» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81270652

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Vài ý kiến trao đổi về thủy điện.[12/06/17]
Vừa qua, PV. Hùng Võ, báo điện tử VietnamPlus, đã nêu một số câu hỏi về thủy điện. GS.TSKH. Pham Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam, đã trả lời. Xin chuyển đến bạn đọc nội dung cuộc trao đổi.

Vài ý kiến trao đổi về thủy điện

 

BBT. Vừa qua, PV. Hùng Võ, báo điện tử VietnamPlus, đã nêu một số câu hỏi về thủy điện. GS.TSKH. Pham Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam, đã trả lời. Xin chuyển đến bạn đọc nội dung cuộc trao đổi. 

Câu hỏi 1: Trong vòng một thập kỷ qua, hàng trăm dự án thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ đã được Bộ Công Thương và các địa phương đưa vào quy hoạch phát triển, nhằm khai thác tối đa nguồn “vàng trắng” giàu tiểm năng. Vậy nhưng, vừa qua, Bộ Công Thương đã quyết định loại bỏ 684 dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch. Trong đó có 463 dự án thủy điện nhỏ và 213 dự án không đưa vào diện xem xét quy hoạch.

Xin giáo sư cho biết, nguyên nhân loại bỏ hàng loạt dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch ở đây là gì. Liệu việc quy hoạch này có phải đang thực sự…có vấn đề?

Trả lời: Việc lọai bỏ một số dự án thủy điện nhỏ khỏi qui hoạch có thể có nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân chính là chúng ta đã ghi tên rất ồ ạt các danh mục rồi một số được duyệt để thực hiện gây ra rất nhiều sai sót với những sự cố công trình và những tai tiếng do ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân địa phương. Đúng là quy hoạch đang thực sự…’có vấn đề’. Ai muốn làm thủy điện cũng được.

Số lượng trạm thủy điện nhỏ (mỗi trạm dưới 20MW) tuy nhiều nhưng gộp lại thì tổng công suất không đáng là bao so với những thủy điện lớn, cũng không đóng góp gì đáng kể cho việc phòng tránh lũ, chỉ có ý nghĩa tận thu thủy năng của các sông suối nhỏ.  Nhưng do quản lý kém nên có rất nhiều lỗ hổng. Các chủ đầu tư đều là doanh nhân chỉ quan tâm đến khâu thu lợi. Khảo sát, thiết kế qua loa, báo cáo tác động môi trường cốt chiếu lệ, không để ý gì đến đời sống của người dân địa phương,...

Câu hỏi 2:  Hiện nay đang có những tranh cãi về sự an toàn của các đập nước thủy điện, đặc biệt là các đập thủy điện nhỏ. Xin Giáo sư cho biết, lợi ích của việc tạo ra năng lượng từ sức nước có đủ biện minh cho việc ngăn sông xây các đập thủy điện lớn có thể gây hại cho con người và môi trường? (Mặt trái, nhược điểm của thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ).

Trả lời: Bất kỳ công trình nào đều có yêu cầu phải an toàn khi đang xây dựng cũng như khi sử dụng. Tùy đặc tính, vị trí, qui mô, hiểm họa có thể xảy đến,… mà công trình có mức an toàn được qui định cụ thể. Đập là loại công trình có yêu cầu mức an toàn cao vì nếu bị vỡ thì thiệt hại không chỉ có ở phạm vi đập mà còn lan rộng ra cả vùng  rộng lớn ở hạ du đập, 

Thủy điện, dù lớn hay nhỏ, đều có yêu cầu đủ mức cần thiết đảm  bảo an toàn.Ở Việt Nam, các thủy điện lớn (công suất lớn hơn 500MW) không có những biểu  hiện đáng ngại. Đó là vì khi thiết kế đã huy động được các chuyên gia giỏi, khi thi công đã lựa chọn các nhà thầu nghiêm túc và có kinh nghiệm, khi quản lý có qui trình được giám sát chặt chẽ để tiến tới sử dụng nguồn nước đạt hiệu quả tổng hợp.

Thế còn thủy điện nhỏ thì sao? Ở các nước, do quản lý tốt nên thủy điện nhỏ không hề gây ra những phiền toái và thiệt hại làm cho người dân ở địa phương phẫn nộ, lên án như ở nước ta.

Chủ đầu tư thường không biết về kỹ thuật xây dựng thủy lợi – thủy điện lại ham rẻ đi thuê, sử dụng những người không đủ kiến thức chuyên môn, thiếu khả năng và trách nhiệm. Năm nào cũng có không ít sự cố về xây dựng thủy điện từ những lỗi kỹ thuật rất sơ đẳng, nhiều khi rất ‘khôi hài’. Thực ra, không có chủ đầu tư nào lại muốn  công trình của mình không  an toàn. Song vì thiếu kiến thức lại ham rẻ nên sự cố thường xuyên xảy ra. Quản lý nhà nước về thủy điện là Sở Công thương nhưng thử hỏi ở Sở đó có bao nhiêu kỹ sư đủ  trình độ về xây  dựng và quản lý thủy điện, trong khi phải thẩm định, kiểm tra, giám sát cả mấy chục, thậm chí cả trăm, nhà máy thủy điện nhỏ & vừa?

Lợi ích của thủy điện thì không thể phủ nhận.  Hiện nay người ta đổ tội cho thủy điện bởi nhiều lý do khác nhau. Nhưng về bản chất, thủy điện không có lỗi gì. Thế giới đánh giá đây là nguồn năng lượng tái tạo, dồi dào  và sạch. Nếu chậm khai thác ngày nào thì lãng phí ngày đó.  Thủy điện hiện chiếm từ 15-20% tổng sản lượng điện của thế giới và chiếm tới trên 96% sản lượng điện ở Na Uy và trên 60% ở một số nước như Thụy Sĩ, Brazil, Canada, Venezuela,.. Không đâu có nguồn thủy năng mà người ta lại bỏ qua. Sản lượng điện từ than, dầu mỏ…, đang dần cạn kiệt. , chương trình điện hạt nhân của các quốc gia bị hủy, hoặc bị dừng và đang phải xem xét lại. Đặc biệt, sau vụ động đất sóng thần ở Nhật Bản năm 2011. Vì vậy sự thiếu hụt năng lượng trong tương lai trông đợi nhiều vào phát triển thủy điện. Trước đây, họ chỉ chú ý tới làm thủy điện lớn còn hiện nay làm cả ‘lớn’, cả ‘vừa’ và ‘nhỏ’, ‘hết nạc thì vạc đến xương’.

Ở Việt Nam thủy điện chiếm tới 30 – 35% lượng điện cung cấp. Thử hình dung nếu không có thủy điện, thì ở nước ta cứ qua hai ngày thì lại có một ngày bị cắt điện, cuộc sống người dân sẽ bị ảnh hưởng, khổ sở thế nào, rồi phát triển kinh tế xã hội ra sao nữa. Vai trò của thủy điện trong an toàn năng lượng quốc gia ở nước ta là rất cao.

Thủy điện là nguồn năng lượng được coi là sạch, hầu như không tạo ra các chất khí làm ảnh hưởng đến môi trường khí quyển.  Những nghiên cứu gần đây cho biết rằng khí methal chỉ có ở các lòng hồ chứa đã chưa được dọn sạch trước khi tích nước hoặc rất cá biệt có những liên hệ tiềm ẩn với nguồn khí này dưới mặt đất.

Thủy điện còn có ưu điểm là vận hành dễ dàng để chủ động đáp ứng yêu cầu điều tiết sản lượng điện tiêu thụ bằng động tác tương đối đơn giản đóng hay mở van nước vào tuabin. Vì vậy thủy điện thường được sử dụng trong những giờ cao điểm tiêu thụ điện, trong chuyên môn gọi là ‘phủ đỉnh’. Khi các nguồn điện khác (nhiệt điện, điện hạt nhân, điện gió, điện sóng biển,..) vẫn phải phát điện với công suất lớn trong giờ thấp điểm, người ta dùng hệ thống thủy điện - bơm tích năng. Hệ thống này gồm 2 hổ chứa và loại tuabin lưỡng tính, vừa có tính năng phát điện và khi cần có thể vận hành như máy bơm. Trong giờ cao điểm, nước từ hồ trên cao chảy qua tuabin phát điện xuống hồ dưới. Trong giờ thấp điểm, tuabin lưỡng tính bơm nước từ hồ dưới lên hồ trên để tiêu thụ các nguồn điện dư thừa khác. Xu hướng kết hợp thủy điện – bơm tích năng với các nguồn điện tái tạo khác, điện gió chẳng hạn đang thu hút sự chú ý của mọi người. Khi cần tiêu thụ ít điện, nguồn điện gió này dùng để bơm nước lên hồ trên. Hiện có nhà máy 64 thủy điện - bơm tích năng có công suất từ 1000MW trở lên, lớn nhất là các nhà máy Bath County (Mỹ) 2772MW và Kanagawa (Nhật Bản) 2700MW.

Thủy điện cũng có một số nhược điểm. Hồ chứa gây ngập, làm mất đất sản xuất và nơi cư trú của người dân địa phương, làm thay đổi môi sinh tuy phần lớn đều tạo nên trạng  thái cân bằng mới mang yếu tố tích cực. Nguồn điện phụ thuộc biến động của thời tiết. Sự cố vỡ đập thực sự là thảm họa lớn cho cả vùng hạ du. Tháng 4/2017 vừa rồi, đập Oroville lớn nhất Hoa Kỳ (cao 262,5m) đứng trước nguy cơ bị vỡ khi nước hồ đột ngột dâng quá cao.

Vừa rồi, một số chuyên  gia môi trường ‘ác cảm’ với hồ, đập và thủy điện đã đặt nghi vấn chung quanh chuyện một số đập bị dỡ bỏ ở Mỹ. Đó chỉ là một số rất ít đập nhỏ đã được xây dựng từ hơn một trăm năm nay để phát điện và cấp nước cho diện tích hẹp. Nay nhu cầu ấy không còn vì mạng lưới điện đã phủ khắp và các đập ấy đã quá tuổi thọ, kém an toàn. Số đập này có thể đếm trên đầu ngón tay. Con người xây đập hay dỡ đập không phải vì thích hay  không thích mà vì cần hay không cần đến đập.

Câu hỏi 3: Những năm gần đây, trên cả nước đã xảy ra rất nhiều trận động đất nhỏ, theo đánh giá của một số chuyên gia, việc xảy ra động đất có một phần tác động của các hồ chứa, đập thủy điện. Xin giáo sư cho biết, vấn đề an toàn đập thủy điện hiện nay có thực sự đảm bảo? Liệu các con đập có thể bị vỡ trong trường hợp xảy ra động đất hay do có sai sót trong thiết kế, thi công?

Trả lời: Hiện chưa có tài liệu nào nhận định rằng các hồ đập gây ra hoặc góp phần gây ra động đất. Tuy nhiên khi  xảy ra động đất ở vùng hồ đập, dao động có phức tạp hơn. Người ta đã ban hành những qui định rất nghiêm ngặt để bắt buộc phải tính toán ảnh hưởng của động đất nhằm đảm bảo an toàn hồ đập. Nếu thiết kế, thi công nghiêm túc đúng qui định thì đập an toàn.

Tháng 5/2008, trận động đất lớn với cường độ hơn 8o Richter xảy ra ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) làm 8 vạn người chết & hàng chục triệu người mất nhà cửa. Rất nhiều đập lớn được xây dựng ở vùng này song chúng chỉ bị hư hại và không đập nào bị vỡ. Gần tâm chấn nhất (20km) có đập thủy điện Zipingpu (Tử Bình Bạc) được xây dựng  gần thị trấn Dujiangyan (Đô Giang Yển), trên sông Minjiang (Miên Giang). Đập cao 156m,  dài hơn 500m, dung tích hồ 1,1 tỷ m3 , thuộc 50 đập cao nhất thế giới và là một trong 10 đập đá đầm nén phủ bản mặt bê tông (tương tự như đập Cửa Đạt (Thanh Hóa) nước ta).  Đập bị nứt nẻ và đá ở thân đập bị xô lệch nhưng vẫn an toàn.

Câu hỏi 4: Qua ghi nhận thực tế của phóng viên cũng như phản ánh của người dân, rất nhiều nhà máy thủy điện khi đi vào vận hành đã tự ý tích-xả nước theo cảm hứng, không xả nước duy trì dòng chảy tối thiểu khiến nhiều dòng sông bị chết. Theo giáo sư, việc tích xả nước này sẽ gây ảnh hưởng gì đến nguồn nước và an toàn ở vùng hạ du? Và lỗi, tích-xả nước không đúng quy trình này do đâu?

Trả lời: Việc tích-xả nước phải được qui định chặt chẽ và cụ thể để đảm bảo khai thác dòng sông một cách tổng hợp, hài hòa các yêu cầu sử dụng nước, phòng tránh thiên tai, không gây khó khăn cho người dân địa phương và làm xấu môi trường. Vận hành tích – xả nước là việc của chủ đầu tư, chủ đập. Tuy nhiên, chủ đầu tư thường chỉ chú tâm đến lợi ích phát điện, bỏ mặc những yêu cầu khác của đời sống & sản xuất tại địa phương. Vì vậy, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý của địa phương phải có trách nhiệm giám sát chủ đầu tư. Vừa qua chúng ta đã buông lỏng việc giám sát vận hành thủy điện

Câu hỏi 5: Theo quy định của Nghị định 112/2008/NĐ-CP thì các công trình khai thác sử dụng nước như hồ chứa, đập dâng thủy lợi thủy điện khi tích và điều tiết nước đều phải xả trả lại sông lượng dòng chảy tối thiểu để bảo đảm nước cho hệ sinh thái, duy trì môi trường sống và bảo đảm nhu cầu nước cho sử dụng ở đoạn sông hạ lưu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định nào về xử phạt thủy điện vi phạm việc tích-xả nước này. Liệu đây có phải là “lỗ hổng” dẫn đến việc một số thủy điện ngang nhiên tích-xả nước trái quy định không, thưa giáo sư?

Trả lời: Đúng là còn không ít ‘lỗ hổng’về văn bản pháp lý cũng như về thực thi pháp luật.

Câu hỏi 6: Không chỉ doanh nghiệp tự ý tích xả nước theo cảm hứng, không tuân thủ quy trình, mà ngay cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng rất ít khi kiểm tra quy trình tích - xả nước của doanh nghiệp. Theo giáo sư, việc giám sát, quản lý ở đây có phải đang có vấn đề?

Trả lời: Đúng là  việc giám sát, quản lý ở đây đang có vấn đề như tôi đã nêu ở trên.  Việc giám sát, quản lý bị buông lơi để xảy ra sai phạm rồi, người dân bị thiệt hại thì mới tranh cãi xem lỗi tại ai.

Câu hỏi 7: Có một thực tế đáng lo ngại khác là, hiện nay phần lớn dự án thủy điện vẫn còn chậm tiến độ, thậm chí có những dự án kéo dài tới hơn 10 năm những đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí bỏ hoang do năng lực yếu kém. Giáo sư bình luận gì về việc chậm trễ này? Và những dự án chậm tiến độ nhiều năm như thế có nên rút giấy phép?

Trả lời: Vừa qua, các dự án thủy điện lớn như Sơn La, Lai Châu,… đã vượt tiến độ thi công, đem lại hiệu ích kinh tế rất lớn. Còn với  các dự án thủy điện nhỏ, tiến độ chậm có thể có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân phổ biến là không đủ vốn. Việc chấm dứt, hủy các dự án này không ảnh hưởng gì đến chương trình phát triển hạ tầng của địa phương cũng như trên phạm  vi rộng.

Câu hỏi cuối:  Tác động tiêu cực của thủy điện đối với môi trường, cuộc sống của người dân vùng hạ lưu đã được ghi nhận tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Vậy, qua thực tế này, Bộ ngành liên quan và các địa phương cần phải có giải pháp như thế nào để có thể “gỡ” được hậu quả từ việc đầu tư thủy điện tràn lan, tàn phá môi trường, đời sống người dân hiện nay, thưa giáo sư?

Trả lời: Không nên phê phán thủy điện nói chung. Chỉ nên phê phán  một số yếu kém trong quản lý xây dựng & vận hành thủy điện nhỏ trong thời gian qua. Chúng ta chưa có những hiểu biết cần thiết về thủy điện nhỏ. Ai có tiền hay vay được tiền là có thể làm thủy điện nhỏ. Ai cũng có thể thiết kế, thi công. Cấp quản lý được ‘bôi trơn’ là ký duyệt tất.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể sửa chữa những sai sót  đã mắc phải và làm tốt quản lý thủy điện nhỏ trong thời gian tới. Rà soát lại kỹ lưỡng những qui hoạch đã duyệt, những dự án đã làm, đang thi công, đang dự định đảm bảo hài hòa lợi ích phát điện, tưới, môi trường, phòng tránh thiên tai,…Soát xét các qui trình vận hành và giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Xét cấp chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng từ chủ đầu  tư đến cán bộ kỹ thuật. Hoàn thiện và nghiêm túc thực thi các thể chế.  

 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
Địa chỉ email phản hồi
Tiêu đề

Ý kiến bạn đọc 
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể