo Tuổi trẻ điện tử ngày 25/5/2018 đăng bài: Căn cứ nào xác định đường ngập, "tụ nước?”)[6]. Sử dụng tiêu chí này để làm căn cứ đánh giá, nghiệm thu, thanh toán khối lượng, chất lượng bơm tiêu thoát nước mưa trong các hợp đồng kinh tế, có dính đến tiền bạc là việc làm thiếu cẩn trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu, rà soát, hoàn chỉnh để ban hành chính thức làm cơ sở pháp lý để thực hiện là rất cần thiết. 

Tình trạng thiếu chuẩn nhất về khái niệm trong các VBQPPL và trong hệ thống các VBQPPL như trên là rất nghiêm trọng, cần sớm được chỉnh đốn. Kết quả khảo sát sơ bộ các VBQPPL hiện hành liên quan đến thoát nước, chống ngập cho thấy có 04 trường hợp chưa có khái niệm và 22 trường hợp khái niệm chưa chuẩn nhất. Việc bổ sung các khái niệm còn thiếu, hay chuẩn nhất các khái niệm đều rất quan trọng, có tác động đến công tác chống ngập, thoát nước và ý tưởng thiết kế hệ thống, mạng lưới thoát nước.

Dưới đây nêu các vấn đề cần thảo luận, đề xuất.

Việc rà soát, chuẩn nhất các khái niệm dược đặt trong bối cảnh: Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó tại khoản 2 Điều 6 quy định: Nghiêm cấm xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường[7]; Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 trong đó tại khoản 3 Điều 4 hướng dẫn: Đô thị, khu dân cư tập trung hiện hữu đã có mạng lưới thoát nước chung phải được nâng cấp, cải tạo, mở rộng thành hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng theo lộ trình được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt theo nhiệm vụ được phân công.

2. 04 khái niệm cơ bản liên quan chống ngập, thoát nước chưa được định nghĩa.

2.1. Khái niệm: “Nước”.

Luật Tài nguyên nước năm 2012 nhiều lần sử dụng từ “nước” nhưng lại thiếu GTTN khái niệm “nước”.

Thảo luận:

Lời nói đầu Luật Tài nguyên nước năm 1998 viết: “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra …, Luật này quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra”. Điều đáng tiếc là khái niệm/thuật ngữ này không được giữ lại khi Quốc hội ban hành Luật Tài nguyên nước năm 2012 thay thế Luật Tài nguyên nước năm 1998.

Nước ở đây là nước ở dạng tài nguyên nước, rất cần thiết cho sự sống, môi trường và quốc gia nhưng cũng có thể gây tác hại. Luật Tài nguyên nước năm 2012 GTTN: “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển …” và: “Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác”.

Đề xuất:

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Nước cần được bảo vệ, có thể khai thác, sử dụng, nhưng cũng có thể gây tai họa cho con người và môi trường nên cần có các giải pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra”.

2.2. Khái niệm: “Ngập nước”.

Chưa có VBQPPL nào định nghĩa/GTTN khái niệm “Ngập nước”, nhưng Nghị định TN&XLNT có 01 lần sử dụng cụm từ “Chống ngập” và 01 lần sử dụng cụm từ “chống ngập úng”, coi như là đã có đề cập đến hiện tượng ngập nước ở đô thị và khu dân cư tập trung.

Thảo luận:

Nước có thể gây tai họa cho con người và môi trường, trong đó có lũ, lụt, hoặc ở mức độ thấp hơn, thường gọi là ngập nước. Nói chung, ngập nước là tình trạng một vùng đất bị nước bao phủ, có thể do nước mưa từ trên trời rơi xuống tại chỗ, có thể do nước từ nơi khác đến như nước do triều từ dưới sông dâng lên, hoặc do nước lũ từ thượng nguồn đổ về, phủ tràn mặt đất, đường xá, ruộng vườn đến một độ sâu nào đó thì được cho là gây hại cho con người và môi trường, cần có giải pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. 

Ngập nước còn có nhiều nguyên nhân khác: do đất nền bị sụt lún; do phát triển đô thị vào vùng đất hoang hóa trũng thấp để tạo siêu lợi nhuận, thúc đẩy đầu tư nhờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tăng nguồn thu ngân sách; hoặc do tốc độ phát triển đô thị quá nhanh, hoặc do phát triển khu dân cư tự phát, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thoát nước luôn chậm hơn một bước, thậm chí vài bước, làm cho hệ thống thoát nước hiện có bị quá tải, nước thoát đi không kịp mà trở thành bị ngập nước.  

Hiện tượng ngập nước xảy ra thường xuyên, là vấn đề thời sự nóng ở nhiều đô thị, khu dân cư tập trung, kể cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Đà Năng …. Chủ yếu là do mưa tại chỗ hoặc trong thời gian đỉnh triều cao, hoặc do nước lũ trên sông từ thượng nguồn đổ về, hoặc do tổ hợp các yếu tố trên, gây nên tình trạng ngập nước.

Đề xuất:

Ngập nước là tình trạng của vùng đất thuộc đô thị hoặc khu dân cư, đường giao thông bị nước mưa rơi xuống, tràn vào, bao phủ, hoặc do chưa có mạng lưới thoát nước, hoặc do mạng lưới thoát nước hiện có bị quá tải làm cho nước thoát đi không kịp bị úng lại … tới mức gây hại cho con người và môi trường, đòi hỏi phải có các giải pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả”.

2.3. Khái niệm: “Thoát nước”.

Nghị định TN&XLNT sử dụng cụm từ “thoát nước” nhiều lần, nhưng chưa có giải thích về từ ngữ.

Thảo luận:

Nước mưa rơi xuống mặt đất, thoát đi không kịp gây ngập (úng) nước. Thuật ngữ “thoát nước” sử dụng ở Nghị định TN&XLNT không chỉ có thoát nước mưa mà còn có cả thoát nước thải và xử lý nước thải (sau đây viết tắt là XLNT). Vì thế, nghĩa của từ thoát nước trong Nghị định bao hàm cả XLNT[8].

Thoát nước tại Nghị định TN&XLNT gắn với mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải của hệ thống thoát nước. Thoát nước nhờ trọng lực gọi là thoát nước tự chảy. Khi phải bơm gọi là thoát nước có áp, nhưng ở phần phía trước hố bơm của trạm bơm vẫn luôn là thoát nước tự chảy[9].

Đề xuất:

Thoát nước là giải pháp phòng, chống ngập do mưa cho vùng đất đô thị hoặc khu dân cư[10] bằng công trình thoát nước, trong đó: Nước mưa được thu gom, tự chảy ra môi trường hoặc tới trạm bơm để được bơm xả ra môi trường; nước thải được thu gom, chuyển tải đến trạm bơm về công trình xử lý nước thải”.

2.4. Khái niệm: “Chống ngập”.

Nghị định TN&XLNT có 02 lần sử dụng cụm từ “Chống ngập[11] (tại Điều 2 và Điều 20). 

Thảo luận:

Nước dưới sông, kênh, rạch theo đỉnh triều cao dâng lên tràn bờ hoặc theo mạng lưới thoát nước tràn vào đô thị, khu dân cư, hoặc nước lũ trên sông từ thượng nguồn đổ về, tràn bờ sông, kênh, rạch vào các vùng đất thấp ven sông …, gây ngập nước.

Chống ngập là giải pháp thủy lợi nhằm ngăn chặn không cho nước lũ từ thượng nguồn đổ về hoặc nước triều từ sông, kênh, rạch tràn vào vùng đất muốn bảo vệ bằng các công trình đê bao và cống dưới đê, hoặc ngăn chặn không cho nước luồn theo công trình thoát nước vào đô thị, khu dân cư tập trung bằng xây dựng/lắp cửa cống ngăn triều.  

Nếu không có công trình thủy lợi bên ngoài tạo điều kiện biên thuận lợi (như xây dựng các đập, hồ chứa nước ở thượng nguồn để cắt giảm lũ, và/hoặc xây dựng đê bao, cống ngăn lũ, ngăn triều) thì mạng lưới thoát nước trong đô thị, khu dân cư tập trung không thể hoạt động tốt được.

Đề xuất:

Chống ngập là giải pháp thủy lợi ngăn không cho nước sông, kênh, rạch chảy tràn bờ gây ngập nước cho vùng đất muốn bảo vệ bằng các công trình đê bao và cống dưới đê, hoặc ngăn không cho nước sông, kênh, rạch luồn theo đường thoát nước chảy vào gây ngập trong đô thị, khu dân cư bằng lắp thêm cửa/xây dựng cống kiểm soát triều để đảm bảo điều kiện làm việc tự chảy cho mạng lưới thoát nước”.

3. Các khái niệm liên quan chống ngập, thoát nước và xử lý nước thải chưa chuẩn nhất.

Theo quy định tại Luật ban hành VBQPPL, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành tại Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang BVBQPPL.

Có 22 khái niệm chưa chuẩn nhất trong các VBQPPL sau đây:

- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, viết tắt là Nghị định TN&XLNT;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4038:2012 Thoát nước - Thuật ngữ và định nghĩa (sau đây viết tắt là TCVN 4038:2012);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-2:2016/BXD Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình thoát nước, sau đây viết tắt là QCVN 07-2:2016/BXD;

- Quy định quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn TP.HCM  được ban hành kèm theo Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND thành phố Hồ Chí Minh, sau đây viết tắt là Quy định 34/2020/QĐ-UBND;

- Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung, sau đây viết tắt là Thông tư 15/2021/TT-BXD;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957:2008 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, sau đây viết tắt là TCVN 7957:2008.

3.1. Khái niệm “Nước mưa bị nhiễm bẩn”.

TCVN 4038:2012: “Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt đường phố, quảng trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn”.

Thảo luận:

Nghị định TN&XLNT sử dụng cụm từ “Nước mưa” nhiều lần, nhưng không giải thích về từ ngữ này. Luật Tài nguyên nước có GTTN: Nước mưa là một trong các nguồn nước, có thể khai thác, sử dụng.

Cụm từ “Nước mưa” được hiểu là nguồn nước từ trên trời rơi xuống (ở thể lỏng hoặc đóng băng - mưa đá). Trong khuôn khổ Nghị định TN&XLNT,  cần phân biệt các khái niệm: nước mưa từ trên trời rơi xuống (là nguồn nước) với nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt đường phố, quảng trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp, bị nhiễm bẩn.

TCVN 7957:2008 nhắc: “phải chú ý xử lý phần nước mưa bị nhiễm bẩn” (là có sự phân biệt: không nói xử lý toàn bộ nước mưa).

Tên khái niệm là nước mưa, nhưng nội dung định nghĩa lại là nước mưa bị nhiễm bẩn là không ổn, cần đổi tên khái niệm thành “Nước mưa bị nhiễm bẩn” và viết lại nội dung khái niệm cho chuẩn xác.

Đề xuất:

Nước mưa bị nhiễm bẩn là nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt đường phố, quảng trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn, cần phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra môi trường”. 

3.2. Khái niệm “Nước quy ước sạch”.

QCVN 07-2:2016/BXD: “Nước quy ước sạch là nước đã tuân thủ yêu cầu về chất lượng, đáp ứng quy định của quy chuẩn hay tiêu chuẩn môi trường, không phải xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Ví dụ, nước làm mát trong hệ thống trao đổi nhiệt, chỉ nóng lên nhưng vẫn nằm trong quy định về nhiệt độ và không bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất bẩn”.

Thảo luận:

Không có ví dụ vẫn hiểu rõ được điều muốn giải thích.

Cần thay cụm từ “đã tuân thủ yêu cầu về chất lượng, đáp ứng quy định của quy chuẩn hay tiêu chuẩn môi trường” bằng cụm từ: “đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường” cho ngắn gọn và phù hợp với cách diễn đạt tại Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Giáo trình mạng lưới thoát nước trong kho Tài Liệu Môi Trường - Công ty môi trường chuyên xử lý nước thải, xử lý khí thải GREE (gree-vn.com) (sau đây viết tắt là GTMLTN) viết: (Việc) “thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn được thực hiện bằng giếng thu nước mưa”. Có nghĩa là có cách để tách nước mưa bị nhiểm bẩn ra khỏi nước mưa đã rơi xuống.

Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt đường phố, quảng trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp trong thời gian đầu thường bị nhiễm bẩn, là nước mưa bị nhiễm bẩn. Sau một thời gian mưa thì phần lớn các chất bẩn đã được rửa trôi, không còn nhiều nữa và nước mưa rơi xuống trên các bề mặt sau thời gian đầu đó có mức độ bị nhiễm bẩn nhỏ đến mức đáp ứng quy định của quy chuẩn hay tiêu chuẩn môi trường, không phải xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

TCVN 7957:2008 quy định: Nước đã sử dụng qua quá trình sản xuất nếu không bị nhiễm bẩn cần nghiên cứu để sử dụng lại. Khi không thể sử dụng lại thì cho phép xả vào nguồn tiếp nhận hoặc vào hệ thống thoát nước mưa.

Nếu tách được nước mưa bị nhiễm bẩn trong thời gian đầu của trận mưa, thì phần còn lại của nước mưa sau khi rơi xuống là nước quy ước sạch.

Đề xuất:

Nước quy ước sạch là nước đã sử dụng hoặc nước mưa thu được sau khi rơi xuống trên các bề mặt đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không phải xử lý trước khi xả ra môi trường”.

3.3. Khái niệm “Nước thải”.

a) Nghị định TN&XLNT: “Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường

b) TCVN 4038:2012: (Nước thải là) “Nước bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người và hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

c) QCVN 07-2:2016/BXD: “Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường”.

Thảo luận:

Cả 3 VBQPPL đều viết: “Nước thải là nước bị thay đổi đặc điểm, tính chất …” chứng tỏ khái niệm “Nước” cần được làm rõ là nước có nguồn gốc tài nguyên nước.

Vì nước mưa bị nhiễm bẩn phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra môi trường giống như nước thải, và vì nước mưa bị nhiễm bẩn không phải là nước đã qua sử dụng, cần phải đưa nước mưa bị nhiễm bẩn vào nội dung giải thích từ ngữ nước thải.

Đề xuất:

Nước thải là nước có nguồn gốc tài nguyên nước bị thay đổi đặc điểm, tính chất do đã qua sử dụng, hoặc là nước mưa đã bị nhiễm bẩn, phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra môi trường”.

3.4. Khái niệm “Nước thải sinh hoạt”.

a) Nghị định TN&XLNT: “Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân…”

b) TCVN 4038:2012: Nước thải sinh hoạt (là) “Nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân”. 

c) QCVN 07-2:2016/BXD: “Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh”.

Thảo luận:

Nước thải sinh hoạt là một loại của nước thải. Nội dung định nghĩa/GTTN khái niệm của nó cần dựa theo khái niệm nước thải ở điểm 3.3 để đảm bảo tính thống nhất, ngắn gọn, súc tích.

Đề xuất:

Nước thải sinh hoạt là nước thải, có từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh”.

3.5. Khái niệm “Nước thải công nghiệp”.

a) TCVN 4038:2012: (là) “Nước thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động sản xuất khác”.

b) QCVN 07-2:2016/BXD: “Nước thải công nghiệp là nước thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề hoặc các hoạt động sản xuất khác”.

Thảo luận:

Nước thải công nghiệp cũng là một loại nước thải. Nội dung khái niệm của nó cần dựa theo khái niệm nước thải ở điểm 3.3 để đảm bảo tính thống nhất, ngắn gọn, súc tích.

Hoạt động kinh doanh có thể là buôn bán hoặc kinh doanh nhà hàng, khách sạn, giải trí …. Nước thải từ các hoạt động đó không thuộc nước thải công nghiệp (có thể xếp vào loại nước thải khác ở điểm 3.6 dưới đây).

Nghị định TN&XLNT đề cập “Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp” nhưng lại không có giải thích về nước thải công nghiệp là còn thiếu.

Đề xuất:

Nước thải công nghiệp là nước thải có từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề hoặc các hoạt động sản xuất khác”.

3.6. Khái niệm “Nước thải khác”.

Nghị định TN&XLNT: “Nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không phải là nước thải sinh hoạt”.

 Thảo luận:

Giải thích về từ ngữ như vậy là chưa đầy đủ, bởi vì nước thải công nghiệp cũng là nước đã qua sử dụng, không phải là nước thải sinh hoạt nhưng không phải là nước thải khác (vì đã có định nghĩa riêng cho nó).

Nước thải khác cũng là một loại của nước thải nên nội dung khái niệm của nó cần dựa theo khái niệm nước thải ở điểm 3.3 để đảm bảo tính thống nhất, ngắn gọn, súc tích.

Đề xuất:

Nước thải khác là nước thải, nhưng không phải là nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp, cũng không phải là nước mưa bị nhiễm bẩn”.

3.7. Khái niệm “Nguồn tiếp nhận”.

a) Nghị định TN&XLNT: “Nguồn tiếp nhận là các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất”.

b) QCVN 07-2:2016/BXD: “Nguồn tiếp nhận là các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất”.

c) TCVN 4038:2012: (Nguồn tiếp nhận nước thải là) “Nguồn nước mặt hoặc vùng biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải thải vào”.

d) TCVN 4038:2012: (Nguồn nước là) “Nơi tập trung thường xuyên hay tạm thời nước thiên nhiên trên mặt đất hay trong các lớp đất đá có chế độ dòng chảy”.

Thảo luận:

TCVN 4038:2012 phân biệt Nguồn nước với Nguồn tiếp nhận nước thải là không phù hợp với GTTN tại Luật Tài nguyên nước 2012: “Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác”.

Nước, nguồn nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Pháp luật hiện hành nghiêm cấm xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường, cho phép lập lộ trình để thực hiện điều đó, nên chỉ có thể có khái niệm: “Nguồn tiếp nhận” không thể có khái niệm: “Nguồn tiếp nhận nước thải”.

Như vậy, nguồn nước cũng là nguồn tiếp nhận, và là nguồn nước mặt, hoặc nước dưới đất.

Đề xuất:

Nguồn tiếp nhận nguồn nước mặt hoặc nước dưới đất, bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất, được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt trước mọi hành vi xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào chúng”.

3.8. Khái niệm “Hệ thống thoát nước”.

a) Nghị định TN&XLNT: “Hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa...), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:

- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống;

- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;

- Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý”.

b) QCVN 07-2:2016/BXD: “Hệ thống thoát nước là một tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ thuật, mạng lưới thu gom nước thải từ nơi phát sinh đến các công trình xử lý và xả nước thải ra nguồn tiếp nhận”.

c) Thông tư 15/2021/TT-BXD: “Công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung (viết tắtcông trình thu gom, thoát nước thải) bao gồm hộp đấu nối, cng cấp 3, cng cấp 2, cng cấp 1, trạm bơm thoát nước, giếng tách nước thải, giếng thăm, cửa xả,...và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải và xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường để xả vào nguồn tiếp nhận.

a) TCVN 7957:2008: “Khi thiết kế thoát nước cho các điểm dân cư, cho phép sử dụng các kiểu hệ thống thoát nước: chung, riêng một nửa, riêng hoàn toàn hoặc hệ thống hỗn hợp tuỳ theo địa hình, điều kiện khí hậu, yêu cầu vệ sinh của công trình thoát nước hiện có, trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.”;

Thảo luận:

Cụm từ: “nhằm mục đích” trong GTTN về hệ thống thoát nước tại Nghị định TN&XLNT là có ý nói về cái cần đạt được, hiện tại chưa có hoặc có nhưng chưa hoàn chỉnh. Thí dụ hệ thống thoát nước chung ở nước ta hiện nay mới chỉ là: “hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống”, có/chưa có công trình xử lý nước thải, chưa phải là hệ thống thoát nước mà trong đó tất cả các loại nước thải, bao gồm cả nước mưa được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình xử lý, nhưng về mặt GTTN thì phải viết như nó cần phải có.

Thông tư 15/2021/TT-BXD yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp (theo phân cấp quản lý) có trách nhiệm lập, phê duyệt kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng mạng lưới thoát nước chung thành hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng trong đó dùng cụm từ “mạng lưới thoát nước chung” thay thế cụm từ “hệ thống thoát nước chung” có lẽ là vì lẽ đó.

TCVN 7957:2008 cho phép sử dụng các kiểu hệ thống thoát nước, gồm : chung, riêng một nửa, riêng hoàn toàn hoặc hệ thống hỗn hợp là đã liệt kê đầy đủ 04 kiểu/loại hệ thống thoát nước. GTMLTN căn cứ vào loại vận chuyển thoát nước thải sinh hoạt chung hay riêng cho biết có 04 loại hệ thống thoát nước: (i) hệ thống thoát nước chung; (ii) hệ thống thoát nước riêng; (iii) hệ thống thoát nước nửa riêng; (iv) hệ thống thoát nước hỗn hợp (“là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên, thường gặp ở những thành phố cải tạo, mở rộng”). Như vậy, Nghị định TN&XLNT phân loại hệ thống thoát nước chỉ gồm 03 loại là còn thiếu 01 loại (hệ thống thoát nước hỗn hợp).

Cống bao không làm nhiệm vụ tách nước thải mà nhận nước thải được tách ra từ cống thoát nước cấp 1 bằng giếng tách nước thải.

Theo GTMLTN: Việc thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn được thực hiện bằng giếng thu nước mưa. Có nghĩa là tách được nước mưa quy ước sạch.    

Hệ thống thoát nước mưa sử dụng giếng thu nước mưa là hệ thống thoát nước mưa trong hệ thống thoát nước riêng, xả nước mưa chưa được xử lý ra môi trường. Hệ thống thoát nước mưa sử dụng giếng tách nước mưa bị nhiễm bẩn là hệ thống thoát nước mưa trong hệ thống thoát nước hỗn hợp, xả nước mưa không cần phải xử lý ra môi trường.

Về lý thuyết, mức độ thân thiện với môi trường của các hệ thống thoát nước xếp theo thứ tự như sau: (i) hệ thống thoát nước nửa riêng xử lý toàn bộ nước thải hoặc một phần hỗn hợp nước thải hòa trộn với nước mưa chưa tách phần bị nhiễm bẩn đến trạm, nhà máy xử lý; xử phần hỗn hợp nước thải, nước mưa còn lại ra môi trường; (ii) hệ thống thoát nước riêng xử lý toàn bộ nước thải, xả nước mưa chưa tách phần bị nhiễm bẩn ra môi trường ra môi trường; (iii) hệ thống thoát nước hỗn hợp xử lý toàn bộ nước thải và nước mưa bị nhiễm bẩn; thu gom, xả nước quy ước sạch, trong đó có nước mưa không cần xử lý ra môi trường; hệ thống thoát nước chung thu gom và xử lý toàn bộ nước thải rồi mới xả ra môi trường.

Đề xuất:

Hệ thống thoát nước là một tổ hợp gồm mạng lưới thoát nước, các thiết bị, công trình kỹ thuật và các công trình phụ trợ nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải, trong đó: các loại nước quy ước sạch được chuyển tải về các cửa thoát ra môi trường; nước thải đến trạm, nhà máy xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả môi trường. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:

- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống và được xử lý toàn bộ;

- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống trong đó nước mưa được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa, nước thải được thu gom vào hệ thống thoát nước thải và chỉ có nước thải được xử lý;

- Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có thêm công trình tách nước thải và công trình thu gom, chuyển tải về trạm bơm, phục vụ cho việc: xử lý toàn bộ nước thải khi không có mưa; chỉ xử lý một phần nước thải hòa nước mưa khi có mưa; xả phần nước thải hòa nước mưa còn lại ra môi trường;

- Hệ thống thoát nước hỗn hợp là hệ thống trong đó có hệ thống thoát nước nửa riêng và hệ thống thoát nước mưa.

3.9. Khái niệm “Hệ thống thoát nước mưa

Nghị định TN&XLNT: Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.

Thảo luận:

Hệ thống thoát nước mưa theo GTTN như trên là một loại của hệ thống thoát nước riêng, chỉ thu gom, chuyển tải nước mưa rơi xuống (trong đó nước mưa bị nhiễm bẩn chưa được tách ra khỏi nước mưa rơi xuống) xả ra môi trường mà không qua xử lý. Điều này không còn phù hợp sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực.

Đề xuất:

Hệ thống thoát nước mưa là thành phần hệ thống thoát nước riêng chỉ thu gom, chuyển tải nước mưa, sử dụng loại giếng thu nước mưa tách riêng nước mưa bị nhiễm bẩn đưa vào hệ thống thoát nước thải, phần còn lại sau khi tách là nước quy ước sạch được xả ra môi trường”.

3.10. Khái niệm “Hệ thống thoát nước thải”.

Nghị định TN&XLNT: Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, công trình tách nước thải, đường ống thu gom và chuyển tải nước thải, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả,... và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.

Thảo luận:

Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng chỉ thu gom, chuyển tải nước thải (bao gồm một phần nước mưa bị nhiễm bẩn) đưa về trạm, nhà máy xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả ra môi trường.

Đề xuất:

Hệ thống thoát nước thải là thành phần hệ thống thoát nước riêng chỉ thu gom, chuyển tải nước thải (bao gồm nước mưa bị nhiễm bẩn) đưa về trạm, nhà máy xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả môi trường”.

3.11. Khái niệm “Giếng tách nước thải”.

a) Thông tư 15/2021/TT-BXD giải thích: “Giếng tràn nước mưa (hoặc giếng tách nước thải) là công trình bố trí trên hệ thống thoát nước chung để tách nước thải về cống bao, đồng thời tràn hỗn hợp nước mưa và nước thải ra nguồn tiếp nhận khi mưa với cường độ lớn”.

b) Nghị định TN&XLNT đề cập giếng tách nước thải trong trong khái niệm cống bao: “Cng bao là tuyến cng chuyển tải nước thải từ các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và chuyển tải đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải

Thảo luận:

Đây là công trình kết nối hệ thống thoát nước chung với cống bao, cùng với cống bao bổ sung cho hệ thống thoát nước chung đã có để tạo thành hệ thống thoát nước nửa riêng. Tên khái niệm/công trình phải là “Giếng tách nước thải”, do Thông tư của Bộ phải phù hợp với Nghị định Chính phủ là VBQPPL của cấp có thẩm quyền cao hơn.

Mục đích của việc tách nước thải là để khống chế khối lượng nước về trạm bơm không gây ngập cho trạm bơm đưa nước thải về trạm, nhà máy xử lý.

Các định nghĩa: (i) Giếng tràn là “Công trình trên mạng lưới thoát nước để xả lượng nước mưa tràn vào nguồn tiếp nhận nước thải”; Cống xả nước mưa là “Đường ống để dẫn nước mưa từ giếng tràn đến nguồn tiếp nhận nước thải” tại TCVN 4038:2012 cho thấy: mỗi công trình thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ (tách nước thải, tràn nước mưa) của Giếng tràn nước mưa (hoặc giếng tách nước thải) tại Thông tư 15/2021/TT-BXD; hoặc Giếng tràn nước mưa (hoặc giếng tách nước thải) là tổ hợp của 2 công trình kia.

Giếng tách nước thải là hạng mục công trình của hệ thống thoát nước nửa riêng. Nội dung khái niệm của nó cần dựa theo khái niệm hệ thống thoát nước nửa riêng ở điểm 3.8 để đảm bảo tính thống nhất, ngắn gọn, súc tích.

Đề xuất:

Giếng tách nước thải là công trình tách nước ở hệ thống thoát nước nửa riêng, gồm bộ phận tràn xả hỗn hợp nước mưa - nước thải ra môi trường khi mưa với cường độ lớn và bộ phận tách nước, tách toàn bộ nước thải hoặc một phần nước thải hòa nước mưa từ các cống cấp 1 thuộc hệ thống thoát nước chung về công trình thu gom, chuyển tải nằm phía sau bộ phận tách nước với khối lượng vừa đủ để không làm ngập trạm bơm về công trình xử lý nước thải”.

3.12. Khái niệm “Cng bao”.

Nghị định TN&XLNT: Cng bao là tuyến cng chuyển tải nước thải từ các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và chuyển tải đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải”.

Thảo luận:

Cống bao và giếng tách nước thải là những công trình bổ sung cho hệ thống thoát nước chung để thu gom, chuyển tải nước thải từ các cống cấp 1 của hệ thống thoát nước chung đã có đến nhà máy XLNT sau khi nhà nước có quy định về XLNT, hình thành nên hệ thống thoát nước nửa riêng. Cống bao nhận nước thải được tách ra khỏi hệ thống thoát nước chung từ sau giếng tách nước thải rồi chuyển tải đến trạm bơm về công trình XLNT.

Cống bao là hạng mục công trình của hệ thống thoát nước nửa riêng. Nội dung khái niệm của nó cần dựa theo khái niệm hệ thống thoát nước nửa riêng ở điểm 3.8 để đảm bảo tính thống nhất, ngắn gọn, súc tích.

Đề xuất:

Cng bao là công trình thu gom, chuyển tải nằm phía sau các giếng tách nước thải, nhận và chuyển tải toàn bộ nước thải hoặc một phần nước thải hòa trộn nước mưa nhận được từ sau giếng tách nước thải để đưa đến trạm bơm về công trình xử lý”.

3.13. Khái niệm “Giếng thu nước mưa”.

TCVN 4038:2012: (Giếng thu nước mưa là) “Công trình trên mạng lưới để thoát nước mưa”.

Thảo luận:

Tên của khái niệm là “Giếng thu nước mưa” nhưng lại định nghĩa: “để thoát nước mưa” là có mâu thuẫn.

Giếng thu nước mưa là hạng mục công trình độc lập, không thuộc mạng lưới thoát nước mà thuộc hệ thống thoát nước (nói chung): Trên hệ thống thoát nước chung hoặc nửa riêng, nước mưa được chuyển vào mạng lưới thoát nước thải; trên hệ thống thoát nước riêng, nước mưa được chuyển vào mạng lưới thoát nước mưa; trên hệ thống thoát nước hỗn hợp, ngoài giếng thu nước mưa ở hệ thống thoát nước chung hoặc nửa riêng còn sử dụng loại Giếng thu, tách nước mưa bị nhiễm bẩn ở hệ thống thoát nước mưa.

Giếng thu nước mưa thu nước mưa rơi xuống, chảy trên bề mặt đường phố, quảng trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp.

Đề xuất:

Giếng thu nước mưa là công trình dùng để thu nước mưa rơi xuống chảy trên bề mặt đường phố, quảng trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp vào mạng lưới thoát nước để được thoát đi”.

3.14. Khái niệm “Giếng tách nước mưa bị nhiễm bẩn”.

Thảo luận:

Giếng thu nước mưa chỉ thu nước mưa rơi xuống chảy trên bề mặt đường phố, quảng trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp, không tách riêng được nước mưa bị nhiễm bẩn.

Theo GTMLTN, việc thu lượng nước mưa buổi đầu tiên để xử lý trước khi xả ra nguồn được thực hiện bằng giếng thu nước mưa. Điều đó chứng tỏ là có cách tách được nước mưa bị nhiễm bẩn từ giếng thu nước mưa để đưa về nhà máy xử lý, còn lại nước mưa quy ước sạch được xả ra môi trường (không phải xử lý). Nếu không có loại công trình/thiết bị này thì không có hệ thống thoát nước hỗn hợp. Một thiết bị như vậy là đã có trong hiện thực.

Giếng tách nước mưa bị nhiễm bẩn khác hẳn giếng tách nước thải. Một bên chỉ tách về khối lượng, khối lượng nước còn lại sau khi tách vẫn là hỗn hợp nước mưa - nước thải, chưa chắc đạt tiêu chuẩn nước quy ước sạch Bên còn lại tách nước về chất lượng, sau khi tách khối lượng nước mưa bị nhiễm bẩn, còn lại là nước quy ước sạch, có thể xả trực tiếp ra môi trường không cần xử lý. Một bên đặt ở cuối cống cấp 1, một bên đặt dọc tuyến đường cần thu nước mưa.

Giếng tách nước mưa bị nhiễm bẩn là một loại giếng thu nước mưa. Nội dung khái niệm của nó cần dựa theo khái niệm giếng thu nước mưa ở điểm 3.13 để đảm bảo tính thống nhất, ngắn gọn, súc tích.

Đề xuất:

Giếng tách nước mưa bị nhiễm bẩn là giếng thu nước mưa có thiết bị tách nước mưa bị nhiễm bẩn ra khỏi nước mưa thu được”.

3.15. Khái niệm “Mạng lưới thoát nước”.

a) TCVN 4038:2012: (Mạng lưới thoát nước là) “Hệ thống đường ống, cống rãnh hoặc kênh mương thoát nước và các công trình trên đó để thu và thoát nước thải trên một khu vực nhất định. Mạng lưới thoát nước gồm: mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt, mạng lưới thoát nước thải công nghiệpmạng lưới thoát nước mưa”.

b) Nghị định TN&XLNT gián tiếp giải thích qua khái niệm hệ thống thoát nước: “gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa …) nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải”.

c) QCVN 07-2:2016/BXD: “Mạng lưới thoát nước là hệ thống đường ống, cống rãnh hoặc kênh mương thoát nước và các công trình trên đó để thu và thoát nước thải, nước mưa cho một khu vực nhất định”.

d) Quy định 34/2020/QĐ-UBND: “Mạng lưới thoát nước là hệ thống đường ống, cống rãnh hoặc kênh mương thoát nước, hồ điều hòa và các công trình trên đó để thu và thoát nước thải, nước mưa cho một khu vực nhất định, được phân làm 3 cấp chính như sau:

- “Mạng lưới thoát nước cấp 1 là hệ thống sông, kênh chính tự nhiên thoát nước cho khu vực, hoặc vùng”.

- “Mạng lưới thoát nước cấp 2 là hệ thống cống, kênh mương thu gom nước từ Mạng lưới thoát nước cấp 3 và chuyển tải đến Mạng lưới thoát nước cấp 1”.

- “Mạng lưới thoát nước cấp 3 là hệ thống cống, kênh mương thu gom nước thải, nước mưa (từ hộ thoát nước, hố ga mặt đường) và chuyển tải đến Mạng lưới thoát nước cấp 2”.

Thảo luận:

 Nghị định TN&XLNT chỉ liệt kê: đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa..., không có cụm từ “và các công trình trên đó” như ở TCVN 4038:2012, QCVN 07-2:2016/BXD và Quy định 34/2020/QĐ-UBND. Điều này đặt dấu hỏi về việc trên mạng lưới thoát nước có các công trình khác, hay chỉ trên hệ thống thoát nước mới có? Câu trả lời là có ở cả hai (thí dụ trên mạng lưới thoát nước gồm: giếng thu, giếng thăm, giếng tràn, cửa xả …)[12].

Việc phân cấp mạng lưới thoát nước ở Quy định 34/2020/QĐ-UBND là không phù hợp vì: Nghị định TN&XLNT và Thông tư 15/2021/TT-BXD không quy định phân cấp mạng lưới thoát nước mà chỉ quy định phân loại mạng lưới thoát nước và phân cấp cống thoát nước. Ngoài ra, giải thích từ ngữ ở Quy định 34/2020/QĐ-UBND còn không chuẩn ở chỗ: hệ thống sông, kênh chính tự nhiên là nguồn tiếp nhận, không thể đồng thời lại là mạng lưới thoát nước cấp 1 - thành phần của mạng lưới thoát nước.

Cụm từ “thu gom, chuyển tải” phù hợp và thông dụng hơn cụm từ “thu và thoát nước thải”.

Cụm từ “từ nơi phát sinh” không bắt buộc phải có. 

TCVN 4038:2012 đầy đủ hơn các VBQPPL khác ở chỗ có nội dung phân loại mạng lưới thoát nước. Việc không định nghĩa các loại mạng lưới thoát nước là hợp lý, vì tên của chúng kết hợp với khái niệm mạng lưới thoát nước đã đủ để hiểu rõ khái niệm.

Có hệ thống thoát nước mưa và có mạng lưới thoát nước mưa. Có mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt; mạng lưới thoát nước thải công nghiệp nhưng không có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt; hệ thống thoát nước thải công nghiệp. Như vậy, việc phân loại mạng lưới thoát nước là cần thiết.

Đặc điểm của mạng lưới thoát nước là làm việc tự chảy nhờ trọng lực (đường ống, cống rãnh hoặc kênh mương thoát nước đều được thiết kế tự chảy). Trạm bơm là công trình của hệ thống thoát nước, nhưng nằm ngoài mạng lưới thoát nước (khi có trạm bơm thì mạng lưới thoát nước kết thúc ở trước hố bơm của trạm bơm).

Đề xuất:

Mạng lưới thoát nước là hệ thống đường ống, cống rãnh hoặc kênh mương thoát nước, hồ điều tiết và các công trình trên đó để thu gom nước mưa, nước thải trên một phạm vi nhất định, chuyển tải ra môi trường hoặc đến trạm bơm về công trình xử lý. Mạng lưới thoát nước gồm: mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt; mạng lưới thoát nước thải công nghiệp và mạng lưới thoát nước mưa”.

3.16. Khái niệm “Khu vực thoát nước thải”.

a) TCVN 4038:2012: “Khu vực thoát nước bằng mạng lưới thoát nước”.

b) Nghị định TN&XLNT: “Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom vào mạng lưới thoát nước chuyển tải về nhà máy xử lý nước thải hoặc xả ra nguồn tiếp nhận”.

Thảo luận:

Là khu vực hay là lưu vực?

Khu vực là miền đất có giới hạn nhất định và có một nhiệm vụ chính trị, kinh tế riêng; khu vực hành chính (công an khu vực); phần đất dùng vào một việc nhất định và cách biệt hẳn vùng chung quanh.

Lưu vực[13] là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát vào một lối thoát thông thường.

Có sự khác nhau giữa lưu vực thoát nước mưa và khu vực thoát nước thải: Lưu vực thoát nước mưa giống với phần giải thích về lưu vực ở trên và giống với lưu vực sông, kênh, rạch (Luật Tài nguyên nước giải thích từ ngữ: “Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển”). Khu vực thoát nước thải giống với phần giải thích về khu vực ở trên, và gắn với cống bao nên trong một khu vực thoát nước thải có nhiều lưu vực thoát nước mưa, ở mỗi lưu vực nước mưa có một cửa thoát ra nguồn tiếp nhận, nghĩa là nước mưa thoát ra nhiều nguồn tiếp nhận còn nước thải có thể được thu gom từ một hoặc nhiều lưu vực thoát nước nhưng cuối cùng (sau khi được xử lý) chỉ xả ra tại một nguồn tiếp nhận. Thí dụ nước thải từ hệ thống Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau này sẽ được chuyển vuợt sông Sài Gòn qua nhà máy XLNT ở Quận 2 để xử lý và xả nước thải đã được xử lý ra nguồn tiếp nhận ở phía bên kia sông. Không có khái niệm “lưu vực thoát nước” chung cho cả nước thải và nước mưa mà phải chia làm 2 khái niệm để định nghĩa/GTTN, gồm: “Lưu vực thoát nước mưa” và “Khu vực thoát nước thải”.

Nội dung định nghĩa của TCVN 4038:2012 ngắn, khó hiểu.

Giải thích từ ngữ của Nghị định TN&XLNT cho phép chuyển tải nước thải “về nhà máy xử lý nước thải hoặc xả ra nguồn tiếp nhận” (do Nghị định TN&XLNT chỉ quy định khơi khơi: “nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định”) là chuyện đã cũ. Nay sau khi có Luật Bảo vệ môi trường 2020, nghiêm cấm xả nước thải ra môi trường chưa qua xử lý nên cần có sự chỉnh sửa cho phù hợp.

Đề xuất:

Khu vực thoát nước thảiphạm vi phụ trách của công trình xử lý nước thảiở đó nước mưa, nước thải được thu gom vào mạng lưới thoát nước, trong đó nước mưa được chuyển tải ra môi trường ở nhiều điểm xả khác nhau còn nước thải được chuyển về công trình xử lý nước thải để được xử lý trước khi xả ra môi trường”.

3.17. Khái niệm “Lưu vực thoát nước mưa”.

Thảo luận về lưu vực/khu vực thoát nước cho thấy không có khái niệm  chung cho cả nước thải và nước mưa và cần bổ sung định nghĩa/giải thích khái niệm “Lưu vực thoát nước mưa”.

Thảo luận:

Lưu vực thoát nước mưa giống với giải thích về lưu vực và giống với giải thích về lưu vực sông, kênh, rạch (“Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển”) như đã nêu tại Mục 3.16 ở trên.

Đề xuất:

Lưu vực thoát nước mưa là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên hoặc sau khi cải tạo mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát vào một lối thoát thông thường và/hoặc được thu gom, chuyển tải đến một cửa thông thoát ra môi trường”.

3.18. Khái niệm “Cống cấp 1”.

Thông tư 15/2021/TT-BXD: “Cống cấp 1 là tuyến cng chính thu gom dẫn nước thải từ các lưu vực thoát nước đến nhà máy xử lý nước thải.

Thảo luận:

Nên sử dụng cụm từ “chuyển tải” (thay cho cụm từ “dẫn nước”) vì đã được sử dụng thông dụng hơn.

Thông tư 15/2021/TT-BXD nói đến các cấp cống thoát (riêng) nước thải, chưa đề cập cống thoát nước mưa, nước thải chung hoặc cống thoát (riêng) nước mưa, cần được bổ sung.

Căn cứ vào giải thích từ ngữ của cống bao tại mục 3.12, cống cấp 1 có thể là tuyến cống dẫn nước thải thẳng đến trạm/nhà máy XLNT hoặc dẫn đến cống bao để được chuyển tải tiếp đến nhà máy XLNT.

Cụm từ “lưu vực thoát nước” có ý nói đến phạm vi phụ trách lưu vực của cống cấp 1. Như đã thảo luận ở các mục 3.16, 3.17, không có “lưu vực thoát nước  nói chung, có “khu vực thoát nước thải” và “lưu vực thoát nước mưa”. Việc sử dụng “lưu vực thoát nước” ám chỉ trường hợp nước thải được chuyển thẳng đến trạm XLNT, không qua cống bao.

Đề xuất:

Cống cấp 1 là tuyến cng chính thu gom nước nhận được từ cống cấp 2, cống cấp 3 vượt cấp[14], trong đó: nếu là riêng nước mưa, chuyển tải ra nguồn tiếp nhận; nếu là riêng nước thải, chuyển tải đến trạm bơm về công trình xử lý; nếu là nước thải hoặc một phần nước thải hòa trộn nước mưa, chuyển tải đến cống bao đưa về trạm bơm về công trình xử lý và xả phần nước thải hòa trộn nước mưa còn lại ra môi trường”.

3.19. Khái niệm “Cống cấp 2”.

Thông tư 15/2021/TT-BXD5 giải thích: “Cống cấp 2 là cng vận chuyển nước thải cho khu vực, tiểu lưu vực thoát nước đến cống cấp 1.

Thảo luận:

Không nên sử dụng các cụm từ “khu vực”, “tiểu lưu vực” chưa được định nghĩa/giải thích từ ngữ.

Đề xuất:

Cống cấp 2 là cng thu gom nước nhận được từ cống cấp 3, chuyển tải đến cống cấp 1”.

3.20. Khái niệm “Cống cấp 3”.

Thông tư 15/2021/TT-BXD5: “Cống cấp 3 là cng thu gom nước thải từ các hộ thoát nước đến cống cấp 2 hoặc cng cấp 1.

Thảo luận:

Về cơ bản là ổn, chỉ cần một số chỉnh sửa, bổ sung nhỏ.

Đề xuất:

Cống cấp 3 là cng hoặc thu gom nước mưa riêng, nước thải riêng hoặc thu gom chung nước thải, nước mưa từ các hộ thoát nước, chuyển tải đến cống cấp 2 hoặc cng cấp 1.

3.21. Khái niệm “Cống gom”.

Thông tư 15/2021/TT-BXD giải thích: “Cng gom là tuyến cống cấp 1, cấp 2 của hệ thống thoát nước chung để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần cố định nước mưa hòa trộn với nước thải khi mưa và chuyển tải đến trạm bơm về nhà máy xử lý nước thải.

Thảo luận:

Về cơ bản là không ổn và không cần thiết vì khái niệm chồng lên khái niệm: vừa chồng lên khái niệm cống cấp 1, cống cấp 2 vừa chồng lên khái niệm cống bao.

Đề xuất:

Thống nhất bỏ, không định nghĩa/giải thích/sử dụng khái niệm này.

3.22. Khái niệm “Giếng tràn”.

TCVN 4038:2012: (Giếng tràn là) “Công trình trên mạng lưới thoát nước để xả lượng nước mưa tràn vào nguồn tiếp nhận nước thải”.

Thảo luận:

Đây là nước mưa đã rơi xuống trên các bề mặt ở đô thị và khu dân cư tập trung, được thu vào mạng lưới thoát nước và hòa trộn với nước thải trong đó, khi trời mưa to thì phải xả bớt ra môi trường. Là loại công trình của hệ thống thoát nước chung, trong hệ thống thoát nước nửa riêng được kết hợp ở giếng tách nước thải, xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường.

Thảo luận tại mục 3.7 đã đề xuất sửa “nguồn tiếp nhận nước thải” thành: “nguồn tiếp nhận” do pháp luật hiện hành nghiêm cấm xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

Nên thay cụm từ “xả lượng nước mưa vào nguồn tiếp nhận” bằng cụm từ: “xả lượng nước mưa hòa trộn với nước thải ra môi trường”[15].

Đề xuất:

Giếng tràn là công trình trên hệ thống thoát nước chung để xả lượng nước mưa hòa trộn với nước thải ra môi trường”.

4. Về mức ngập gây hại và các mức độ ngập.

a) Báo Tuổi trẻ ngày 25/8/2018 đăng bài: Căn cứ nào xác định đường ngập, “tụ nước”? đưa tin:

- Cơ sở để xác định tình trạng ngập, "tụ nước" được Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước viện dẫn văn bản số 338/BXD - KTQH của Bộ Xây dựng.

- Theo đó, trường hợp (không ngập) là mặt đường bị tụ nước, độ sâu thấp hơn 10cm. Ngập nhẹ là mặt đường tụ nước ở độ sâu từ 10 - 15cm và không tiêu thoát hết trong thời gian 30 phút sau khi mưa dứt, diện tích ngập tối đa 2.000m2 (nếu có một trong ba yếu tố lớn hơn được xem là ngập vừa). Ngập vừa: mặt đường tụ nước ở độ sâu 15-30cm không thoát hết trong thời gian sau 30 phút đến 120 phút sau khi mưa dứt với diện tích ngập từ 2.000 đến 4.000m2.

Trường hợp ngập nặng là mặt đường tụ nước ở độ sâu từ 30cm trở lên và không thoát hết sau 120 phút trở đi sau khi dứt mưa với diện tích ngập trên 4.000m2 (nếu một trong ba yếu tổ nhỏ hơn thì được xem là điểm ngập vừa).

Tuy nhiên, theo nội dung bài báo, Bộ Xây dựng không có văn bản quy định và cũng chưa tìm được văn bản khác có quy định tương tự.

b) Cơ sở để xác định tình trạng ngập, "tụ nước" như vậy là chưa chính xác và chưa chính tắc, đưa vào áp dụng trong các hợp đồng kinh tế vì vậy là thiếu cơ sở khoa học và pháp lý.

c) Theo quy định tại Luật ban hành VBQPPL, Ủy ban nhân dân tỉnh có đầy đủ thẩm quyền ban hành VBQPPL quy định về nội dung này để đảm bảo tính hợp lý và cơ sở pháp lý cho việc thực hiện.

Thảo luận:

Ở mục 2.2 đã đề xuất: “Ngập nước là tình trạng của vùng đất đô thị, khu dân cư hoặc đường giao thông bị nước rơi xuống, tràn vào, bao phủ, … tới mức gây hại cho con người và môi trường, đòi hỏi phải có các giải pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả”. Ngập nước gây khó khăn cho việc giao thông, đi lại trong vùng, cho nên có thể lấy ngập đường giao thông, đường đi lại từ nhà này qua nhà kia của người dân trong vùng để xác định mức ngập gây hại, đánh giá về các mức độ ngập khác nhau (nhẹ, vừa, nặng) và có biện pháp khắc phục hậu quả.

Có câu: “Nước chảy chỗ trũng”. Mặt đường bị “tụ nước” là nơi trũng thấp nên bị ngập. Đối với những đoạn đường như vậy, biện pháp xử lý đơn giản là nâng cao trình mặt đường. Nếu nâng đường rồi mà vẫn bị ngập thì mạng lưới thoát nước có vấn đề.

Mức độ ngập nêu trong bài báo được đánh giá theo 3 yếu tố: độ sâu ngập, thời gian ngập và diện tích ngập, trong đó đối với đường giao thông nên tính theo chiều dài thì đơn giản hơn. Tuy nhiên, diện tích hay chiều dài ngập đều không phản ảnh mức độ ngập, chỉ dùng để xác định phạm vi đoạn mặt đường thấp trũng có thể bị ngập và cần có giải pháp xử lý. Hai yếu tố còn lại là độ sâu ngập và thời gian ngập mới phục vụ cho việc đánh giá khả năng thoát nước của mạng lưới thoát nước, trong đó độ sâu ngập là yếu tố chính, thời gian ngập là yếu tố phụ thêm.

Thống nhất với mức ngập bắt đầu gây hại: “trường hợp (không ngập) là mặt đường bị tụ nước, độ sâu thấp hơn 10cm”. Tuy nhiên, có 02 điểm cần được làm rõ:

Một là: Độ sâu ngập là độ sâu đo được lúc nào, tại đâu? Việc lấy theo độ sâu đo được sau khi dứt mưa làm người dân thấy bức xúc, vì bao giờ cũng nhỏ hơn nhiều so với độ sâu ngập lớn nhất quan sát được trong mưa.

Hai là: Thời gian ngập được tính kể từ sau khi mưa dứt là không thỏa đáng vì nhiều trường hợp dù độ sâu ngập đo được lớn hơn 10cm khá nhiều và bị ngập khá lâu nhưng hết mưa là hết ngập vì thời gian mưa ngắn, hoặc thời ở cuối trận mưa có thể tương đối dài đủ để rút bớt nước. Dùng nó để đánh giá hiệu quả chống ngập và nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu là bất hợp lý.

Nếu không ngập là trường hợp mặt đường có độ sâu ngập 10cm thì thời gian ngập phải tính từ lúc bắt đầu ngập (vượt ngưỡng 10cm) cho đến khi hết ngập (xuống tới ngưỡng 10cm) và độ sâu ngập là độ sâu lớn nhất đo được trong thời gian mưa, tại phạm vi trũng thấp nhất đại diện cho đoạn đường bị ngập.

Đề xuất:

“Vùng đất thuộc đô thị, khu dân cư được coi là bị ngập nếu trên mặt đường giao thông hoặc mặt đường đi lại của người dân trong vùng có độ sâu ngập lớn nhất Hmax = 10cm. Trong đó: (a) thời gian ngập Tngập được tính từ lúc bắt đầu ngập (độ sâu ngập đo được lúc vượt ngưỡng 10cm) cho đến khi hết ngập (độ sâu đo được lúc xuống tới ngưỡng 10cm); (b) độ sâu ngập lớn nhất là độ sâu đo được ở phạm vi trũng thấp nhất đại diện cho đoạn đường bị ngập trong thời gian mưa; (c) có 03 mức đánh giá ngập:

Ngập nhẹ là trường hợp khi 10cm < Hmax 15cm, thời gian ngập Tngập 30 phút.

Ngập vừa là khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp: 15cm < Hmax 30cm hoặc Hmax > 10cm, thời gian ngập 30 phút < Tngập < 120 phút.

Ngập nặng là khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp: Hmax > 30cm hoặc Hmax > 10cm, thời gian ngập Tngập > 120 phút”.

5. Lời kết.

Bổ sung các khái niệm còn thiếu, thống nhất nội dung định nghĩa/giải thích từ ngữ cho các khái niệm chưa chuẩn nhất liên quan đến công tác chống ngập, thoát nước tại các VBQPPL; Ban hành quy định về mức ngập bắt đầu gây hại và các mức độ ngập theo độ sâu ngập và thời gian ngập một cách khoa học, chính xác làm cơ sở pháp lý cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động chống ngập, thoát nước ký kết hợp đồng, đánh giá hiệu quả chống ngập và nghiệm thu, thanh toán khối lượng thực hiện hợp đồng một cách chính tắc, tránh được sai sót không đáng có là việc làm rất quan trọng và cần thiết. 

Thông tư 15/2021/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó giao Ủy ban nhân dân các cấp trách nhiệm lập, phê duyệt kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng thành hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng. Hướng dẫn này cần được bổ sung thêm nội dung cải tạo, mở rộng thành hệ thống thoát nước hỗn hợp (ưu việt hơn) và chuẩn xác một số khái niệm như đã nêu để đáp ứng tốt hơn quy định về cấm xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường. Về lâu dài, nên tiến tới sử dụng giếng tách nước mưa bị nhiễm bẩn thay cho giếng thu nước mưa để loại bỏ giếng tách nước thải, biến hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước nửa riêng thành hệ thống thoát nước hỗn hợp. Khi đó, toàn bộ nước thải và nước mưa nhiễm bẩn được xử lý, còn lại nước mưa không cần xử lý được xả ra môi trường.

 

TP. HCM, ngày 02/3/2023. Nat.



[1] Điều 2 Luật ban hành VBQPPL: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

[2] Theo từ điển Tiếng Việt, “giải thích” là làm cho hiểu; là việc dùng lý lẽ để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề, hoặc làm cho người đọc hiểu một cách chính xác một thuật ngữ, một từ nhất định mang ý nghĩa gì. Giải thích từ ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) còn có thể được gọi là Điều khoản định nghĩa để quy định ý nghĩa của những thuật ngữ, từ ngữ được sử dụng trong VBQPPL đó.

[3] Chỉ riêng trong việc soạn thảo VBQPPL thì mọi việc lại theo trình tự ngược lại: Người soạn thảo không nên chuẩn bị các định nghĩa cho đến khi các nội dung chính của văn bản đã được soạn thảo xong  bởi 02 lý do sau:

Thứ nhất, không lãng phí thời gian để cố gắng buộc từ ngữ trong văn bản phải phù hợp với định nghĩa mình đã đặt ra quá sớm;

Thứ hai, trong quá trình soạn thảo, có thể định hình rõ hơn việc sử dụng định nghĩa nào là cần thiết hay không cần thiết. Sẽ lãng phí thời gian nếu như cuối cùng lại thấy cần loại bỏ những định nghĩa được đưa vào từ sớm. Người soạn thảo cần chú ý tập trung vào vấn đề trọng tâm của dự thảo.

Nguồn: Phạm Hồng Minh, https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi-dung/-/asset_publisher/wtMnvtGfRUNi/content/quy-inh-ve-giai-thich-tu-ngu-cua-nghi-inh-so-34-2016-n-cp-quy-inh-chi-tiet-mot-so-ieu-va-bien-phap-thi-hanh-luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-h. Ngoài ra, trong bài còn sử dụng một số quan điểm khác của tác giả trên và tại https://luatduonggia.vn/ngon-ngu-cua-van-ban-phap-luat/.

[4] Khoản 1 Điều 5 Luật ban hành VBQPPL về Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: (phải) “Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”.

[5] Điều 2 Luật ban hành VBQPPL: “Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”.

Điều 3 Luật ban hành VBQPPL: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Khoản 3 Điều 5 Luật ban hành VBQPPL: (phải) “Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật”.

[7] Nội dung nghiêm cấm xả nước thải ra môi trường trước đây chỉ được quy định tại Nghị định TN&XLNT. Nay được nâng lên, đưa vào Luật Bảo vệ môi trường, mức độ đòi hỏi phải tuân thủ đã cao hơn hẳn. Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 của Bộ Xây dựng chính là hướng dẫn thực hiện điều đó ở hệ thống thoát nước khi quy định cải tạo hệ thống thoát nước chung thành hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng. 

[8] Từ được định nghĩa trong văn bản quy phạm pháp luật chỉ mang những nghĩa (ít hoặc nhiều) mà văn bản quy định cho nó. Các định nghĩa pháp lý có thể thay đổi ý nghĩa của một từ trong từ điển, vì vậy nên cần sử dụng chúng một cách cẩn trọng.

[9] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957:2008 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế mặc định tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước là thoát nước nhờ trọng lực.

[10] Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 của Bộ Xây dựng giải thích: “Khu dân tập trung nêu tại Thông tư này là điểm dân cư nông thôn theo quy định tại Luật Xây dựng khu dân khác ngoài khu vực phát triển đô thị hình thành theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Ở đây chỉ viết là khu dân cư vì “Khu dân cư tập trung” cũng là một khái niệm cần được định nghĩa.

[11] Nguyên tắc là không định nghĩa một thuật ngữ chỉ được sử dụng một lần, hoặc không được sử dụng.

[12] Các công trình thuộc hệ thống thoát nước đã được liệt kê trong các định nghĩa/GTTN tại các VBQPPL, gồm:

- Tại Nghị định TN&XLNT: Mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa …), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác;

- Tại TCVN 4038:2012: Ống góp thoát nước, cống xả nước mưa, giếng quản lý thoát nước, giếng thoát nước chuyển bậc, giếng thăm thoát nước, giếng tràn, cống xả nước thải, nắp cống xả nước thải, giếng thu nước mưa; hộp đấu nối;

- Tại QCVN 07-2:2016/BXD: Trạm/nhà máy xử lý nước thải tập trung khu/cụm công nghiệp, trạm/nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung, trạm xử lý nước thải cục bộ;

- Tại Thông tư 15/2021/TT-BXD: Cống cấp 1; cống cấp 2; cống cấp 3; cống gom; giếng tràn nước mưa.

[13] Tham khảo tự điển Hán - Việt về từ ngữ “Lưu”: (là) Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành 流行. ② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu. ③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu.

[14] Cống cấp 3 không kết nối vào cống cấp 2 là cống cao hơn nó 1 cấp mà kết nối vào cống cấp 1 được gọi là cống vượt cấp.

[15] Áp dụng nguyên tắc: “Khi giải thích thuật ngữ, cần tránh giải thích bằng chính các thuật ngữ cũng cần phải giải thích. Trong trường hợp không thể sử dụng các từ ngữ khác nhau để giải thích mà buộc phải dùng lại như vậy thì nên lưu ý trật tự của từ ngữ giải thích”.

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
Địa chỉ email phản hồi
Tiêu đề

Ý kiến bạn đọc 
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể