» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81285522

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Dịch vụ thủy nông sau khi miễn giảm thủy lợi phí. [12/12/07]
Thông qua việc sử dụng, quản lý nước công bằng và hiệu quả, mở rộng tưới tiêu, vận dụng linh hoạt các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tận dụng tốt cơ hội...

DỊCH VỤ THỦY NÔNG TRONG BỐI CẢNH MỚI

 

PGS.TS. Hà Lương Thuần, Ths. Phạm Thị Dung

 Trung tâm Tài nguyên nước và Môi trường

Viện Khoa học Thuỷ lợi

 

 NƯỚC CHO CUỘC SỐNG, XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC

Từ thời văn minh sông Hồng, văn minh lúa nước, cuộc sống của người dân gắn liền với lịch sử khai thác nguồn nước.

Nước cùng với các biện pháp nông nghiệp khác đã làm tăng năng suất, tăng sản lượng, tăng vụ nên mặc dù dân số tăng nhanh, diện tích bình quân đất đai canh tác giảm (2.548m2/người năm 1930 xuống còn 730m2/người năm 1990), nhưng lương thực bình quân đầu người vẫn tăng từ  444,9 kg/người (năm 2000) lên 482,5 kg/ người (năm 2005). Tỷ lệ thiếu đói giảm mạnh.

 

Bảng 1: Tỷ lệ đói nghèo (%) ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á  qua các giai đoạn

 

 

1990-1992

1995

2002-2004

Việt Nam

31%

23%

16%

Đông nam châu Á

18%

14%

12%

Nguån: Thèng kª cña FAO, 2005-2006

 

Để có một nền nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực cho cả nước, Việt nam vẫn phải dựa vào nền nông nghiệp có tưới. Cũng như tình trạng chung của các nước trong khu vực, chúng ta không còn nhiều những vùng đất, nguồn nước để có thể khai hoang và xây dựng mới các công trình thủy lợi. Đã đến lúc chúng ta phải chú ý tới việc nâng cao hiệu quả của các vùng đất được tưới bằng việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thủy nông.

 

I.          TÀI CHÍNH TRONG DỊCH VỤ THUỶ NÔNG

 Một trong 4 nguyên tắc về quản lý nước được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu Rio Dejanero năm 1992 là: Nước có giá trị kinh tế trong mọi dạng sử dụng cạnh tranh và cần được thừa nhận là một hàng hoá kinh tế.

Trong dịch vụ thủy nông hiện nay, khi người nông dân nộp “thủy lợi phí” hoặc “tiền nước”, ở chừng mực nào đó nước đã thể hiện như là hàng hóa, là đầu vào của sản xuất nông nghiệp như mọi loại vật tư khác: phân bón, giống, thuốc trừ sâu v.v. mà người nông dân phải trả.  Thủy lợi phí hiểu như trên đã thể hiện sự bao cấp của nhà nước đối với người sử dụng nước. Ở đây, thủy lợi phí đã không bao gồm tiền khấu hao cơ bản xây dựng hệ thống tưới, tiền thuế tài nguyên nước. Thủy lợi phí như vậy cũng khác với thuế nông nghiệp và các loại phí khác mà người dân phải đóng hiện nay (khoảng 28 khoản).

Với việc người dùng nước phải  trả “thủy lợi phí” hoặc “tiền nước” như hiện nay, mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ nước và người dùng nước đã  được xác định thông qua hợp đồng như Pháp lệnh quy định.

 

III. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH MỚI

Bối cảnh mới : Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2006, một số tỉnh đề nghị miễn thuỷ lợi phí cho nông dân. Một số tỉnh như Thái Bình, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc đã thực hiện. Sau đó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT cũng đưa ra ý kiến trong những năm tới nhằm hỗ trợ sức dân, nhà nước chủ trương xem xét không thu thủy lợi phí từ những người sử dụng nước trong nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Để bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, Nhà nước sẽ cấp bù cho ngành nông nghiệp một khoản kinh phí nhất định.

Thực chất là thay đổi người trả tiền thủy lợi phí. Thay vì nông dân (người dùng nước) trả tiền cho người cung cấp dịch vụ nước thì sắp tới Nhà nước sẽ trả thay cho họ.

Vấn đề đặt ra đối với công tác hoạch định chính sách cũng như các hoạt động thực tiễn là làm thế nào để người nông dân tiếp tục được hưởng dịch vụ tưới tiêu một cách tốt nhất và hệ thống tưới tiêu được quản lý tốt, hiệu quả và bền vững, các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước được vận dụng một cách thích hợp khi mà người dùng nước không phải trả tiền nước?

Cơ hội cho nông dân- người được hưởng dịch vụ: Theo Bộ NN-PTNT, số lượng và mức của các khoản đóng góp từ hộ nông dân rất khác nhau giữa các địa phương, các vùng. Bình quân một năm, một hộ dân phải thường xuyên đóng góp 28 khoản, với mức từ 250.000-800.000 đồng. Đó là chưa kể các khoản phí, lệ phí (khoảng 100 loại), bà con phải nộp theo quy định của Nhà nước khi giải quyết các việc hành chính trên địa bàn thôn, xã. Việc chủ trương miễn thủy lợi phí là một cơ hội lớn cho nông dân. Sau miễn thu thuế nông nghiệp, bây giờ được miễn thu thủy lợi phí, người nông dân được giảm gánh nặng đóng góp, có điều kiện và cơ hội để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Điều này cũng thể hiện nền kinh tế nước ta đã phát triển, có điều kiện để từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, mức hưởng thụ giữa các vùng miền đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị.

Cơ hội cho các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi- người cung cấp dịch vụ: Thủy lợi phí là nguồn thu từ những người sử dụng nước để chi cho quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống thủy lợi. Như vậy ở đâu có công trình thủy lợi là ở đó cần kinh phí để quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng. Nhà nước miễn thủy lợi phí cho nông dân, hay nói cách khác nhà nước trả thay cho nông dân khoản kinh phí đó. Các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi sẽ được cấp nguồn kinh phí ổn định để quản lý công trình. Sẽ không còn cảnh thu không đủ chi, nơi có thu, nơi không thu, miễn giảm không hợp lý, thậm chí có tỉnh cấp bù cũng không đủ. Hệ thống tưới tiêu được nâng cấp, duy tu bảo dưỡng kịp thời.

Khó khăn, thách thức: Nhà nước trả thay (miễn) thủy lợi phí cho nông dân sẽ là cơ hội cho cả người cung cấp dịch vụ và người được hưởng dịch vụ, tuy vậy cũng có những khó khăn, thách thức cần phải giải quyết:

·      Liệu có tái diễn cảnh xin cho? Nông dân xin công ty, xí nghiệp để được cung cấp nước theo yêu cầu chính đáng của họ. Công ty, xí nghiệp xin cơ quan có thẩm quyền để được cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời?

·      Cách trả tiền thủy lợi phí theo diện tích tưới hiện nay cũng chưa khuyến khích người dùng nước tiết kiệm. Nay người nông dân không phải trả tiền nước, liệu có dùng nước tiết kiệm? Liệu tiếng nói của người nông dân có được coi trọng khi mà họ không phải trả tiền cho dịch vụ thuỷ nông, hay thực chất là được ‘cho nước’?

·      Làm thế nào để bảo đảm rằng các công ty khai thác công trình thủy lợi sử dụng kinh phí đúng mục đích, công trình được nâng cấp, sửa chữa duy tu bảo dưỡng tốt, đặc biệt khi mà vai trò làm chủ và giám sát của người nông dân giảm đi, khi mà hiện nay đánh giá hiệu quả tưới chưa được áp dụng ở hầu khắp các công trình thủy lợi?

·      Làm thế nào để đảm bảo tính công bằng trong việc cấp kinh phí giữa công trình do công ty khai thác công trình thủy lợi với công trình do các tổ chức tập thể hoặc hội dùng nước quản lý?

·      Các công trình thủy lợi vừa và nhỏ ở miền núi hiện nay hầu hết do “địa phương quản lý”. Công tác duy tu bảo dưỡng rất kém, một phần do không thu thủy lợi phí hoặc thu được ít, mặt khác do năng lực quản lý kém.  Ai sẽ quản lý các công trình thủy lợi này trong tương lai ? Liệu có phải lập lại các Công ty khai thác công trình thủy lợi?

IV.     CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY LỢI THẾ CỦA BỐI CẢNH MỚI

Để các bên tận dụng được lợi thế khi Nhà nước miễn thu thủy lợi phí cho nông dân, đồng thời khắc phục được những khó khăn, thách thức nêu trên, chúng ta cần có những giải pháp, kiến nghị cụ thể.

·      Về chính sách: Thủy lợi phí đã tồn tại thời gian dài trong dịch vụ tưới tiêu ở Việt Nam, đã được ghi vào các văn bản pháp quy của nhà nước từ Luật Tài nguyên nước cho đến Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi. Khi Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ về nước từ công trình thuỷ lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp không phải nộp thuỷ lợi phí thì các văn bản trên và một số các văn khác có liên quan cần sửa và bổ sung cho phù hợp.

·      Về tổ chức quản lý:

-      Hoàn thiện và tăng cường hệ thống tổ chức QLKT công trình thủy lợi thuộc doanh nghiệp Nhà nước.từ trung ương đến địa phương.

-      Tăng cường phân cấp quản lý, thúc đẩy sự tham gia của người dân (cộng đồng) trong việc quy hoạch, xây dựng và quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi,  trên cơ sở xây dựng được: a/ Hành lang pháp lý đối với các loại hình tổ chức dùng nước; b/ Cơ chế phối hợp giữa các tổ chức quản lý thuỷ nông và chính quyền cơ sở;  c/ Cải tiến mô hình tổ chức dùng nước theo hướng thực chất, gọn nhẹ, hiệu quả.

-            Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, sự cam kết giữa người cung cấp nước và người được hưởng dịch vụ nước thông qua các hợp đồng dịch vụ.

·      Về hạ tầng cơ sở: Hệ thống thủy lợi trung du miền núi và vùng đồng bằng có sự khác biệt rất lớn về quy mô, tính chất kỹ thuật, mục tiêu phục vụ, tổ chức quản lý: 

-      Hoàn chỉnh và nâng cấp các hệ thống tưới ở miền núi, chú trọng khâu thiết kế và quản lý chất lượng xây dựng để công trình được bền vững.

-      Với các hệ thống tưới ở hai vùng đồng bằng lớn chuyển sang giai đoạn nâng cấp hiện đại  hóa (hiện đại hóa hạ tầng cơ sở, hiện đại hóa quản lý).

-      Áp dụng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả tưới để đánh giá hiệu quả của từng hệ thống. Hoạt động này bảo đảm hệ thống tưới được quản lý bảo dưỡng tốt và có hiệu quả.

·      Về tài chính: Vận dụng linh hoạt nguyên tắc: Nước có giá trị kinh tế trong mọi dạng sử dụng canh tranh và cần được thừa nhận là một hàng hoá kinh tế:

-      Mức thủy lợi phí quy định hiện nay là thấp, dẫn đến công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy cần xác định lại định mức chi cho quản lý, vận hành. bảo dưỡng (Thủy lợi phí) cho các vùng khác nhau (trung du, miền núi), trên cơ sở tính đúng, tính đủ đầu vào.

-      Chính phủ dành một khoản tiền nhất định, căn cứ vào định mức đã xác định và diện tích được tưới trung bình 3 - 5 năm gần đây để tính khoản tiền cần cấp cho cả nước và cho từng tỉnh.

-      Có thể có một số cách cấp tiền sau để bảo đảm nguyên tắc “người dùng nước phải trả tiền nước”. Người dùng nước có thể là nhóm hộ hoặc một hộ.

+       Tiền Nhà nước chi cho quản lý thủy nông được gửi tại một ngân hàng nhất định. Thông qua hợp đồng dịch vụ, hai bên xác nhận nghiệm thu, thanh lý từng vụ hoặc cả năm. Bên cung cấp dịch vụ nhận tiền từ ngân hàng, hoặc

+       Người dùng nước trả tiền cho người cung cấp dịch vụ sau đó mang giấy biên nhận để thanh toán tại một ngân hàng quy định.

§       Về nhận thức và năng lực quản lý vận hành

-        Tăng cường năng lực các doanh nghiệp KTCTTL: Bên cạnh việc tinh giản bộ máy nhân sự, cần phải tăng cường năng lực của các công ty, xí nghiệp về mặt trình độ chuyên môn, kỹ năng của đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý, hiện đại hoá công tác quản lý.

-        Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực của các tổ chức HTDN và trách nhiệm người dân trong sử dụng tiết kiệm nước, quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Điều này được thực hiện thông qua các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức HTDN để quản lý vận hành công trình đúng, hiệu quả, tăng tuổi thọ CT.

Để chủ trương, chính sách mới về thủy lợi phí thành công, phát huy được những lợi thế mới, cần triển khai các biện pháp đi kèm, thậm chí có những việc cần làm trước khi triển khai chủ trương, chính sách mới. Các biện pháp đề ra cần khắc phục, hoặc giảm bớt  được những khó khăn tồn tại thách thức có thể xảy ra.

*

*    *

Thông qua việc sử dụng, quản lý nước công bằng và hiệu quả, mở rộng tưới tiêu, vận dụng linh hoạt các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tận dụng tốt cơ hội, chúng ta sẽ tăng cường phát triển quản lý tưới. Sự phát triển này tạo thuận lợi cho một nền nông nghiệp bền vững, dẫn đến cơ hội tạo ra thu nhập và đóng góp cho công cuộc xoá nghèo tại khu vực nông thôn./.


 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o