» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81281075

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Về dự án thủy điện Rào Trăng 3.[23/10/20]
Câu 1: Thưa TS, được biết dự án thủy điện Rào Trăng 3 sử dụng tới 46,25 ha, trong đó có nhiều diện tích rừng. Vụ sạt lở đất kinh hoàng ở thủy điện Rào Trăng 3 phản ánh một thực tế, việc phá rừng làm thủy điện làm gia tăng các nguy cơ thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, TS đánh giá như nào về nguy cơ gia tăng tổn thương do thiên tai từ hoạt động làm thủy điện tại Rào Trăng 3 nói riêng cũng như các công trình thủy điện khác nói chung?

Về dự án thủy điện Rào Trăng 3

 

TS Tô Văn Trường

trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong

 

Câu 1: Thưa TS, được biết dự án thủy điện Rào Trăng 3 sử dụng tới 46,25 ha, trong đó có nhiều diện tích rừng. Vụ sạt lở đất kinh hoàng ở thủy điện Rào Trăng 3 phản ánh một thực tế, việc phá rừng làm thủy điện làm gia tăng các nguy cơ thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, TS đánh giá như nào về nguy cơ gia tăng tổn thương do thiên tai từ hoạt động làm thủy điện tại Rào Trăng 3 nói riêng cũng như các công trình thủy điện khác nói chung?

Trả lời:

Thủy điện công suất nhỏ, nên thẩm quyền phê duyệt thuộc về các địa phương mà ở đấy thường không có chuyên gia chuyên sâu về thủy điện, thủy văn, thiết kế công trình. Ở dự án nhỏ, nhà đầu tư thường cố giảm giá thành để tăng hiệu quả kinh tế. Về quản lý, Bộ TNMT, Bộ Công Thương cần có những điều chỉnh về việc đánh giá, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), và cấp phép những công trình tại những vùng này (gồm cả giao thông, thủy điện, xây dựng...).

Địa chất khu vực Quảng Trị đến Quảng Nam là vùng địa hình dốc, đất yếu. Khi mưa lớn thì nguy cơ trượt đất, sạt lở rất cao. Bình thường đã như thế rồi. Khi có tác động san đất, xẻ núi, làm đường, xây dựng... thì lại càng tác động đến kết cấu địa hình, thì nguy cơ càng lớn hơn. Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, mưa lớn bất thường, thì nguy cơ càng cao hơn gấp bội. Vì vậy, các công trình tại những vùng này sẽ gặp hoàn cảnh hết sức khó khăn khi đối phó với rủi ro trượt, sạt lở đất. Thông tin 13 cán bộ chiến sĩ đi cứu nạn hi sinh ở khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), lại chồng chất đau thương và mất mát khi lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho biết là có một vụ núi lở, 20 cán bộ chiến sĩ của đoàn kinh tế Quốc phòng 337 nghi bị vùi lấp ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

- Dự án thủy điện Rào Trăng 3 (Dự án) được xây dựng trên sông Rào Trăng (nhánh cấp 1 của Sông Bồ), thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 23/7/2008 và được Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh công suất nhà máy từ 11 MW lên 13 MW tại Quyết định số 2631/QĐ-BCT ngày 27/6/2016.

- Bố trí tổng thể các hạng mục công trình chính: Tuyến áp lực thuộc loại bê tông trọng lực kiểu khối lớn nằm trên sông Rào Trăng; Tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện nằm bên bờ phải sông Rào Trăng; Trạm phân phối điện 110 kV nằm bên phải nhà máy thủy điện. Toàn bộ các hạng mục công trình chính của Dự án đều nằm bên bờ phải sông Rào Trăng.

- Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng (Chủ đầu tư), Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 183/QĐ-BTNMT ngày 23/01/2019, theo đó diện tích chiếm đất của Dự án là 46,255 ha, trong đó có:

+ Phần công trình xây dựng (Tuyến áp lực; Tuyến năng lượng và nhà máy thủy điện, Trạm phân phối điện 110 kV; Khu phụ trợ; Đường dây tải điện 110 kV) chiếm 23,974 ha với: 7,68 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 1,567 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 14,087 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 0,64 ha đất mặt nước.

+ Lòng hồ chiếm 22,281 ha với: 4,499 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 7,543 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 9,033 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 1,215 ha đất mặt nước.

Diện tích rừng tự nhiên nêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng tại Văn bản số 1382/TTg-NN ngày 09/10/2018; được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên sang mục đích khác để xây dựng Dự án tại các Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 06/10/2016 (giai đoạn 1) và số 2145/QĐ-UBND ngày 04/9/2019 (lòng hồ). Toàn bộ diện tích đất nêu trên đã hoàn thành công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng để xây dựng Dự án.

- Do mưa rất to kéo dài nhiều ngày, tại Công điện số 05/CĐ-PCTT ngày 15/10/2020 của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Từ ngày 6/10 đến ngày 13/10/2020 tại Thừa Thiên Huế đã có mưa rất to trên diện rộng với lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm, có nơi cao hơn như Bạch Mã 2869 mm; A Lưới 2208 mm) đã làm sạt lở đồi đất xuống khu vực nhà điều hành của Dự án thủy điện Rào Trăng do Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng để phục vụ công tác điều hành thi công Dự án là khu vực này nằm toàn bộ phía bờ trái sông Rào Trăng về phía hạ lưu tuyến đập khoảng 500 m;

Đây là khu vực nằm ngoài phạm vi xây dựng các hạng mục công trình chính của Dự án, cũng là khu vực có có lòng sông hẹp, đồi núi cao, mức độ phân cắt mạnh đã được Viện Khoa học Địa chất và Khoảng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2019) điều tra hiện trạng trượt lở tại huyện Phong Điện và đánh giá có khả năng trượt lở xảy ra chủ yếu dọc theo đường Quốc lộ 71.

- Trong quá trình thẩm định hồ sơ Thiết kế phần xây dựng và kiểm tra thi công Dự án, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Chủ đầu tư rà soát, kiểm tra ổn định các hạng mục công trình, đặc biệt đối với các mái đào khu vực Dự án để có biện pháp gia cố đảm bảo an toàn trong quá trình thi công trước mùa mưa lũ năm 2020.

Hiện các hạng mục công trình chính của Dự án thủy điện Rào Trăng 3 (đều nằm bên bờ phải sông Rào Trăng) vẫn đảm bảo an toàn và không bị ảnh hưởng bởi vụ sạt lở đất xảy ra ngày 12/10/2020 vừa qua.

- Theo tôi tìm hiểu được biết thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh rà soát lại quy hoạch thủy điện, đã kiên quyết loại khỏi quy hoạch 08 Dự án thủy điện bậc thang, 472 Dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện, đây là các dự án có chiếm nhiều diện tích đất hoặc có ảnh hưởng lớn đến môi trường, kinh tế, xã hội. Ngày 22/9/2017, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 8855/BCT-ĐL gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tiềm năng phát triển thủy điện liên quan đến công tác phối hợp quản lý quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ, trong đó đã đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo chưa xem xét, nghiên cứu để bổ sung vào quy hoạch đối với các dự án thủy điện có quy mô công suất nhỏ hơn hoặc bằng 3,0 MW. Vì vậy, thời gian vừa qua Bộ Công Thương không xem xét bổ sung bất cứ dự án thủy điện nào có chiếm diện tích đất rừng tự nhiên, đây là việc làm rất cần thiết để tránh “lợi bất cập hại”.

Câu 2: Có ý kiến cho rằng, sông Rào Trăng dài chưa đến 30 km nhưng phải cõng trên mình 4 bậc thuỷ điện với tổng công suất lắp máy 89 MW. Điều nay cho thấy, những bất cập trong quy hoạch thủy điện thượng nguồn của Thừa Thiên Huế, ý kiến của chuyên gia về vấn đề này như thế nào, thưa TS?

Trả lời:

Tôi chưa nghiên cứu hồ sơ quy hoạch thủy điện thượng nguồn của Thừa Thiên Huế nhưng theo luận chứng và cơ sở khoa học khi xem xét lựa chọn các vị trí phù hợp để xây dựng các bậc thang thủy điện trên một dòng sông phụ thuộc rất lớn vào điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt kinh tế - kỹ thuật, đồng thời cũng phải đảm bảo các tiêu chí về môi trường, xã hội, dân cư và đất đai. Vì vậy, các dự án thủy điện hầu hết được nghiên cứu để đầu tư xây dựng thường được ưu tiên lựa chọn vào các vị trí hội tụ tương đối đầy đủ các điều kiện nêu trên. Một nguyên tắc nữa không thể không kể đến là việc bố trí các dự án thủy điện theo thứ tự bậc thang trên một dòng sông, suối nhằm tối ưu hóa quá trình vận hành, khai thác phù hợp, tránh lãng phí nguồn nước của lưu vực sông, suối.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu quy hoạch của tư vấn chuyên ngành và văn bản đề nghị của UBND tỉnh có dự án thủy điện trên địa bàn, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định; lấy ý kiến của các cơ quan liên quan cần thiết như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng,...làm cơ sở chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan hoàn chỉnh quy hoạch để xem xét phê duyệt quy hoạch.

Đối với đoạn sông Rào Trăng (nơi được lựa chọn đặt 4 bậc thang thủy điện như trên), đây là đoạn sông có độ dốc địa hình tương đối lớn (độ dốc lòng sông khoảng 4,5%), lòng sông hẹp, hai bên vách cơ bản lộ đá, không có hệ thống hang caster, vì vậy tương đối thích hợp để xây dựng các hồ chứa có dung tích khoảng từ 2-7 triệu m3, nhà máy thủy điện loại nhỏ với quy mô từ 10-20 MW, cũng đã được xem xét đảm bảo các tiêu chí nêu trên.

- Để tiếp tục thực hiện tốt các nội dung yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ về phát triển thủy điện một cách bền vững, không gây tác động tiêu cực đến môi trường-xã hội, đảm bảo hiệu quả đầu tư, Bộ Công Thương đã cụ thể hóa các nội dung bằng chương trình hành động như:

+ Phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh liên tục tổ chức rà soát, đánh giá quy hoạch thủy điện, kể cả các dự án tạm dừng có thời hạn, các công trình thủy điện đang vận hành khai thác, bảo đảm sử dụng tài nguyên nước hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học; kiên quyết loại bỏ, dừng các dự án, công trình thủy điện không hiệu quả, không bảo đảm an toàn, có ảnh hưởng xấu tới chế độ dòng chảy, môi trường và đời sống người dân; nâng cao chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch; tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ quy hoạch thủy điện trong tổng thể quy hoạch phân ngành năng lượng.

+ Rà soát quỹ đất dành cho việc xây dựng thủy điện đảm bảo bố trí đủ quỹ đất và thực hiện nghiêm túc việc trồng rừng thay thế, đặc biệt là rừng đầu nguồn lưu vực sông của các công trình thủy điện. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng hạ tầng kỹ thuật công trình thủy điện để chặt, phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép. Thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật về dịch vụ môi trường rừng.

+ Tập trung hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện và việc ban hành chính sách ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, triển khai các đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện.

+ Từng bước nâng cao chất lượng trong công tác quản lý quy hoạch, chấn chỉnh các vấn đề liên quan đến lựa chọn Chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình, xây dựng quy trình hành vận hồ chứa, phương án toàn hồ đập, phòng chống lũ lụt phía hạ du vv…

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o