» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81281348

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

3 đặc khu kinh tế, cân nhắc đã kỹ chưa?[01/06/18]
Quốc hội sắp thảo luận và đi đến thông qua luật về các đặc khu kinh tế. Trông đợi ở luật này, người ta thấy có nhiều động cơ khác nhau, trong sáng nhất là kỳ vọng các đặc khu kinh tế sẽ trở thành ‘cứu cánh’ góp phần rất tích cực đẩy nhanh tốc độ phát triển của cả nước

3 đặc khu kinh tế, cân nhắc đã kỹ chưa?

 

BBT.   Quốc hội sắp thảo luận và đi đến thông qua luật về các đặc khu kinh tế. Trông đợi ở luật này, người ta thấy có nhiều động cơ khác nhau, trong sáng nhất là kỳ vọng các đặc khu kinh tế sẽ trở thành ‘cứu cánh’ góp phần rất tích cực đẩy nhanh tốc độ phát triển của cả nước. Trên thế giới cũng từng xuất hiện những đặc khu kinh tế rất hiệu quả. Tuy nhiên các chuyên gia, các nhà nghiên cứu còn không ít ý kiến lo lắng, băn khoăn và muốn thảo luận thêm về bản dự thảo luật hiện đang chuẩn bị trình Quốc hội. Có những việc đã được thực hiện ở nhiều nước có kết quả tốt, nhưng áp dụng ở nước ta đã bị méo mó trở thành trò lừa đảo vì ‘lợi ích nhóm’, như ‘BOT’ chẳng hạn. Dưới đây là lược ghi một số ý kiến được gửi đến www.vncold.vn.     

 

oOo

 

TS.Vũ Quang Việt (Nguyên chuyên gia tư vấn kinh tế của Thủ tướng)

 

Hiện nay Quốc hội đang bàn về dự án Luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc, còn tôi lại đang viết bài đánh giá về chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam mà tôi tạm gọi là chính sách phát triển không chiến lược. Vì thấy Quốc hội hiện nay có vẻ muốn thông qua nên tôi thấy cần đưa ra vài kết quả có liên quan trong bài đang viết, hy vọng Quốc hội tạm dừng việc thông qua để nghiên cứu và trao đổi thêm về mặt lợi hại, ít nhất là về mặt kinh tế. Đơn giản là để đưa đến quyết định nghiêm chỉnh, bất cứ một dự án luật nào về kinh tế, cơ quan đề xuất mà ở đây là Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng phải trình bày cho dân đánh giá định lượng lợi và hại về mặt kinh tế. Điều này không thấy có.

Dự luật trên không chỉ là cho phép nước ngoài thuê đất 99 năm, với quyền bán lại và giao thừa kế, có thể được giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập rất nhiều năm, lại cho phép người Việt chơi bạc và trao quyền quá lớn cho chủ tịch đặc khu như vua con, và lại giao đặc khu quyền quyết đinh chi vượt thu 70%, có thể đưa đến tình trạng mất khả năng trả nợ. Đây là một số điều tóm tắt từ dự luật trên:

1. Điều 33. Chủ tịch đặc khu được cho người nước ngoài thuê đất 70 năm và đặc biệt 99 năm nếu được Thủ tướng đồng ý. Vậy luật này vượt luật đất đai (50 năm) và cũng cho phép thủ tướng vượt luật đất đai. Điều 126 của luật đất đai hiện nay cho phép trường hợp đặc biệt tăng lên 70 năm: "Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm." 

2. Điều 43. Thuế được ưu đãi. Vừa thấp (10%), lại được miễn thuế 4 năm, giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp.  Chỉ có đầu tư bất động sản là chịu thuế 17%. Cũng không có thuế nhập khẩu hàng hóa đầu tư. Điều 40 miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm và giảm 50% sau đó.   Vậy thì chính quyền đào đâu ra tiền?

3. Điều 39. Đặc khu được quyền bội chi không vượt quá 70% ngân sách thu. Như vậy phải đi vay để chi. Nếu vỡ nợ, ai trách nhiệm? 

4.  Điều 45: Chủ tịch đặc khu được quyền cho miễn thuế thuê đất 30 năm. 

5. Điều 46: Người nước ngoài được làm việc dưới 90 ngày và cộng dồn 180 ngày một năm không cần giấy phép lao động.

6. Điều 47. Chủ tịch đặc khu được giao rất nhiều quyền: Được ký hợp đồng lao động, tuyển công chức, được  quyết định hệ số tiền lương tăng thêm; ban hành quy chế tiền thưởng thực hiện tại đặc khu và quyền cho miễn thuế nói ở trên. Và theo điều 36 chủ tịch đặc khu được quyền chọn thầu.

7. Điều 53.   Người Việt Nam được phép vào chơi casino tại điểm kinh doanh casino tại đặc khu theo quy định của pháp luật về casino.

8. Điều 56. Chỉ cần bỏ ra 11 tỷ đồng đầu tư (tức là 5 triệu USD) thì được cấp thẻ tạm trú 10 năm.

Ba cái gọi là đặc khu trên khó mà thu hút được bất cứ hình thức công nghệ cao không bẩn nào (vì bẩn có ảnh hưởng tới du lịch) bởi vì nó không nằm trong khu vực có khả năng phát triển tri thức.

Bỏ qua vấn đề chính trị và an ninh, dự luật trên về mặt kinh tế chủ yếu là nhằm phát triển lợi ích của lợi ích địa ốc và đánh bạc trong và ngoài nước. Điều này không khác gì chiến lược thu hút đầu tư có vốn nước ngoài nói chung hiện nay, rất cần được đánh giá lại. 

 

Tình trạng chung là vì đặt lợi ích nhóm lên đầu, việc chọn lựa đầu tư nước ngoài và quyết định vay nợ nước ngoài đã không dựa trên khả năng ảnh hưởng lan toản, bỏ qua ngay cả  khả năng sinh lợi, thậm chí bất kể khả năng sinh lợi như trường hợp đầu tư vào Bôxit ở Tây Nguyên và nhiều dự án điện than hiện nay. Cho nên, dù dựa vào đầu tư và vốn nước ngoài như thế, năng suất lao động tính theo GDP trên một lao động tăng thấp, tăng bình quân năm trong thời gian 2000 đén nay chỉ đạt 4.0%.

Tính toán chi tiết hơn cho thấy một hiện tượng kỳ lạ là năng suất lao động trong khu vực công nghiệp tăng bình quân năm những năm qua (2011-2016) ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 2.9%, thấp hơn cả tốc độ tăng của nông nghiệp và dịch vụ (coi biểu 2).[1]

 


Biểu 2. Tốc độ tăng năng suất lao động theo năm tính kép

 

Năng suất ngành (tính theo tăng kép giữ hai năm 2016 và 2010)

·         Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (GTTT trên 1 lao động)

4.3

·         Công nghiệp và xây dựng (GTTT trên 1 lao động)

2.9

·         Dịch vụ (GTTT trên 1 lao động)

3.1

 

Năng suất lao động của nền kinh tế (GDP trên 1 lao động) bình quân 2005-2016

4.0

 

 

Nguồn: Tổng Cục Thống kê (TCTK): GDP, số liệu giá trị tăng thêm theo ngành và lao động.

Chú thích: Năng suất lao động cả nên kinh tế có thể tính bình quân năm từ 2005-2016. Tuy nhiên, không thể tính cho từng hoạt động vì lý do là TCTK chỉ tính giá trị tăng thêm (GTTT) theo giá cơ bản kể từ năm 2010 đến 2016 (đúng theo khuyến nghị quốc tế nhằm tách thuế và bù lỗ sản phẩm, nhằm loại trừ ảnh hưởng của chính sách đến giá trị sản xuất). Tuy nhiên vì số liệu trước 2010 không được điều chỉnh nên không thể so sánh với số liệu trước đó. Chính vì thế nếu so sánh, mà không có hiểu biết về ý niệm dùng trong thống kê kinh tế, ta thấy điều vô lý xảy là năng xuất công nghiệp giảm 16% năm 2010 và dịch vụ giảm 13% cùng năm, chỉ vì thuế sản phẩm năm 2010 bị loại.  Để nghiên cứu năng suất lao động theo chuỗi thời gian dài hơn, TCTK cần tính lại số liệu từ trước năm 2010 theo giá cơ bản.

Với tình trạng trên, do dân số và lực lượng lao động tăng không hơn 1.0% một năm cho đến 2025 và sau đó giảm xuống khoảng 0.7%, khả năng tăng GDP bình quân năm sẽ không hơn 5.0% năm nếu như năng suất lao động không tăng cao hơn 4.0% một năm.

Với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động công nghiệp hiện nay ở mức 2.9% một năm, thấp hơn mức tăng trong nông nghiệp thì việc chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp thì năng suất lao động tính theo số tuyệt đối sẽ cao hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp đi.

Việt Nam cần tính lại chiến lược phát triển công nghiệp trong đó cần đặc biêt xem lại chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mà công hỏi cần được trả lời khi quyết định: liệu đầu tư đó có sức lan tỏa tạo thêm công nghiệp phù trợ không, có thu hút lao động trí thức và có tay nghề không và cuối cùng có  làm tăng năng suất lao động nói chung không?

 

oOo

 

GS. Viện sĩ Đặng Hữu (Nguyên Ủy viên Trung Ương Đảng)

1/ Ý kiến anh Việt rất Chính xác.

Tôi không được đọc văn bản nhưng qua báo chí giới thiệu thì thấy rất đáng lo. Hình như làm theo phong trào, không suy tính, đặc khu kinh tế  là để dẫn dắt nền kinh tế đi lên hiện đại, mà không thấy nói công nghệ cao, đào tạo nhân lực ... mà lại nói casino. Không hiểu lợi ích đem lại là gì, chỉ đưa ra dẫn chứng đặc khu kinh tế các nước. Trong khi đó, các Chính sách khuyến khích rất đáng nghi ngờ. Nếu không có chiến lược, tính toán cụ thể, không có phản biện thẩm định khoa học khách quan thì là cơ hội cho các quan tham, các Vũ Nhôm, Út trọc thâu tóm hết đất đai..để lại gánh nợ cho dân, cho nước.

Kiến nghị Quốc hội chưa thể thông qua luật này. Để ba đặc khu đó làm quy hoạch, chiến lược chứng minh hiệu quả rõ ràng thì mới có căn cứ đề ra các Chính sách và ban hành luật. Năm 2006-2007 Sama Dubai (UAE) có dự án xây dựng Thành phố mới Phú Yên đến 2035 sẽ đuổi kịp Hồng Kông sắp trình Chính phủ thì dừng lại do khủng hoảng  kinh tế thế giới,

theo tôi đó là một hình mẫu về cách làm, rất thuyết phục, rất tỉ mỉ đến từng chi tiết.

2/ Luật an ninh mạng nếu thông qua sẽ làm hãm sự phát triển nước ta, đặt nước ta ngoài quỹ đạo phát triển của thế giới đang đi vào xã hội thông tin nền kinh tế  sáng tạo. Chính phủ đang hô hào đi theo Cách mạng công nghệ 4 mà sợ công nghệ thông tin (CNTT), trói buộc nó lại thì làm sao phát  triển. Nước ta vừa qua phát triển CNTT khá, xác định phải là nước mạnh về CNTT, nhờ thay đổi thay: “quản lý tới đâu cho phát triển tới đó” bằng năng lực quản lý  phải theo kịp sự phát  triển, (CT 58 2000). Năm 2012 lại thay đổi trở lại năng lực quản lý tới đâu cho phát triển tới đó. Hai năm sau thấy CNTT nước ta chậm lại. Tiếp tục xu thế đó thì không thể nói tiến cùng thời đại, càng không thể nói quốc gia khởi nghiệp, đi theo CM4. Không thể Thông qua luật an ninh mạng như dự thảo đưa ra trình Quốc hội.

3/ Hiện nay Trung Quốc đang ra sức thực hiện Đường lưỡi bò ngang ngược, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền nước ta, các nước xung quanh như ta đã có phản ứng mạnh mẽ, sao Quốc hội ta không lên tiếng? Nhân dân đang bức xúc.

 

 

 



[1] Trong một bài viết trên Kinh tế Sài Gòn (2018), tác giả cho rằng mức tăng của GDP và dịch vụ công là cao hơn thực chất ít nhất 0.36% nên năng suất thực con thấp hơn số liệu trong biểu 2 (coi Tăng trưởng GDP: Thống kê cao hơn thực tế). Tuy nhiên ở đây tác giả vẫn dùng thông tin của TCTK.

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
Địa chỉ email phản hồi
Tiêu đề

Ý kiến bạn đọc 
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể