» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81205111

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Quản lý ODA thế nào đây??[24/05/18]
ODA (Official Development Assistance) dịch nghĩa là ‘Hỗ trợ phát triển chính thức’, là khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài hạn, ít nhiều có tính ‘hỗ trợ’. Nước ta tiếp cận với các khoản vay này từ nước ngoài khoảng ba chục năm trở lại đây

Quản lý ODA thế nào đây??

TS. Tô Văn Trường

BBT. ODA (Official Development Assistance) dịch nghĩa là ‘Hỗ trợ phát triển chính thức’, là khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài hạn, ít nhiều có tính ‘hỗ trợ’. Nước ta tiếp cận với các khoản vay này từ nước ngoài khoảng ba chục năm trở lại đây. Nhiều người cứ coi là ‘tiền chùa’ của nước ngoài và tranh thủ vay lấy được. Bên cho vay ODA đặt nhiều ràng buộc đối với bên vay. Bên vay sử dụng ODA phải thật hiệu quả thì mới có lợi, bằng không, nếu vay rồi chi vào những chuyện vô bổ hoặc để thất thoát, lãng phí thì chỉ là ôm vào những khoản nợ cho đời này và đời sau.   Không thể phủ nhận ODA đã giúp nước ta đỡ khó khăn về vốn và tiếp cận công nghệ tiên tiến cho một số dự án phát triển kêt cấu hạ tầng quan trọng. Tuy nhiện cũng không ít dự án dùng vốn ODA rất lãng phí, không hiệu quả. Có những công trình, hay một bộ phận công trình đang vận hành bình thường thì đem phá dỡ đi để làm lại bằng tiền ODA. Cũng lại đem tiền ODA xây những ngôi trường, những cơ sở nghiên cứu, những bến cảng,... để rồi bỏ không. Mỗi quyết định đầu tư mang không dưới hàng chục chữ ký của thủ trưởng các cơ quan ‘có thẩm quyền’. Ai phải chịu trách nhiệm về những lãng phí thất thoát ấy? Ai kiếm chác được cho cá nhân mình từ những  lãng phí thất thoát ấy? Ai phải còng lưng trả nợ nước ngoài cho những  lãng phí thất thoát ấy? Và lúc này đây, ai sẽ trả lời các câu hỏi đó?

Ooo

 

Người bạn trao dổi với tôi về  một vấn đề khá nóng là quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, cần nêu vấn đề này với  hai ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) và Tài chính  trong kỳ họp Quốc hội để có thể mang lại sự đột phá trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này.

Từ lâu nay, Chính phủ vẫn bị vướng mắc khá nhiều về vấn đề quản lý vốn ODA thế nào cho hiệu quả, nhất là làm sao vừa vẫn huy động được vốn cho xã hội nhưng cũng giảm thiểu những tiêu cực trong vấn đề sử dụng vốn vay ưu đãi bao gồm cả việc lãng phí trong chi tiêu và chậm giải ngân. Tuy nhiên, hai Bộ “gác cửa” ODA của Chính phủ  đến nay vẫn chưa có sự thay đổi cơ bản về tư duy quản lý nguồn vốn này. Việc Nghị Định về Quản lý ODA đã bị CP yêu cần sửa đổi tới 2-3 lần trong vòng 5 năm qua là một minh chứng cụ thể cho sự lúng túng này, trước hết là Bộ KHĐT, sau đó là Bộ Tài chính.

Những bất cập chính của Nghị Định hiện hành (Nghị định 16/2016/NĐ-CP), là vẫn giữ gần như nguyên xi những bất cập của NĐ38 (NĐ 38/2013/NĐ-CP) trước đó, mặc dù Thủ tướng  đã yêu cầu phải sửa sao cho đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Do vậy, Nghị Định 16 mặc dù mới được ban hành năm 2016, giờ lại đang phải sửa lần nữa, bản dự thảo sửa đổi hiện đang đăng trên trang web của Bộ KHĐT để lấy ý kiến. Tuy nhiên khi đọc bản dự thảo mới, nhiều người dân rất bất bình khi thấy Bộ KHĐT không những vẫn khăng khăng bám vào tư duy cũ mà còn làm cho các quy định ngày càng rắc rối phức tạp, đưa mọi thứ vào “mê hồn trận” của thủ tục hành chính. Đó là chưa kể một số quy định còn không thống nhất với các văn bản luật khác nên thiếu tính phổ quát, hoặc tạo ra tình trạng “con gà, quả trứng ” như chính Bộ GTVT cũng phải kêu với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khi bị chất vấn việc giải ngân vốn ODA chậm.

Chúng tôi  không đi vào chi tiết cụ thể của dự thảo vì việc góp ý chi tiết chỉ có thể hữu ích nếu những vấn đề nguyên tắc của việc xây dựng Nghị định được giải quyết một cách rõ ràng, hợp lý, đó là:

-        Thứ nhất, Bộ KHĐT cần có một triết lý rõ ràng và đúng đắn về mục đích và phương pháp quản lý ODA là thế nào? Vì thiếu triết lý quản lý dẫn dắt hành động nên tất cả những văn bản về quản lý ODA ban hành từ trước đến này chỉ tập trung vào mục đích quản lý hành chính, làm yên lòng những kẻ quan liêu, tạo cơ chế xin cho, và hoàn toàn chỉ dựa trên quan điểm và quyền lợi của các cơ quan Nhà nước, bị lệch lạc với quan điểm và định nghĩa chuẩn của “viện trợ phát triển”.  Do vậy các Bộ phụ trách dự thảo văn bản pháp quy cho nguồn vốn ODA cần xác định triết lý và phương pháp quản lý ODA trước khi bắt tay vào sửa đổi. Nhất là phải trả lời được các câu hỏi về mục đích, bản chất, phương pháp của việc mình làm trên cơ sở tầm nhìn về tương lai và tư tưởng đổi mới.

-        Thứ hai, tư duy quản lý quá cũ kỹ. Tức là chưa nhìn thấy đủ thực tại và hoàn toàn không thấy tầm nhìn của tương lai về hướng phát triển cũng như các mối quan hệ kinh tế -xã hội-chính trị của quốc gia và thế giới là những yếu tố có tác động trực tiếp tới nguồn ODA, cũng như chưa phản ảnh được quan điểm và mong muốn của Chính phủ về cải tiến và nâng cao chất lượng hệ thống hành chính công trong tương lai gần? Ví dụ điển hình là trong văn bản vẫn nhấn mạnh vào thể chế và nhận thức lỗi thời kiểu “Bộ chủ quản”, “các tổ chức chính trị xã hội”, các nguồn vốn viện trợ là tiền của Chính phủ v.v.. Nhất là là hệ thống văn bản dù đã qua mấy lần sửa đổi vẫn không có bất cứ điều khoản nào cũng như cơ chế nào quy định việc đo lường được (results measurement) và kiểm soát hiệu quả (efficiency monitoring) của vốn vay ưu đãi, tạo nên tình trạng hiện nay là Nhà nước chỉ kiểm soát trên giấy tờ mà không biết tiền của đổ vào sẽ ra được sản phẩm gì và giá trị đến đâu.?

Thực trạng này tạo nên một cơ chế nặng nề về thủ tục hành chính, làm chậm tiến trình triển khai công việc do phải có “giấy chồng giấy”, “giải trình chồng giải trình” mà vẫn không biết như vậy đã đúng chưa????. Nhưng kết quả là vẫn không quản lý được, giống như “đười ươi giữ ống vậy”. Cung cách quản lý này chỉ có ở thời bao cấp và trái ngược với nguyên tắc quản lý hiện đại. Ví dụ cụ thể là Chính phủ Mỹ hiện nay khi tài trợ cho nước ngoài, họ không cần nhiều thủ tục để giải ngân mà chỉ dựa trên kế hoạch năm mà chuyển tiền, không cần bất cứ giấy tờ gì khác ngoài hai con số, đó là: số tồn chưa tiêu được của kỳ trước và số cần tiêu kỳ này. Nhưng Chính phủ  lại theo dõi rất chặt về hiệu quả của từng dự án, trừ những dự án nhỏ dưới USD 300K. Trước hết, từng dự án phải có các chỉ tiêu cụ thể, tương xứng với số tiền đầu tư, ví dụ như nếu đầu tư cho tỉnh này X đô la thì sau 3 năm phải giảm được tỷ lệ tử vong trẻ em là N ca v.v.. Tại Washington D.C có một hệ thống báo cáo theo dõi kết quả toàn cầu, mà các dự án chỉ cần điền các số liệu theo yêu cầu là hệ thống sẽ tính ngay được hiệu quả đầu tư của đồng tiền là bao nhiêu. Vì vậy nên họ đánh giá khá chuẩn xác năng lực của các tổ chức nhận viện trợ cũng như kịp thời điều chỉnh nguồn vốn. Còn ở VN thì chưa thấy có dự án vay vốn ODA nào báo cáo được hiệu quả sử dụng đồng tiền cả. Mà hình như các nhà quản lý cũng chưa thật hiểu chỉ số hiệu quả là gì và được tính như thế nào. Chỉ có thời bao cấp mới có thứ xa xỉ như vậy.

-        Thứ ba, quan trọng nhất là cần khắc phục nhập nhèm gắn chung “viện trợ không hoàn lại” và “vốn vay ưu đãi” trong cùng một văn bản pháp quy. Đây là một trong những yếu tố tưởng là có lý nhưng lại gây ra nhũng kẽ hở để gây lãng phí lớn. Về bản chất viện trợ không hoàn lại  và vốn vay là hoàn toàn khác nhau, cho dù là vay ưu đãi. Nhưng việc gộp chung với nhau luôn gây cho mọi người đi theo tư duy là vốn vay cũng gần như cho không. Và nhất là khâu quản lý lại theo cùng một cơ chế.Từ mấy năm qua và về sau này nữa thì viện trợ không hoàn lại là vô cùng nhỏ nhoi, chiếm tỷ lệ chắc không quá 1 phần vạn của ngân sách, và chắc chỉ bằng 1 phần trăm hoặc ít hơn của vốn vay ưu đãi, và sẽ hầu như không còn nguồn này chỉ trong vòng 5 năm tới. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều thủ tục không cần thiết với vốn viện trợ không hoàn lại sẽ làm các nhà tài trợ nản lòng. Trong khi đó những điều khoản quy định về nguồn vay lại cũng đang bị lẫn lộn với nguồn “cho không” nên rất thiếu logic, thiếu chặt chẽ.

-        Thứ tư, quy trình quản lý ODA phức tạp, rườm rà và thiếu rõ ràng đã gây ra sự lãng phí lớn về nhân lực tại Bộ KHĐT và Bộ Tài chính cũng như của các cơ quan liên quan do mất rất nhiều thời gian xử lý văn bản mà vẫn không hiệu quả.

Mặc dù hiện nay Chính phủ  cũng nhận ra việc vay mượn vốn ưu đãi tràn lan thời gian qua đã góp phần đáng kể tăng nợ công nhưng đến nay các Bộ tham mưu vẫn loay hoay với các loại văn bản vẫn chưa tìm được biện pháp hiệu quả khắc phục một phần chính là do sự “lập lờ đánh lận con đen” này. Nếu chúng ta kiên quyết tập trung quản lý hiệu quả vốn vay bằng cách có những văn bản riêng trong những văn bản pháp quy về quản lý ODA hiện nay thì chắc chắc sẽ có những thay đổi rõ rệt.

Cử tri thật sự rất lo lắng về Tâm và Tầm của hai Bộ gác cửa hiện nay cho Chính phủ , và nếu cứ tiếp tục thì vấn đề lãng phí, thất thoát, nợ công vẫn sẽ chưa khắc phục được. 

 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
 
Địa chỉ email phản hồi
 
Tiêu đề
 

Ý kiến bạn đọc   
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể