» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81281711

 
Tư liệu
Gửi bài viết này cho bạn bè

Chiến lược phát triển ngành Thuỷ lợi đến năm 2020. [26/5/07]
-

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI  ĐẾN NĂM 2020

Bộ Nông nghiệp & PTNT 

 

PHẦN I : QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI

I . ĐƯỜNG LỐI, MỤC TIÊU PHÁT TRIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001 –2010 – 2020

1.1 Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đế phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kmh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh”.

1.2. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001-2010: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh đuợc tăng cường, thể chế kinh tế thị trường đến định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng  cao”.

1.3. Một số chỉ tiêu chính của giai đoạn 2001-2010
Đến năm 2010 :

Tăng GDP lên gấp đôi năm 2000, bình quân đầu người khoảng 1.000 USD (tăng trưởng trung bình 7,2% trong 10 năm).

. Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP;

. Tỉ trọng GDP nông nghiệp 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%

. Lao động nông nghiệp còn 50%; Lao động được đào tạo nghề ~40%

. Giảm trẻ em suy dinh dưỡng còn 20%, tăng tuổi thọ lên 71 tuổi.

. Tăng độ che phủ của rừng từ 33% hiện nay lên 43%

1.4. Định hướng mục tiêu và nhiệm vụ giai đoạn 2011-2020  
Tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch và nâng cấp cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiệu quả và bền vững, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP còn khoảng 10%, lao động nông nghiệp khoảng 25-30%, công nghiệp đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh ngang bằng với các nuớc trong khu vực, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. ở nông thôn có nền nông nghiệp và kết cấu hạ tầng cơ bản hiện đại phát triển đa dạng công nghiệp vừa và nhỏ và dịch vụ, thực hiện sự chuyển biến căn

bản bộ mặt nông thôn Việt Nam phù hợp với một xã hội công nghiệp. Khu vực dịch vụ được phát triển đa dạng, trong đó dịch vụ tài chính ngân hàng, viễn thông phát triển hiện đại, tiếp cận trình độ quốc tế... Phấn đấu đạt mức GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 USD.

 

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI

2.1. Quan điểm phát triển:

a. Phát triển bền vững, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước

- Khai thác lợi dụng tổng hợp, hợp lý, thống nhất theo lưu vực sông và hệ thống công trình thủy lợi, không chia cắt theo đdịa giới hành chính.

- Khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo vệ cả số lượng lẫn chất lượng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng cả biện pháp công trình và phi công trình, đồng thời tiến hành lồng ghép các chương trình phát triển nông- lâm kết hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Cần chú trọng bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông và các địa phương với sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, Ngành khác.

b. Phục vụ đa mục tiêu

Coi trọng phát triển thuỷ lợi phục vụ cho để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn định của thế giới, đồng thời phải giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng.

c. Giảm nhẹ thiên tai

Không ngừng nâng cao khả năng chủ động và mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai bão lụt để giảm thiểu tổn thất. Có kế hoạch và biện pháp thích hợp cho từng vùng: chủ động phòng chống hoặc thích nghi, né tránh. Bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích các vùng, các ngành với lợi ích của cả nước.

d. Gắn với xóa đói giảm nghèo

Chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

2.2. Mục tiêu phát triển thuỷ lợi

Mục tiêu 1 : đảm bảo nhu cầu nước cho dân sinh và các ngành kinh tế:

* Đến năm 2010 :

Cấp đủ nguồn nước để khai thác được 10,5 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 6,48 triệu ha cây hàng năm (riêng đất lúa 4,032 triệu ha), 2,74 triệu ha cây lâu năm. Đưa diện tích gieo trồng cây lương thực chính là lúa lên 7,408 triệu ha và ngô 1,2 triệu ha), trong đó tưới chủ động được 75 %.

- Cấp nước cho nuôi thả thuỷ sản, chủ yếu là nuôi tôm được 0,563 triệu ha: nuôi quảng canh cải tiến 0,4 triệu ha, bán thâm canh 0,086 triệu ha, thâm canh 0,077 triệu ha). Trong đó cấp nước chủ động cho khoảng 70% diện tích nuôi trồng thuỷ sản, phần lớn tập trung ở vùng ven biển ở ĐBSCL và ĐBSH.

- Cấp nước sinh hoạt: nông thôn- 85% dân có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh với mức 60 l/người/ngày; đô thị : - 100% dân đô thị loại I được cấp 165 l/ng.ng, 90% dân đô thị loại II được cấp 150 l/ng.ng, 90% dân đô thị loại III được cấp 120 l/ng.ng.

*Đến năm 2020:

- Cấp đủ nguồn nước để khai thác được 11 ,4 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 6,7 triệu ha cây hàng năm (riêng đất lúa 4,1 triệu ha), 3,2 triệu ha cây lâu năm. Đưa diện tích gieo trồng cây lương thực chính là lúa lên 7,6 trệu ha và ngô 1,2 triệu ha, trong đó tưới chủ động được 85 %.

- Cấp nước cho nuôi thả thuỷ sản, chủ yếu là nuôi tôm 0,65 triệu ha; nuôi quảng canh cải tiến 0,35 triệu ha, bán thâm canh 0,15 triệu ha, thâm canh 0,15 triệu ha. Trong đó cấp nước chủ động cho khoảng 80% diện tích nuôi trồng thuỷ sản, phần lớn tập trung ở vùng ven biển ở ĐBSCL và ĐBSH.

- Cấp nước sinh hoạt: nông thôn - 100% dân có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh với mức ít nhất là 60 l/người/ngày; đô thị : - 1 00% dân được cấp 180 l/ng.ng (đô thị loại I), 165 l/ng.ng (đô thị loại II), được cấp 150 l/ng.ng (đô thị loại III, IV, V)

- Đảm bảo đủ nước cho phát triển công nghiệp với mức cấp từ 50- 100 m3 ha xây dựng.

Muc tiêu 2: Nâng cao mức an toàn phòng chống và thích nghi để giảm thiểu tổn thất do thiên tai bão lũ gây ra:

- Các lưu vực sông lớn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ: củng cố và phát triển các giải pháp phòng chống lũ để chống lũ chính vụ an toàn với mức bảo đảm:

HT sông

 Năm 2010

 Năm 2020

 Ghi chú

s. Hồng & Thái Bình

 p = 0.4 %

 p = 0.2%

 tại Hà Nội

s. Mã

 p =1%

 p < l%

 tại Cầu Tào

s. Cả

 p =l%

 p<l%

 tại Bến Thuỷ

s. Hương

 p =5,9%

 p<5,9%

 tại Kim Long

 

Các sông khác ở Trung bộ, DH NTB, TN, ĐNB bảo đảm chống lũ chủ động bảo vệ dân cư sản xuất vụ hè thu và đông xuân với tần suất từ 5 - 10 %.

- Hình thành được vùng an toàn lũ ở vùng ngập nông, đảm bảo các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu của ĐBSCL. Đến năm 2010 kiểm soát được lũ lớn như lũ năm 1961 trên dòng chính và lũ năm 2000 trong nội đồng. Từ sau năm 20 1 0 tiếp tục củng cố các hệ thống bờ bao và các công trình để kiểm soát lũ ở mức độ cao hơn.

- Hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo chống được mức nước triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (2010) và cấp 10 (2020).

- Đảm bảo an toàn công trình: hồ chứa, đê kè cống..., ổn định bờ sông, bờ biển.

Mục tiêu 3: Quản lý tốt các lưu vực sông, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, phát triển bên vững, chống Ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước các lưu vực sông chính (2010) và tất cả các lưu vực sông quốc gia (2020). Nâng cao được năng lực quản lý nguồn nước từ Trung ương đến địa phương.

Muc tiêu 4: Nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ về nghiên cứu đánh giá nguồn nước, quy hoạch, thiết kế, xây dựng thuỷ lợi và quản lý tài nguyên nước, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đạt mức trung bình (năm 2010) và mức trên trung bình của châu á (năm 2020).

 

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRLỂN THUỶ LỢI

3.1. Định hướng chung

3.1.1. Phát triển thuỷ lợi tưới tiêu, cấp nước phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn và phát triển các ngành kinh tế xã hội:

* Tập trung nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi hiện để phát huy và tăng tối đa năng lực thiết kế;

* Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm công trình mới, gồm:

- Các công trình thuỷ lợi tổng hợp quy mô vừa và lớn ở các lưu vực sông, cấp nước tưới cho nông nghiệp, thuỷ sản, sinh hoạt, công nghiệp, chống lũ và phát điện;

- Phát triển các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sinh hoạt, khai thác thuỷ điện, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;

- Phát triển các công trình thuỷ lợi cấp nước, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ phát triển dân sinh và sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp ở vùng ven biển;

- Phát triển các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn: cây công nghiệp, cây ăn quả ở các vùng trung du, miền núi;

- Phát triển các hệ thống kênh dẫn ngọt thau chua ém phèn ở ĐBSCL.

3.1.2. Củng cố, phát triển các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt:

- Củng cố hệ thống đê điều, gồm cứng hoá mặt đê, trồng tre chắn sóng, cải tạo, nâng cấp và thay mới cống dưới đê, xử lý nền đê, kè mái các đoạn xung yếu... cho các hệ thống đê sông Bắc bộ và Khu 4;

- Hoàn thành các công trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ hạ du: Tuyên Quang (sông Gâm), Cửa Đạt (sông Chu), Bản Lả (sông Cả), triển khai xây dựng tiếp các công trình: Tả Trạch (sông Hương), Định Bình (sông Côn), công trình trên sông Vũ Gia - Thu Bồn... và phối hợp với các Bộ, Ngành đẩy nhanh quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình Sơn La (Sông Đà) và các công trình trên sông Đồng Nai, Sê san, Srê Pôk, sông Ba...;

- Hoàn chỉnh và củng cố hệ thống đê điều chống lũ hè-thu, bảo đảm ổn định, hạn chế hư hỏng khi lũ chính vụ tràn qua ở các vùng đồng bằng Trung bộ, DHNTB, ĐBSCL, MĐNB, TN;

- Củng cố các công trình phân, chậm lũ dự phòng chống lũ cho ĐBSH;

- Hình thành các tuyến đê bảo vệ vùng ngập nông, có các giải pháp thích nghi và giảm thiểu tổn thất cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu của ĐBSCL.

- Hoàn chỉnh và nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông, gồm tôn cao đỉnh, ổn định mái và chân đê, trồng cây chống sóng theo 2 chương trình: l) đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và 2) Đê biển ở DH NTB và ĐBSCL;

- Đầu tư thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn công trình: hồ chứa, đê kè cống...

- Chỉnh trị sông, tăng khả năng thoát lũ và bảo vệ bờ sông, bờ biển.

- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn rừng chắn sóng ven biển để giữ nước, giữ đất, chống lũ quét ở vùng núi và giảm lũ cho hạ du (với chỉ tiêu trồng 5 triệu ha.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo lũ, chuẩn hóa quy trình vận hành các hồ chứa lớn cắt lũ cho hạ du, tăng khả năng phòng tránh và đối phó bão lũ.

- Xây dựng được bản đồ ngập lụt ở các lưu vực sông để phục vụ cho chỉ dạo phát triển dân sinh, cơ sở hạ tầng, sản xuất phòng tránh thiên tai bão lũ.

3.1.3. Tăng cường quản lý nguồn nước và quản lý công trình thuỷ lợi

- Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông, các vùng kinh tế, các tỉnh.

- Kiện toàn tổ chức quản lý Thuỷ lợi từ Trung ương đến Địa phương, phát huy vai trò của các BQLQH lưu vực sông đã có và tiếp tục thành lập BQLQH các lưu vực sông lớn khác ban hành tiếp các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho quản lý nguồn nước và công trình thuỷ lợi.

- Tăng cường quản lý Nhà nước, làm rõ và điều chỉnh chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới, tăng cường phân cấp quản lý;

- Tăng cường năng lực chuyên môn, quản lý đảm bảo sự hoạt động của ngành có hiệu quả, nhất là ở cơ sở.

- Thường xuyên đánh giá, đúc kết kinh nghiệm trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch, kịp thời điều chỉnh công tác xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi ở từng hệ thống cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

3.1.4. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ

- Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng thuộc các cơ quan trong Ngành.

- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, triển khai ứng dụng vào thực tiễn phát triển và quản lý nguồn nước từ bước quy hoạch đến thiết kế, thi công và quản lý vận hành.

- Xây dựng cơ chế thích hợp, khuyến khích các nghiên cứu ứng dụng, triển khai nhanh vào sản xuất.

3.2. Định hướng phát triển thuỷ lợi ở từng vùng

3.2.1. Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ (Tây Bắc và Đông Bắc)

a. Đặc điểm chung

Vùng TD-MNBB gồm 15 tỉnh là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bắc Giang. Toàn vùng có 11,349 triệu dân và tổng diện tích tự nhiên 10.045.850 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.305.050 ha, lâm nghiệp 3.711.060 ha.

* Những khó khăn

- Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đa số các dòng suối nhỏ bị cạn kiệt vào mùa khô, còn mùa mưa lũ tập trung nhanh, lũ quét thường xảy ra gây tổn thất rất lớn.

- Đất canh tác phân tán ở các thung lũng nhỏ hẹp, thường thiếu nguồn nước tưới.

- Giao thông đi lại khó khăn. đặc biệt là các huyện vùng cao biên giới.

- Phần lớn các công trình thủy lợi thuộc loại nhỏ tạm, được xây dựng từ lâu, mức đảm bảo thấp. Nguồn vốn duy tu các công trình rất hạn chế nên nhiều công trình xuống cấp nhanh, giảm khả năng tưới hoặc dân tự thay đổi mục đích sử dụng.

- Do điều kiện địa hình phức tạp nên giá thành đầu tư công trình thuỷ lợi đắt.

b. Định hướng phát triển thủy lợi

* Trọng tâm giải quyết:

- Nâng cao năng lực của các công trình hiện có: nhiều công trình có quy mô nhỏ, tạm, không hoàn chỉnh, xuống cấp nhiều nên năng lực phục vụ thấp so với thiết kế, cần đầu tư nâng cấp; nhiệm vụ nhiều công trình cần điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới;

- Giải quyết nước sinh hoạt và sản xuất cho các vùng núi cao, biên giới và vùng sâu, vùng xa cần chú trọng giải quyết phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc, giữ dân an ninh chính trị, quốc phòng.

- Bảo vệ dân cư và sản xuất, giảm thiểu tổn thất do lũ, nhất là lũ quét gây ra.

* Phát triển tưới tiêu, cấp nước:

- Đầu tư hoàn chỉnh, nâng cấp, từng bước hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi hiện có để phát huy hết năng lực thiết kế, nâng cao mức đảm bảo tưới tiêu và cấp nước.

- Đầu tư xây dựng các.công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho đồng bào vùng tái định cư của hồ Sơn La, hồ Tuyên Quang...

- Tiếp tục xây dựng thêm các công trình nhỏ hoặc cụm công trình ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới cấp đủ nước tưới lúa, rau màu, cây công nghiệp, nước sinh hoạt. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tưới cây trồng cạn: hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp: chè (Thái Nguyên), cây vải (Bắc Giang)...

- Cấp nước sinh hoạt cho đồng bào vùng cao biên giới, nhất là ở các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu...

* Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt:

- Bảo vệ và phát triển tầng phủ nmg đầu nguồn, nâng độ che phủ rừng vùng Tây bắc lên 55,6%, vùng Đông bắc lên 48,8% (2010).

- Khảo sát, cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét cao, có giải pháp thích hợp bảo vệ dân cư và sản xuất, giảm thiểu tổn thất do lũ quét gây ra, nhất là các vùng ở Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Ngăn ngừa tình trạng sạt lở gây tắc nghẽn, tạo nguy cơ xảy ra lũ quét do vỡ nơi nghẽn dòng. Bổ sung tràn sự cố bảo vệ công trình.

- Củng cố các tuyến đê sông Hồng thuộc tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ để chống được lũ có mực nước tương ứng +13,1 m tại Hà Nội, các tuyến đê sông Thái Bình thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang chống được lũ có mức nước tương ứng +7,20 mét tại Phả lại.

- Củng cố đê biển Quảng Ninh chống được mực nước triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (2010) và gió bão cấp 10 (năm 2020).

- Củng cố, bảo vệ lòng, bờ sông biên giới.

- Phối hợp với các Bộ đẩy nhanh tiến trình chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình lớn lợi dụng tổng hợp trên các dòng .chính: Sơn La (sông Đà) Bản Lả (sông Kỳ Cùng)... và nghiên cứu các công trình tiếp theo trên sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Lục Nam.

* Quản lý và bảo vệ nguồn nước

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường quản lý chặt chẽ việc khai thác các nguồn nước. tăng cường kiểm tra giám sát các nguồn nước thải ra sông từ các khu công nghiệp, đô thị, nhất là khu vực Thái Nguyên (ra sông Cầu), Bắc Giang (ra sông Thương), Việt Trì (ra sông Hồng), Hòn Gai-Cẩm Phả.

- Kiện toàn và phát huy vai trò của BQLQHLV sông Hồng-Thái Bình.

- Rà soát, bổ sung nâng cao chất lượng quy hạch phát triển thuỷ lợi. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch và việc khai thác nguồn nước.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản: đo đạc thuỷ văn, khảo sát chất lượng nước, địa hình, địa chất.

3.2.2. Vùng Đồng bằng Bắc bộ

a. Đặc điểm chung

Vùng đồng bằng Bắc bộ gồm 3 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và 7 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình. Đây là vùng dân sinh kinh tế tập trung và phát triển, có Thủ đô và nhiều thành phố và khu công nghiệp lớn, dân cư đông đúc, là vùng đồng bằng-vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, có khoảng 17,24 triệu dân, tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.478.000 ha, trong: đất nông nghiệp - 857.515 ha, đất lâm nghiệp - 119.102 ha.

* Những khó khăn:

- Do sự phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông...rất mạnh nên cơ cấu sản xuất trong vùng chuyển dịch nhiều, yêu cầu cấp nước và tiêu thoát tăng lên rất cao.

- Công nghiệp hoá,đô thị và làng nghề phát triển nhanh, việc kiểm soát nước thải chưa tốt đang ảnh hưởng đến chất lượng các nguồn nước, nhất là sông Cầu, sông Nhuệ và các hệ thống thủy nông vùng ven biển.

- Sự điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn cũng gây ra một số tác động xấu cho hạ lưu: xói lở phức tạp, thời gian lũ trung bình kéo dài, chân triều nâng lên.

- Nhiều đoạn đê sông, đê biển chưa đảm bảo mặt cắt thiết kế, đất đắp không đồng chất qua nhiều thời kỳ, nhiều đoạn đê nằm trên nền có độ thấm lớn, nhất là vùng biển tiến như ở Hải Hậu. Một số cống dưới đê yếu, thân đê còn nhiều hang lỗ, tổ mối chưa phát hiện được.

b. Định hướng phát triển thuỷ lợi

* Trọng tâm giải quyết:

- Nâng cao năng lực của các hệ thống thuỷ lợi hiện có: nhiều hệ thống tưới, tiêu nội đồng vẫn chưa được hoàn chỉnh và kiên cố hoá, xuống cấp, hệ số tưới, tiêu còn thấp, nhiều đường tiêu bị bồi lấp, thiết bị máy bơm sử dụng đã lâu nên năng lực tưới tiêu, cấp nước thấp so với thiết kế.

- Nâng cao mức bảo đảm chống lũ cho cả vùng: So với tiêu chuẩn thiết kế, đỉnh đê hệ thống sông Hồng còn khoảng 80 km thấp từ (0,4- 0,7) m, có đoạn thấp đến 1 mét; mặt đê nhiều đoạn chưa được rải cấp phối và bê tông hoá, nhiều đoạn đê cao tới 5 mét nhưng chưa có cơ mái dốc chưa đủ. Đỉnh đê hệ thống sông Thái Bình còn một số nơi còn thấp từ (0,3 - 0,8) mét (tập trung ở đoạn cửa sông), mặt cắt đê chưa đảm bảo, nhiều đoạn chưa có cơ, mặt đê chưa dải cấp phối, nhiều đoạn còn con trạch với chiều cao từ (1,0 - 1,5) mét. Nền đê nhiều nơi là đất yếu, còn nhiều đầm ao ven đê chưa được san lấp. Khoảng 289 km đê biển còn thấp, yếu.

* Phát triển tưới tiêu, cấp nước

- Cải tạo và nâng cấp các hệ thống thủy nông đã có (kiên cố hoá kênh mương, sửa cống, cải tạo thay thế máy bơm), hiện đại hoá trang thiết bị quản lý vận hành các công trình, đảm bảo tưới, tiêu ổn định lên 860.000ha, tăng nhanh diện tích lấy phù sa cải tạo đất, mở rộng diện tích vụ đông tạo thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng, (mở rộng diện tích tưới các vùng bãi sông Hồng khoảng 4 vạn ha), đáp ứng yêu cầu nâng cao thu nhập trên một ha canh tác.

- Phát triển thuỷ lợi cải tạo môi trường để phát triển thủy sản vùng ven biển.

- Bổ sung nguồn nước cho các khu công nghiệp ven đường 18, thành phố Hải Phòng và các khu công nghiệp đô thị khác. Giải quyết tiêu thoát nước cho các đô thị kết hợp trong các chương trình tiêu úng, xử lý nguồn nước thải công nghiệp và dân sinh.

* Phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai

- Thực hiệ các chương trình cứng hoá mặt đê bằng bêtông, trồng tre chắn sóng và cỏ vetiver chống xói mòn, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới cống dưới đê, xử lý nền đê yếu, hỗ trợ cứng hoá mặt đê bối, xây dựng tràn sự cố đề phòng lũ cực hạn...

- Thực hiện các chương trình nâng cấp hệ thống đê biển, xây dựng công trình phòng chống xói lở bờ sông bờ biển, khắc phục tình hình biển tiến ở vùng Hải Hậu (Nam Định)... để chống được mực nước triều tần suất p = 5% ứng với bão cấp 9 (năm 2010) và ứng với bão cấp 10 (năm 2020).

- Chỉnh trị sông, bảo vệ bờ và đê, nhất là cac đoạn sông Hồng từ hạ lưu công trình Hoà Bình tới Hà Nội và sông Đuống. Khai thông các hành lang thoát lũ.

- Bảo vệ và phát triển tầng phủ rừng, nhất là ở các tỉn Vĩnh Phúc, Hà Tây, Ninh Bình, nâng độ che phủ rừng lên 8,1% (2010).

- Tăng cường năng lực Ban CHPCLB, nâng cao chất lượng cảnh báo lũ, quy trình vận hành các hồ chứa lợi dụng tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ và cấp nước cho hạ du.

* Quản lý và bảo vệ nguồn nước

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên – Môi trường quản lý tốt tài nguyên nước, bảo vệ môi trường chất lượng nước; kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, đô thị, nhất là các khu thải ra sông Nhuệ, sông Đáy và các khu làng nghề gây ô nhiễm ở các hệ thống thủy nông trong đồng bằng.

- Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường nước cho các làng nghề trong các hệ thống thủy nông.

- Kiện toàn và phát huy vai trò của BQLQHLV sông Hồng - Thái Bình.

- Bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch. Đầu tư cho điều tra cơ bản để bổ sung tài liệu khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, môi trường và chất lượng nước.

 

3.2.3. Vùng Bắc Trung Bộ

a. Đặc điểm chung

Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp dẫy núi Lạc Sơn – Tam Điệp, phía Nam là Hải Vân, phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là biển, có và 10,188 triệu dân, tổng diện tích tự nhiên khoảng 5.118.000 ha, trong đó đất nông nghiệp 725.420 ha, đất lâm nghiệp 2.222.060 ha.

* Những khó khăn

- Chế độ khí hậu, thuỷ văn ở các lưu vực sông rất khác nhau. hàng năm xảy ra mọi loại hình thiên tai: úng, hạn, lũ, bão, xâm nhập mặn nghiêm trọng cần có nhiều công sức và tiền của mới giải quyết được nhưng nguồn vốn đầu tư lại rất hạn chế.

- Các sông ngắn, dốc, thảm phủ lưu vực kém nên dòng chảy kiệt rất nhỏ, lũ tập trung nhanh, gây úng ngập lớn, nhất là các lưu vực sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.

- Có tới 60% số công trình thuỷ lợi do nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc dân tự làm nên chất lượng kém, thường bị lũ phá hoại nên rất khó chủ động cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Các khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nuôi trồng thuỷ sản thường khan hiếm nước và ở xa nguồn nước ngọt.

- Xác định lại nhiệm vụ và chỉnh sửa các công trình từ tưới sang phục vụ đa mục tiêu là rất khó khăn.

- Trong điều kiện.hiện nay, đầu tư đơn vị xây dựng công trình mới thường rất cao nên các chỉ tiêu kinh tế bị hạn chế.

b. Định hướng phát triển thuỷ lợi

* Trọng tâm giải quyết

- Cần tạo nguồn nước để:

+ Tưới cho khoảng 73 .900 ha đất canh tác thiếu nguồn nước và 143.120 ha chưa có công trình tưới; hàng năm còn bị úng khoảng 47-52 nghìn ha;

+ Cấp nước sinh hoạt, các khu công nghiệp, đô thị, du lịch và thuỷ sản đang và sẽ phát triển mạnh.

- Củng cố các giải pháp phòng chống lũ, nhất là đê điều vì mặt cắt đê (kể cả đê sông Mã, sông Cả) chưa đảm bảo thiết kế, nhiều đoạn còn nhỏ, chất lượng thân và nền đê còn yếu; đê và bờ bao chống lũ hè-thu, đê biển cũng chưa hoàn chỉnh....

 

* Phát triển tưới tiêu, cấp thoát nước:

- Tập trung nâng cấp các công trình đầu mối, kiên cố hóa, từng bước hiện đại hoá các hệ thống kênh mương của các hệ thống hiện có, xây dựng thêm các cống đập ngăn mặn, tiêu úng, giữ ngọt như: Sông Lèn (Thanh Hóa), Sông Nghèn (Hà Tĩnh), Thảo Long (Thừa Thiên-Huế)...

- Hoàn thành công trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp Cửa Đạt và xây dựng các công trình Tả Trạch, Bình Điền (Thừa Thiên- Huế)...tiếp tục xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ để chủ động điều tiết nước tưới, cấp nước, phát điện, giảm lũ cho hạ du.

- Chú trọng phát tnển thuỷ lợi phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội các vùng thuộc hành lang đường Hồ Chí Minh. Có giải pháp thuỷ lợi góp phần chống xa mạc hoá các vùng cát ven biển.

- Tập trung nghiên cứu nguồn nước và phương thức cấp nước, quy trình cấp nước cho các hộ kinh tế ven biển, nhất là công nghiệp, thuỷ sản.

* Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lũ:

- Củng cố đê sông Mã, sông Chu theo mức nước lũ thiết kế là +7,5 1 m tại trạm thuỷ văn Giang và +13,86 tại trạm thuỷ văn Xuân Khánh, bảo đảm đến năm 2010 chống lũ lịch sử 1980 an toàn, năm 2020 chống được lũ tần suất 1%.

- Củng cố đê dòng chính sông Cả, sông La theo mức nước lũ thiết kế là +10,38 tại trạm thuỷ văn Nam Đàn, bảo đảm đến năm 2010 chống lũ lịch sử 1978 an toàn, năm 2020 chống được lũ tần suất 1%.

- Củng cố các tuyến đê của dựng nhánh sông Cả và đê các sông từ Hà tỉnh vào Thừa thiên -  Huế chống lũ hè thu và lũ muộn, chủ động tránh và thích với lũ chính vụ.

- Củng cố hệ thống đê biển chống được mực nước triều tần suất 5% tương ứng với bão cấp 9 (năm 2010) và bão cấp 10 (năm 2020)...

- Quy hoạch bố trí lại các khu dân cư ở những vùng bị lũ lụt. Đầu tư củng cố các điểm trú tàu thuyền tránh bão.

- Thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn và dọc bờ biển để giảm lũ và xói mòn đất, nâng độ che phủ rừng lên 54,4% (2010).

- Xây dựng bản đồ ngập lụt ở các lưu vực sông phục vụ công tác chỉ đạo phát triển dân sinh, sản xuất, phòng tránh thiên tai bão lũ.

- Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp ổn định lòng dẫn và bờ biển.

- Tăng cường quan trắc, cảnh báo lũ.

* Quản lý và bảo vệ nguồn nước

- Phối hợp với Bộ TN-MT quản lý tốt việc khai thác sử dụng nguồn nước.

- Tổ chức và phát huy vai trò BQLQHLV các sông Mã, Cả, Hương.

- Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông và quản lý việc thực hiện quy hoạch.

- Xây dựng mạng lưới đo đạc khí tượng thủy văn để cảnh báo, dự báo nguồn nước và dự báo lũ.

 

3.2.4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

a. Đặc điểm chung

Vùng duyên hải Miền Trung là một dải đất hẹp và dài, chạy dọc theo bờ biển Đông, gồm Thành phố Đà Nẵng và 5 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, có 6,693 triệu dân và tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.307.000 ha, trong đó đất nông nghiệp 545.560 ha ha, đất lâm nghiệp có rừng 1.166.360 ha.

* Những khó khăn

- Thiên tai, hạn, lũ lụt thường xuyên xảy ra.

- Các cửa sông, bờ sông luôn bị sạt lở và bồi lắng.

- Các sông ngắn, dốc, khi xây dựng các hồ chứa có dung.tích lớn thường phải xây đập cao, vốn đầu tư lớn. Mực nước các sông vào mùa kiệt thấp hơn đồng ruộng 2-3 m dòng chảy nhỏ nên mặn xâm nhập sâu. Mực nước mùa lũ (nhất là tháng 10, 11) cao hơn 1,5 - 2,5-3 m, gây ngập lụt nhiều vùng.

- Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi ở các huyện miền núi phía tây còn yếu kém.

b. Định hướng phát triển thủy lợi

* Trọng tâm giải quyết

- Giảm thiểu tổn thất do lũ gây ra: lũ chính vụ lớn, cần chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và bố trí dân cư, hạ tầng cơ sở thích hợp để tránh lũ. Hệ thống bờ bao chống lũ sớm và lũ muộn chưa hoàn chỉnh, còn yếu cần củng cố dể chủ động bảo vệ được sản xuất vụ đông - xuân và hè-thu.

- Nâng cao năng lực cấp nước của các hệ thống thuỷ lợi: Các công trình hiện có trong vùng phần lớn là đập dâng, trạm bơm (máy nhỏ, thiết bị cũ, thay thế không đồng bộ, chắp vá), nhỏ, tạm, mùa kiệt dòng chảy các sông rất nhỏ, không đủ cấp. Công trình dẫn nước không hoàn chỉnh, hầu hết là kênh đất không đảm bảo mặt cắt thiết kế nên tổn thất lớn...Vì vậy khả năng tưới và cấp nước cho các ngành còn rất thấp so với nhu cầu. Cần phải tạo thêm nguồn nước bằng nhiều hồ chứa lớn trên dòng chính và các công trình

nhỏ trên dòng nhánh.

* Phát triển tưới tiêu cấp nước:

- Nâng cấp, hoàn chỉnh và kiên cố hoá các hệ thống công trình hiện có như hệ thống Thạch Nham, Tân An - Đập Đá, Núi Một, Đá Bàn, Lại Giang, hệ thống dùng nước sau thuỷ điện sông Hinh...

- Chú trọng xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cát ven biển để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, định canh, định cư, chống phá rừng làm nương rẫy, nâng cao đời sống, xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa vùng núi và vùng đồng bằng, giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho dân cư vùng cát ven biển và cấp đủ nước cho các khu công nghiệp.

- Xây dựng các công trình lớn lợi dụng tổng hợp vừa phát điện, tưới, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và giảm nhẹ lũ, cải tạo môi trường sinh thái vùng hạ du như: A Vương (sông Vũ Gia), sông Tranh 2 (Vũ gia-thu Bồn), Đặc Đrinh (sông Trà khúc), Nước Trong (sông Trà Khúc), Đồng Mót (sông Lại Giang), Định Bình (sông Kone), Sông Trò (sông Cái Nha Trang), sông Ba Hạ (sông Ba), Ea krông Ru, sông Cái Ninh Hòa.

- ứng dụng công nghệ tưới tiêu khoa học để tiết kiệm nước.

* Phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai bão lũ

- Tăng cường các giải pháp kỹ thuật chủ động phòng tránh và thích nghi với lũ bão; Nghiên cứu diễn biến xói lở bờ, chỉnh trị sông Thu Bồn, sông Ba, sông Lại Giang và các cửa sông Trà Khúc, Trà Cầu, Bàn Thạch, sông Ba, sông Cái Nha Trang để tăng khả năng thoát lũ, ổn định lòng bãi sông, bảo vệ các khu dân cư ven sông. Có giải pháp bảo vệ, giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét gây ra. Hoàn thiện đê bảo vệ các khu đô thị lớn.

- Chủ động phòng tránh và thích nghi với lũ chính vụ, xây dựng các hồ chứa và các hệ thống công trình ngăn lũ sớm và tiêu thoát lũ cuối vụ đảm bảo sản xuất hai vụ đông - xuân và hè - thu với mức đảm bảo từ 10-5%.

- Quy hoạch bố trí lại các khu dân cư ở những vùng bị lũ lụt.

- Yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ thích hợp ở những vùng luôn bị ngập nặng vụ mùa.

- Bảo vệ và phát triển tầng phủ rừng đầu nguồn và dọc bờ biển để cải thiện nguồn nước, giảm lũ: nâng độ che phủ rừng lên 49,5% (2010).

- Xây dựng bản đồ ngập lụt ở các lưu vực sông để phục vụ cho công tác chỉ đạo phát triển dân sinh. sản xuất. phòng tránh thiên tai bão lũ.

- Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp ổn định lòng dẫn và dải ven bờ để ổn định dân cư, cải tạo điều kiện cho phát triển kinh tế biển và dịch vụ chế biến.

- Tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức về bão lũ và các biện pháp phòng tránh giảm nhẹ tổn thất.

- Trang bị phương tiện hiện đại, chất lượng, nâng cao khả năng dự báo và cảnh báo lũ bão, đảm bảo thông tin trong trường hợp thiên tai xảy ra.

- Có chính sách hỗ trợ cho dân sinh và sản xuất cho các vùng luôn bị bão lụt.

- Xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cho việc dân cư, phát triển các cơ sở hạ tầng, chỉ đạo sản xuất tránh lũ lụt.

- Củng cố các khu trú ẩn tránh bão cho tầu thuyền và ngư dân

* Quản lý và bảo vệ nguồn nước

- Phối hợp với Bộ TN-MT quản lý tốt việc khai thác các nguồn nước trong vùng, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới hạ du.

- Tổ chức và phát huy vai trò các BQLQHLV sông Vũ Gia-Thu Bồn, Trà Khúc, Sông Côn, sông Ba.

- Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông để có kế hoạch đầu tư phù hợp lý và quản lý tài nguyên nước.

- Tăng cường đầu tư cho điều tra cơ bản.

- Tăng cường đầu tư cho quản lý vận hành các hệ thống thuỷ lợi để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm nước.

 

3.2.5. Vùng Tây nguyên

a. Đặc điểm chung

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh ở thượng lưu vực các sông Đồng Nai, sông Ba, sông Sê San, Srêpôk là Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, có khoảng 4,33 triệu dân, có tổng diện tích tự nhiên 5.447.500 ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng 1.233.700 ha, đất lâm nghiệp có rừng 2.99.260 ha.

* Những khó khăn

- Mùa khô kéo dài, ít mưa, dòng chảy nhỏ, mực nước các sông thấp hơn mặt ruộng từ 6-7m, có nơi hơn 10 m. Mùa lũ nước dâng cao, gây ngập nhiều vùng từ 1,5 - 2,5 như vùng Đức Trọng, Cát Tiên (Lâm Đồng), vùng Lăk Buôn Trấp (Đăk Lăk).

- Di dân cơ học cao, đặc biệt là di dân tự do.

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tỷ lệ nghèo đói ở vùng sâu, vùng xa cao.

- Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, thiếu kỹ thuật và phương tiện sản xuất nên năng suất cây trồng thấp.

b. Định hướng phát triển thuỷ lợi

* Trọng tâm cần giải quyết:

- Phát triển công trình vừa và nhỏ cấp nước và phát điện phục vụ phát triển sản xuất, ổn định đời sống, nhất là của đồng bào dân tộc ở vùng sâu ven biên giới để ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.

- Phát triển các công trình lớn lợi dụng tổng hợp trên dòng chính nhằm khai thác thuỷ năng, tưới, cấp nước sinh hoạt, phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản. Các công trình thuỷ lợi mấu chốt để phát triển sản xuất ở các vùng có tiềm năng đất lớn như Krông Pách-EaHleo-EaSoup, Ayun-pa- Krông Pa, EaMơ.

- Ngăn lũ và tiêu nước để bảo vệ các vùng Lắc-buôn thấp, vùng Cát Tiên-Đa Hoai - Đa Tẻ sản xuất hai vụ đông - xuân, hè - thu.

* Phát triển tưới tiêu, cấp nước

- Tập trung đầu tư kiên cố hoá, tiến tới hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi hiện có, đảm bảo vận hành chủ động, nâng cao hiệu quả của công trình.

- Tập trung đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn Krông Búc hạ, Ktrông Pách thượng, EaMơ, Ea-Thul, Ea-Mlá đây là các công trình chủ đạo cho việc cung cấp nước phát triển sản xuất trong vùng.

- Tiếp tục xây dựng mới các công trình vừa và nhỏ cấp nước cho dân sinh và sản xuất ở các vùng tập trung, nhất là các vùng tái định cư (từ vùng lòng hồ Sơn La, Cửa Đạt, Bản Mai), vùng sâu, vùng xa, ven biên giới, phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất của vùng, đảm bảo sản xuất ăn chắc vụ mùa, tăng dần diện tích gieo trồng trong mùa khô, đặc biệt chú trọng cây hàng hoá (cà phê, hồ tiêu...).

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tưới hiện đại (như tưới phun, tưới nhỏ giọt. . .) cho các cây công nghiệp dài ngày (cà phê, ca cao...) để tiết kiệm nước và nâng cao giá trị sản phẩm.

- Phối hợp với Bộ Công nghiệp đẩy nhanh các tiến trình nghiên cứu, xây dựng các công trình lớn lợi dụng tống hợp cấp nước, chống lũ, phát điện... trên các dòng chính sông Sê San, Srê Pôk.

- Nghiên cứu khai thác hợp lý nước ngầm cấp cho dân sinh và tưới cây trồng cạn.

* Phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai

- Đầu tư hoàn chỉnh, củng cố các tuyến đê bảo vệ sản xuất vụ hè - thu và đông - xuân cho các đồng bằng ven sông như vùng Lăk Buôn Trấp, Cát Tiên- Đahoai- Đa tẻ

- Xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ công tác chỉ đạo phát triển dân cư và sản xuất để giảm thiểu tổn thất do lũ gây ra.

- Quy hoạch bố trí lại các khu dân cư ở những vùng còn bị lũ lụt.

- Yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ thích hợp ở những vùng luôn bị ngập nặng vụ mùa.

- Bảo vệ và phát triển tầng phủ rừng để giảm lũ và cải thiện nguồn nước mùa kiệt, cải tạo môi trường sinh thái nông - lâm nghiệp,

- Xây dựng bản đồ ngập lụt ở các lưu vực sông để phục vụ cho công tác chỉ đạo phát triển dân sinh, sản xuất, phòng tránh thiên tai bão lũ.

* Quản lý và bảo vệ nguồn nước

- Phối hợp với Bộ TN-MT, Bộ Công nghiệp quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng nguồn nước các lưu vực sông hợp lý có tính đến chuyển nước cho Miền Đông Nam bộ nhưng vẫn bảo đảm phát triển bền vững nguồn nước trong vùng.

- Tổ chức và phát huy vai trò các BQLQHLV sông Sê San, Srê Pôk.

- Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thuỷ lợi, khai thác tổng hợp lưu vực sông Sê San, Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai và đầu tư cho điều tra cơ bản.

- Cần chú ý xem xét và có giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái do thực hiện các dự án thuỷ lợi,.thuỷ điện. giao thông... ở lưu vực sông Sê Kông, Sê San, Srepôk giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới Cămpuchia.

 

3.2.6. Miền Đông Nam bộ

a. Đặc điểm chung

Miền Đông Nam Bộ (MĐNB) gồm TP. Hồ Chí Minh và 7 tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, có khoảng 12.5 triệu dân và tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.170.300 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.707.770 ha, đất Lâm nghiệp có rừng 1.025.985 ha.

* Những khó khăn:

- Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng ít mưa nhất trong cả nước. Tuy đã xây dựng các công trình hồ chứa nước trong vùng, nhưng vẫn còn phải chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang nên vùng này cần tiết kiệm nước.

- Do trong vùng có nhiều khu công nghiệp phát triển nên cần phải quan tâm đến vấn đề phát triển chung toàn vùng và bảo vệ môi trường nước.

- Các công trình thủy lợi trong vùng chủ yếu là đập dâng nên nguồn nước còn chưa chủ động.

- Việc quản lý thống nhất khai thác sử dụng tổng hợp các công trình đã xây dựng trên sông Đồng nai còn hạn chế.

b. Định hướng phát triển thủy lợi

* Trọng tâm cần giải quyết

- Tập trung giải quyết cấp nước cho các vùng: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng thiếu nước nghiêm trọng, thường bị mất mùa.

- Ngăn mặn xâm nhập sâu, nhất là vùng ven sông Sài Gòn.

- Tiêu thoát cho các khu đô thị, chống ô nhiễm nguồn nước, nhất là ở hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn.

- Giảm thiểu tổn thất lũ bão cho các vùng hạ du ven biển.

* Phát triển tưới tiêu, cấp nước

- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh, nâng cấp, kiên cố hóa các hệ thống thủy lợi hiện có để nâng cao hiệu quả tưới và cấp nước.

- Đầu tư xây dựng các công trình lớn lợi dụng tổng hợp, có nhiệm vụ chính là tưới cho nông nghiệp, kết hợp cấp nước dân sinh (đặc biệt là cấp nước cho khu tam giác công nghiệp Tp Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai), thuỷ sản, giảm lũ cho hạ du, cải tạo môi trường, có công trình kết hợp cả phát điện: đập dâng Tà Pao/ hồ La Ngà 3, các hồ Lòng Sông, Sông Lũy, Cà Tót (sông La Ngà-tỉnh Bình Thuận), Phước Hòa (sông Bé - tỉnh Bình Dương), Sông Ray (Bà Rịa-Vũng Tàu), đập dâng Võ Đất (Đồng Nai)...

- Đầu tư xây dựng các công trình quy mô vừa ở các sông nhánh để tưới và cấp nước sinh hoạt: hồ Sông Trâu, Sông Sắt (Ninh Thuận), sông Dinh (Bình Thuận), Đá Đen, Tầm Bó (Bà Rịa-Vũng Tàu), Suối Cả, Phước Thái, TB Thiện Tân (Đồng Nai), hồ Đồng Xoài, Lộc Giang, Rừng và cụm hồ Đông Phú (Bình Phước). Công trình Tân Hưng và hệ thống TB khu hữu Tây Ninh (Tây Ninh), TB Bến Than (TP. Hồ Chí Minh) và các công trình nhỏ khác.

- Cải tạo và phát triển hệ thống tiêu Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phối hợp với Bộ Công nghiệp đẩy nhanh tiến trình đầu tư xây dựng các công trình lớn lợi dụng tổng hợp trên các dòng chính: Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 8, La Ngà 3,...

- Khai thác hợp lý nguồn nước ngầm để phục vụ cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, tưới cho cây công nghiệp có giá trị hàng hóa cao.

* Phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai

- Củng cố và phát triển các công trình giảm nhẹ thiên tai: hệ thống đê biển chống được mực nước triều với tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 năm 2010 và gió bão cấp 10 năm 2020; xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê kè bảo vệ các thị xã Phan Thiết.

- Bảo vệ và phát triển tầng phủ rừng đầu nguồn.

- Tăng cường cảnh báo, dự báo lũ.

- Xây dựng bản đồ ngập lụt của các lưu vực sông.

* Quản lý và bảo vệ nguồn nước

- Phối hợp với Bộ TN – MT và các Bộ, Ngành liên quan quản lý chặt chẽ việc khai thác nguồn nước các lưu vực sông, nhất là khai thác thủy năng phải nhằm phục vụ đa mục tiêu, duy trì dòng chảy môi trường sinh thái hạ du, kiểm soát nguồn nước thải công nghiệp và từ các khu đô thị, chống ô nhiễm nguồn nước, nhất là các nguồn thải từ Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và sông Sài Gòn, Đồng Nai.

- Kiện toàn và phát huy vai trò của BQLQHLV sông Đồng Nai.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản.

- Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch các lưu vực sông.

 

3.2.7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

a. Đặc điểm chung

Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) gồm TP Cần Thơ và 12 tỉnh là Hậu Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, có 16,5 triệu dân và tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.971.000 ha, trong đó đất nông nghiệp 2.970.330 ha, đất lâm nghiệp có rừng 337.690 ha.

* Những khó khăn

- Mùa khô dòng chảy sông Cửu Long nhỏ (lưu lượng tháng IV chỉ khoảng 2.000 m3/s) nên ảnh hưởng mặn nghiêm trọng, nhất là vào tháng 4, trên sông Vàm Cỏ Tây mặn xâm nhập sâu 110 km (đến Mộc Hoá), trên sông Tiền, sông Hậu mặn – 45-50 km. Diện tích bị mặn uy hiếp từ 1,77 triệu ha đến 2,22 triệu ha.

- Đất phèn và lan truyền nước chua gây khó khăn rất lớn đối với sản xuất, tổng diện tích đất phèn khoảng 1,8 triệu ha, tập trung chủ yếu ở ĐTM, TGLX và BDCM, xuất hiệ từ 3-6 tháng trong các tháng V-VII và XII-I.

- Mùa lũ kéo dài từ tháng VII-XII thường gây ngập lụt từ 1,4-2,0 triệu ha sâu từ 0,5 – 4,0m trong khoảng 2-6 tháng, gây trở ngại lớn cho sản xuát và sinh hoạt của nhân dân. Tổn thất lũ hàng năm rất lớn.

- Tình trạng bồi xói ở sông chính, sông nội địa, kênh rạch diễn ra rất phức tạp.

- Nguồn nước đang bị ô nhiễm đã đến lúc phải cảnh bảo do: dùng thuốc trừ sâu và hoá chất, quản lý chất thải của các khu dân cư, công nghiệp không tốt...

- Trình độ dân trí còn thấp, thông tin và nhận thức về quản lý nguồn nước hạn chế.

b.Định hướng phát triển thuỷ lợi

* Những trọng tâm cần giải quyết

- Giảm ảnh hưởng của xầm nhập mặn, khống chế ảnh hưởng của phèn, cải tạo đất bằng giải pháp thuỷ lợi để phát triển ổn định sản xuất nông nghiệp.

- Có nguồn nước ngọt cho phát triển thuỷ sản hợp lý.

- Lũ lụt cần được kiểm soát lũ chủ động hơn để bảo vệ dân sinh và sản xuất, giảm thiểu được tổn thất.

- Bảo vệ dân cư và sản xuất ở các vùng ven sông Tiền, sông Hậu thường bị sạt lở.

* Tưới tiêu, cấp nước

- Vùng không bị ngập lũ:

Tiếp tục thực hiện chương trình ngọt hóa kết hợp với phát triển thuỷ sản, gắn với giao thông thuỷ bộ và phát triển nông thôn:

+ Xây dựng các kênh trục tạo nguồn ngọt .từ sông Tiền, sông Hậu, đồng thời xây dựng các cống, đê biển ngăn mặn, từng bước đưa nước ngọt về các vùng chưa được ngọt hoá như vùng mũi Cà Mau, các huyện ven biển Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Chương trình ngọt hoá.

+ Nghiên cứu công trình ngăn mặn giữ ngọt trên sông Vàm cỏ, sông cái Lớn;

+ Đẩy mạnh tiến trình ngọt hoá cho các vùng Gò Công, Ba Lai, Nam Măng Thít, Quản Lộ - Phụng Hiệp mở rộng (sau khi tổng kết QĐ99-TTG);

+ Nghiên cứu, bố trí các hệ thống thuỷ lợi phù hợp với đặc thù của các vùng có điều kiện chuyển đổi từ sản xuất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng ngập lũ:

+ Vùng ngập sâu ( 1m): Phát triển hệ thống kiểm soát kiểm soát tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường cho các khu dân cư, các trường học, bệnh xá, khu thị xã, thị trấn, thị tứ và những khu đông dân để đảm bảo an toàn, vệ sinh trong mùa lũ.

+ Vùng ngập nông (1m): Nghiên cứu hệ thống công trình chủ động kiểm soát tưới tiêu để sản xuất được quanh năm.

* Kiểm soát lũ

Củng cố và phát triển hệ thống thoát lũ vùng tứ giác Long Xuyên ra biển Tây, hệ thống công trình thống, lũ ở vùng giữa sông Tiền và sông Hậu. Bước đầu xây dựng hệ thống thoát lũ vùng Đồng Tháp Mười nhằm hạn chế lũ từ phía Cam Pu Chia vào Việt nam, tăng cường hệ thống thoát lũ ra sông Tiền và hoàn chỉnh hệ thống thoát lũ ra sông Vàm Cỏ Tây nhằm ngăn lũ sớm để đảm bảo an toàn thu hoạch lúa hè-thu, đồng thời thoát lũ nhanh để kịp xuống giống vụ đông-xuân, bố trí xây dựng các cụm dân cư vượt lũ để ổn định dân sinh ở các vùng ngập lũ.

- Vùng ngập lũ:

Vùng ngập sâu ( 1m)

+ Tiếp tục củng cố và xây dựng các tuyến bờ kênh, các cụm dân cư để bào vệ an toàn tính mạng người dàn trong mùa lũ.

+ Phát triển hệ thống kiểm soát lũ di dôi với hệ thống kiểm soát tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường, phát triển thuỷ sản vùng ngập lũ: hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát lũ vùng TGLX, triển khai xây dựng hệ thống kiểm soát lũ vùng ĐTM, củng cố hệ thống bờ bao, cống bọng ở vùng ngập sâu đảm bảo kịp thời thu hoạch lúa hè thu và xuống giống vụ đông - xuân;

+ Kiến nghị chuyển dối cơ cau mùa vụ, cây trồng tránh thời kỳ ngập lũ và thời kỳ kiệt nhất trên sông.

+ Cải tạo luồng lạch, tăng cường khả năng thoát lũ, tạo các vùng hồ sinh thái.

Vùng ngập nông ( 1m)

Xây dựng hệ thống bờ bao vững chắc kiểm soát lũ triệt để nhằm bảo vệ an toàn vùng cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi gắn với giao thông thuỷ bộ và phát triển nông thôn; Phát triển kết cấu hạ tầng và các dịch vụ kinh tế xã hội theo hướng ổn định và văn minh, hiện đại.

- Vùng ven biển: Xây dựng hoàn chỉnh giai đoạn 1 hệ thống đê biển, đê cửa sông và các cống dưới đê đảm bảo với mực nước triều lớn nhất đã xây ra ứng với tần suất gió thiết kế là 2% (năm 2010) và nâng cao mức bảo đảm mực nước triều thiết kế bằng 3% vào (năm 2020) để phòng chống thiên tai và bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân vùng ven biển;

- Chỉnh trị sông: Điều tra, nghiên cứu để có biện pháp xử lý thích hợp tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, Sông Hậu. Di chuyển sớm dân khỏi nơi sạt lở nghiêm trọng. Xây dựng tuyến dân cư theo bờ kênh, đường giao thông hay theo cụm dân cư, việc xây dựng hệ thống đê bao cho khu dân cư theo quy hoạch, đúng hướng cho từng địa bàn vùng ngập nông, ngập sâu.

- Bảo vệ và phát triển rừng, nâng độ che phủ rừng lên 9,5% (2010).

- Xây dựng bản đồ ngập lụt.

* Quản lý bảo vệ nguồn nước

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ TN-MT và các Bộ, Ngành liên quan quản lý chặt chẽ việc khai thác, bảo vệ nguồn nước, chống Ô nhiễm. Thiết lập mạng lưới quan sát môi trường nước.

- Kiện toàn và phát huy vai trò của BQLQHLV sông Cửu Long.

- Phối hợp chặt chẽ với Uỷ hội sông Mekong quốc tế trong nghiên cứu khai

thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, bổ sung và xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thuỷ lợi.

 

 

PHẦN II: CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN

 

I. CHƯƠNG TRÌNH QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC CỦA CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ HỆ THỐNG THỦY LỢI

 

1.1 Mục tiêu

Quản lý tốt nguồn nước của các lưu vực sông và hệ thống thuỷ lợi bảo đảm các quá trình khai thác, sử dụng là hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả sự phát triển của các ngành kinh tế – xã hội trước mắt không ảnh hưởng tới nhu cầu phát triển lâu dài.

1.2 Nội dung

- Bổ sung, hoàn chỉnh và định kỳ rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi các lưu vực.

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý nguồn nước CTTL

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý thuỷ lợi và các Ban Quản lý quy hoạch các lưu vực. Củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý thủy lợi.

- Điều tra cơ bản nguồn nước.

1.3. Kế hoạch đầu tư

a. Đến năm 2010: Bổ sung các quy hoạch bảo; Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý; Hoàn thiện bộ máy quản lý thuỷ lợi và Ban quản lý qu hoạch các lưu vực; Điều tra cơ bản;

b. Từ năm 2011-2020: Điều tra cơ bản; Tiếp tục bổ sung, định kỳ rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Thường xuyên củng cố, nâng cao năng lực quản lý;

 

II. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

 

2.1. Mục tiêu

Tạo cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án xây dựng thủy 1ợi. Đưa tiềm lực và năng 1ực đạt trình độ trung bình của châu á, năm 2020 đạt trình độ trung bình tiên tiến ở châu á, có một số lĩnh vực đạt trình độ trung bình tiên tiến trên thế giới.

2.2. Nội dung

Hoạt động KHCN tập trung vào: Đánh giá chính xác hơn nguồn nước; Xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững; Các giải pháp KHCN tiên tiến xây dựng và nâng cấp hiện đại hoá các công trình; Các giải pháp KHCN củng cố đê điều, thoát lũ, vận hành hồ chứa, các biện pháp an toàn hồ đập, giám sát và cảnh báo lũ lụt...

2.3. Kế hoạch đầu tư

a. Đến năm 2010: Tập trung cho các nghiên cứu phục vụ đánh giá tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả của các hệ hống thuỷ lợi hiện có, cho thoát lũ, vận hành hồ chứa chống lũ, an toàn công trình...

b. Từ năm 2011-2020: Tiếp tục các nghiên cứu của giai đoạn trước. Triển khai nghiên cứu các giải pháp công nghệ và biện pháp kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; các giải pháp KHCN tiên tiến xây dựng công trình; Xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững.

 

III. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

3.1. Mục tiêu

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, có năng lực tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực phát triển và bảo vệ tài nguyên nước, phân bố hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho các địa phương và cả các ngành khác.

3.2. Nội dung

a. Đào tạo:

- Đào tạo hàng năm trong nước:

Năm

Dậy nghề (người)

 Đại học (người)

Sau đại học (người)

 CNKT

 Tr. cấp

 C. đẳng

 Đại học

 Thạc sỹ

 Tiến sĩ

 Bd ngắn hạn

2010

 6000

 5000

 1500

 2200-3000

 180-300

 15-50

 700

2020

 8000

 7000

 2000

 3000-5000

 300-500

 50-80

 900

 

- Đào tạo ở nước ngoài:

 

Trình độ

 Năm 2010 (người)

Năm 2020 (người)

Đại học

 10

 20

Thạc sĩ

 50

 100

Tiên sỹ

10

20

 

b. Nâng cao năng lực cho đội ngũ các bộ

- Tăng cường năng lực nghiên cứu, tính toán, thiết kế, xây dựng và quản lý.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ các bộ quản lý và cán bộ thực thi quy hoạch phát triển thuỷ lợi ở các địa phương.

c. Phân bố nguồn nhân lực theo trình độ cho các vùng miền cho phù hợp với yêu cầu phát triển thuỷ lợi ở từng vùng, từng thời kỳ.

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CẤP - HIỆN ĐẠI HOÁ HỆ THỐNG THUỶ LỢI

4.1. Mục tiêu: Nâng cao độ ổn định, giảm tổn thất, tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả cấp nước của các hệ thống công trình hiện có

4.2. Nội dung: Đánh giá thực trạng công trình và .công tác quản lý; Nghiên cứu và đầu tư thực hiện các giải pháp kỹ thuật tu sửa, nâng cấp, hiện đại hóa công trình; Nâng cao năng lực quản lý các hệ thống.

4.3. Kế hoạch đầu tư

a- Đến năm 2010: Đánh giá thực trạng các hệ thống công trình hiện có, nghiên cứu giải pháp kiên nâng cấp hiện đại hóa; đầu tư kiên nâng cấp hiện đại hóa các hệ thống quan trọng. ưu tiên (khoảng 65% số hệ thống). Đảm bảo phát huy được trên 90% năng lực thiết kế, đạt hiệu suất từ 0,6-0,7.

b- Từ năm 201 1- 2020: Tiếp tục đầu tư thực hiện xong cơ bản chương trình nâng cấp hiện đại hóa các hệ thông công trình. Đảm bảo phát huy 95% năng lực thiết kế của công trình, với hiệu suất hệ thống khoảng 0,7.

 

V. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỒ CHỨA LỚN LDTH

 

5.1. Mục tiêu: Tạo được các hồ chứa lớn lợi dụng tổng hợp vừa cấp nước, chống lũ, phát điện, duy trì môi trường sinh thái hạ du nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng cho phát triển dân sinh và các ngành kinh tế.

5.2. Nội dung

Phối hợp với các Bộ rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch bậc thang các dòng chính, lập các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, thiết kế kỹ thuật các công trình bậc thang; Xác định cơ cấu phân bổ vốn đầu tư hợp lý cho các ngành hưởng lợi và.huy động vốn đầu tư; Đầu tư xây dựng các công trình theo thứ tự ưu tiên đảm bảo nhu cầu dùng nước, điện và chống lũ từng giai đoạn phát triển: 2010, 2020 và sau năm 2020.

5.3. Kế hoạch đầu tư (Chỉ tính các công trình do Bộ NN-TNT làm chủ đầu tư)

a- Đến năm 20 1 0 : Rà soát hoàn chỉnh các quy hoạch bậc thang; Lập các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các công trình bậc thang; Hoàn thành công trình Cửa Đạt thiết kế kỹ thuật và đầu tư xây dựng các công trình: Bản Mòng, Tả Trạch, Nước Trong, Định Bình...

b- Từ năm 2011-2020: Tiếp tục lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các công trình bậc thang tiếp theo; Hoàn thành các công trình được đầu tư xây dựng ở giai đoạn trước; Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục và cân đối được ngân sách.

 

VI. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG – LÂM NGHIỆP – NÔNG THÔN

 

6.1. Mục tiêu: Phát triển hạ tầng cơ sở thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu nước phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp-nông.

6.2. Nội dung: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn; Đầu tư xây dựng các công trình cấp thoát nước ở từng vùng, Bố trí nguồn nhân lực hợp lý để khai thác.tốt các vùng có công trình cấp thoát nước. Gồm cả các tiểu chương trình phát triển nguồn nước để phát triển thủy sản, sản xuất muối, đa dạng hóa cây trồng và phát triển cấp nước cho các loại cây trồng cạn như: mía, bông, cà phê, chè, cây ăn quả...

6.3. Kế hoạch đầu tư

a- Đến năm 2010 : Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch; Đầu tư hoàn chỉnh, nâng cấp các công trình hiện có; Đầu tư phát triển các công trình mới cho các vùng ưu tiên như mía, bông tập trung, vùng thủy sản, muối.

b- Từ năm 2011 - 2020 : Tiếp tục đầu tư phát triển cấp nước cho các vùng thủy sản, vùng muối ven biển, hải đảo và cây công nghiệp như cà phê, chè, cây ăn quả.

 

VII. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI NHỎ MIỀN NÚI

7.1. Mục tiêu: Tạo nguồn nước đủ cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng núi, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới. hải đảo gắn với chương trình xoá đói giảm nghèo, ổn định dân cư. an ninh chính trị xã hội và an ninh quốc phòng.

7.2. Nội dung: Điều tra đánh giá tình hình dân sinh, sản xuất, nguồn đất, nguồn nước và khả năng khai thác, hiện trạng thuỷ lợi, tình trạng hạn, lũ và xác định những vấn đề cần đầu tư giải quyết ở từng vùng; Nghiên cứu đề xuất và đầu tư phát triển các giải pháp thuỷ lợi phù hợp ở từng vùng.

7.3. Kế hoạch đầu tư

a- Đến năm 2010: Tập trung cho điều tra đánh giá thực trạng và xây dựng quy hoạch phát triển thuỷ lợi nhỏ ở miền nội, Chuẩn bị dầu lư và bắt đầu đầu tư xây dựng công trình ưu tiên, cho những vùng ưu tiên theo quy hoạch.

b- Từ 2011 - 2020: Tiếp tục công tác chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thuỷ lợi.

 

VIII. CHƯƠNG TRìNH PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI BÃO LŨ

 

8.1. Mục tiêu: Nâng cao mức bảo đảm chống lũ của các hệ thống công trình chống lũ ở đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Tăng cường các giải pháp phi công trình và các giải pháp công trình để giảm nhẹ thiệt hại do bão lũ gây ra ở các vùng Nam Trung bộ, ĐBSCL, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

8.2. Nội dung: Điều tra đánh giá diễn biến thiên tai bão lũ, lũ quét, tổn thất do lũ bão gây ra và khả năng phòng chống lũ của các giải pháp hiện có; Xây dựng bản đồ ngập lụt ở từng lưu vực; Nghiên cứu các giải pháp thích hợp và đầu tư thực hiện các giải pháp phòng chống lũ bão ở từng vùng; Hoàn thiện và nâng cao năng lực tổ chức chỉ đạo phòng chống lũ, dự báo, cảnh báo lũ. Gồm các tiểu chương trình:

a. Củng cố nâng cao mức bảo đảm chống lũ của các hệ thống công trình chống lũ ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

b. Hoàn chỉnh, củng cố để nâng cao mức bảo đảm của các hệ thống đê biển.

c. Phát triển các giải pháp phi công trình để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai bão lũ cho vùng Duyên hải Miền Trung.

d. Phát triển tổng hợp các giải pháp công trình và không công trình để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai bão lũ ở từng vùng ở ĐBSCL.

e. Phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại đo lũ quét gây ra ở miền núi.

8.3. Kế hoạch đầu tư

a. Đến năm 2010 : Điều tra, đánh giá lũ và các giải pháp phòng chống lũ, xây dựng bản đồ ngập lụt. Đầu tư thực hiện củng cố các hệ thống công trình chống lũ hiện có.

b. Từ năm 2011-2020: Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các giải pháp phòng chống lũ cho vùng duyên hải Miền Trung và ĐBSCL.

 

IX. CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

 

9.1. Mục tiêu: Tăng cường sức khoẻ cho dân cư, nâng cao điều kiện sống và giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.

9.2. Nội dung: Điều tra, đánh giá nguồn nước, khả năng khai thác và sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Lập quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh, nghiên cứu đề xuất công nghệ và các giải pháp cấp nước thích hợp; Xây đựng kế hoạch quản lý. bảo vệ nguồn nước; Triển khai công tác thông tin-giáo dục-truyền thông; Cải cách tổ chức, tăng cường năng lực quản lý ở các cấp; Xây dựng các văn bản pháp quy có liên quan.

9.3. Kế hoạch đầu tư

a. Đến năm 2010: Điều tra, đánh giá nguồn nước; Xây dựng quy hoạch cấp nước; Xây dựng văn bàn pháp quy; Thực hiện thí điểm ở 15 tỉnh và mở rộng ra các tỉnh khác: Đảm bảo 85% dân c nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 l/người.ngày; 70% gia đình có hố xí hợp vệ sinh.

b. Từ 2011 - 2020: Tiếp tục thực hiện ra các vùng, năm 2020 tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng tối thiếu 60 l/người.ngày; và sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

 

X. CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC CHỐNG Ô NHIỄM, CẠN KIỆT

 

10.1. Mục tiêu: Bảo vệ nguồn nước các hệ thống khỏi bị ô nhiễm, cạn kiệt đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài của các ngành kinh tế-xã hội.

10.2. Nội dung: Điều tra đánh giá về lượng và chất lượng các nguồn nước, dự báo tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt, yêu cầu dòng chảy duy trì môi trường sinh thái; Nghiên cứu đề xuất và thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn nước ở từng lưu vực sông.

10.3. Kế hoạch đầu tư

a. Đến năm 2010: Đánh giá thực trạng các nguồn nước; Đề xuất được các giải pháp cơ bản bảo vệ nguồn nước; Đầu tư thực hiện các giải pháp bảo vệ cần thiết ở những vùng trọng điểm.

b. Từ năm 2011 - 2020: Tiếp tục đầu tư thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn nước ở các vùng, lưu vực khác. Cơ bản tránh được nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.

 

VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

TT

 Chương trình ưu tiên

Đến 2010

2010-2020

1

 Quy hoạch và cơ chế quản lý

 300

 600

2

 phát triển khoa học công nghệ

200

 500

 3

 Đào tạo nguồn nhân lực

 100

 150

4

Nâng cấp, hiện đại hoá công trình

16.000

14.000

5

Hồ chứa lợi dụng tổng hợp

25.000

30.000

6

Phát triển thủy lợi phục vụ chuyển đổi CCSX

16.000

27.000

7

Phát triển thủy lợi nhỏ miền núi

4.000

8.000

8

Phòng chống lũ giảm nhẹ thiên tai

6.000

9.000

9

Nước sạch và vệ sinh nông thôn

15.000

20.000

10

Bảo vệ nguồn nước

200

400

 

Tổng cộng (109 VNĐ)

83.800

109.600

 

XI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT:

- Quán triệt mục tiêu, nội dung, định hướng phát triển thuỷ lợi đến năm 2020.

- Thực hiện tốt các nội dung, giải pháp và chương trình phát triển thủy lợi và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Các tỉnh, thành phố:

Uỷ ban Nhân dân tỉnh tổ chức và chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh quán triệt nội dung Chiến lược, thực hiện Chiến lược theo sự chỉ đạo thống nhất cảu Bộ Nông nghiệp và PTNT, phối hợp và tạo điều kiện để Bộ Nông nghiệp & PTNT thực hiện Chiến lược.

3. Các Bộ, Ngành khác

Các Bộ, Ngành khác phối hợp và tạo điều kiện để Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện tốt Chiến lược phát triển thuỷ lợi./.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o