» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81206699

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Lỗ hổng về quản lý nhà nước.[29/10/16]
GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam nói về việc thủy điện xả lũ gây ngập lụt miền Trung: Lỗ hổng về quản lý nhà nước

Lỗ hổng về quản lý nhà nước


GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam nói về việc thủy điện xả lũ gây ngập lụt miền Trung:

Lỗ hổng về quản lý nhà nước

“Khi mà xả lũ gây thiệt hại cho người dân thì anh phải đền bù. Nhưng nếu họ xả đúng quy trình thì họ được phép làm, còn việc di dời người dân thì phải là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Khi tôi làm thủy điện tôi đã xin phép anh, anh cho phép tôi làm, thì bây giờ anh không thể cấm tôi làm những việc tôi đã xin phép được. Sự việc xảy ra bên nọ đổ lỗi cho bên kia, lúng túng trong việc xác định ai là thủ phạm, cái này là do lỗ hổng về mặt pháp lý, Kể cả với việc bồi thường cho người dân cũng chưa có quy định cụ thể”, GS.TSKH. Phạm Hồng Giang chia sẻ những bất cập về hành lang pháp lý đối với việc quản lý các nhà máy thủy điện và xử lý vấn đề khi xảy ra sự cố hiện nay.

Cần xây dựng kịch bản lũ lụt

Miền Trung đang trải qua đợt lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Một trong những nguyên nhân lớn được cho là do sự xả tràn của các đập thủy điện, đặc biệt là việc xả tràn không thông báo của thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, phía chủ đầu tư lại khẳng định, những gì họ làm hoàn toàn “đúng quy trình”, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Việc xác định ai đúng ai sai cần phải có số liệu cụ thể, không thể nghe bên này, bên kia nói rồi đánh giá được. Thực ra câu giải đáp không có gì khó khăn nếu chúng ta thực hiện việc giảm sát một cách chặt chẽ. Vì chúng ta không giám sát việc vận hành nên khi xảy ra sự việc thì bên nọ đổ cho bên kia, lúng túng trong việc xác định được có sai hay là không sai.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố thủy điện xả lũ làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà đã nhiều lần. Vì sao vẫn không có sự giám sát chặt chẽ, thưa ông?

Đó là thiếu sót của cơ quan quản lý nhà nước. Lẽ ra việc các nhà máy thủy điện vận hành thế nào, nhất là trong mùa lũ phải có theo dõi rất sát, có dự báo chuẩn xác nhưng chúng ta chưa có điều đó. Đặc biệt, trong quản lý về thủy điện, khi xả lưu lượng lớn xuống hạ du cần phải có bản đồ ngập lụt. Ví dụ với lượng nước bao nhiêu thì ngập vùng nào để cảnh báo cho người dân. Và chủ động xả từ từ từng bước một để cho người dân thu xếp các công việc tránh né. Rồi giám sát tất cả những quy định trong quy trình vận hành đã  được thực hiện đầy đủ chưa, đã đúng chưa…  Hiện tại chúng ta chưa làm được điều đó, để đến khi sự việc xảy ra thì mới lộ rất nhiều vướng mắc.

Theo ông, quy trình vận hành đúng sẽ là thế nào? Có bao gồm việc xả lũ đột ngột hay không?

Chủ nhà máy thủy điện bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích phát điện, giữ nước trong hồ cao thì công suất phát điện mới lớn. Còn yêu cầu phòng lũ lại là khi có báo lũ là phải giảm bớt nước trong hồ, để khi lũ về việc xả tràn không gây ảnh hưởng tới hạ du. Cái này thì đã được quy định rồi. Quy trình nào cũng đều yêu cầu phải xả nước hồ với lưu lượng tăng dần chứ không đột ngột. Những việc đó không được giám sát nên không được thực hiện nghiêm túc.

Gây thiệt hại thì phải đền bù

Như vậy, việc tích nước đầy trong hồ rồi xả lũ đột ngột là sai quy trình?

Quy định thì là thế, nhưng với mỗi hồ lại ở mỗi địa điểm lại có quy định cụ thể khác nhau. Quy trình không phải do nhà máy thủy điện nghĩ ra mà do cơ quan quản lý duyệt. Việc phê duyệt các quy trình có lỗ hổng là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Nhưng nếu những tình huống ấy đã được đề cập đến mà anh không thực hiện thì là trách nhiệm thuộc bên thủy điện.

Trách nhiệm ấy cụ thể là như thế nào?

Khi mà xả lũ gây thiệt hại cho người dân thì anh phải đền bù. Nhưng nếu họ xả đúng quy trình thì họ được phép làm, còn việc di dời người dân thì phải là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Khi tôi làm thủy điện tôi đã xin phép anh, anh cho phép tôi làm, thì giờ anh không thể cấm tôi làm những việc tôi đã xin phép được.

Việc đền bù có được quy định bằng văn bản pháp luật không, thưa ông?

Chưa có quy định về pháp lý về vấn đề này. Hiện có luật phòng chống lũ nhưng liên quan tới nhà máy thủy điện thì theo tôi còn phải bổ sung nhiều. Sau này phải phân định rõ ràng, nếu lũ về không có thủy điện thì vẫn ngập, nhưng nếu nhà máy làm đúng quy trình cắt được phần lũ trong hồ thì như thế nào. Còn bắt buộc phải xả thì ra làm sao... Ngay cả đối với cơ quan dự báo cũng thế, cũng cần phải có trách nhiệm, bởi giả sử báo lũ về tôi xả hồ mà lũ không về, không có nước thì ai chịu trách nhiệm?  Nếu có cơ sở pháp lý chắc chắc rất thuận lợi cho việc điều hành nhà máy thủy điện và phòng chống lũ, nhất là trong giai đoạn thủy điện vừa và nhỏ phát triển ồ ạt hiện nay.

Quản lý nhà nước phải là trọng tài

Đã có rất nhiều những hệ lụy liên quan đến thủy điện, đặc biệt là với các thủy điện vừa và nhỏ, công suất không cao nhưng tác động xấu đối với môi trường lại lớn, nhiều ý kiến cho rằng nên chấm dứt hoạt động của các loại hình thủy điện này, quan điểm của ông thế nào?

Hiện nay người ta đổ lỗi cho thủy điện bởi nhiều lý do khác nhau. Nhưng về bản chất thủy điện không có lỗi gì. Cả thế giới đánh giá đây là nguồn năng lượng tái tạo sạch. Ở Việt Nam thủy điện chiếm tới 30 – 35% lượng điện cung cấp. Cứ thử một ngày bị cắt điện, cuộc sống người dân sẽ bị ảnh hưởng thế nào, cả sự phát triển kinh tế xã hội nữa, như vậy, vai trò của thủy điện trong an toàn năng lượng quốc gia là rất cao. Còn ở thế giới, có những nước như Na Uy có tới 98% nguồn điện là từ thủy điện dù họ có nguồn dầu rất phong phú ở ngoài biển. Trước đây, họ chỉ chú ý tới làm thủy điện lớn còn hiện nay làm cả lớn và nhỏ. 

Vậy theo ông, lỗi ở đâu?

Do quản lý chưa tốt, còn nhiều lỗ hổng. Nhiều dự án cứ nhắm mắt ký mà không quan tâm nghiên cứu xem tác động của nó với môi trường, cuộc sống hạ du ra sao, miễn là vay được vốn ngân hàng, làm xong thủy điện là xong việc, chỉ việc ngồi thu tiền, trả nợ, không trả được thì Nhà nước trả hộ. Hoặc thuê, sử dụng những người không có trách nhiệm, khả năng. Ví dụ như Sở Công thương, thử hỏi có bao nhiêu kỹ sư có sự am hiểu đủ  trình độ về thủy điện, trong khi quản lý cả mấy chục nhà máy thủy điện? Hoặc có chủ đầu tư, đến khi sự cố xảy ra mới biết và chẳng có trách nhiệm gì.

Ở góc độ một nhà khoa học, đồng thời cũng là nhà quản lý, ông có kiến nghị gì đối với vấn đề này?

Cơ quan quản lý nhà nước phải là trọng tài phải đem lại lợi cho cả chủ đầu tư và người dân.Việc này không khó, vấn đề là chúng ta có chú trọng, làm nghiêm túc hay không. Cần phải làm tốt các khâu từ khảo sát đến quản lý vận hành, có đội ngũ chuyên gia chất lượng giúp đỡ, không cấp phép ồ ạt… Nhu cầu dùng nước là của tất cả mọi người, nên phải hài hòa. Ở các nước người ta làm rất tốt, rất nghiêm chỉnh, vừa sản xuất điện vừa điều tiết cho hạ du và người dân không cảm thấy có gì là bất bình thường.

Xin trân trọng cảm ơn ông.

Mai Loan (thực hiện)

 Trong một số tình huống khẩn cấp, nếu mực nước ảnh hưởng tới sự an toàn của đập ở một mức độ nào đó là phải cho tràn để cứu đập. Lúc này việc cứu đập cần phải được đặt lên hàng đầu, bởi nếu vỡ đập thì hậu quả sẽ khôn lường. Việc xả nước để giữ an toàn cho đập là cần thiết nhưng phải được tiến hành sao cho ảnh hưởng đến hạ du là thấp nhất.

 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
 
Địa chỉ email phản hồi
 
Tiêu đề
 

Ý kiến bạn đọc   
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể