» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81285758

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Góp ý về Luật quy hoạch.[04/06/17]
Ngay từ năm 2011, tôi đã viết bài :”Cần đổi mới tư duy làm quy hoạch” trong đó đã phân tích các bất cập về quy hoạch tràn lan, “đá nhau”, quy hoạch “treo” kể cả quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam (do Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) chủ trì) không giống ai trên thế giới này

GÓP Ý VỀ LUẬT QUY HOẠCH

 

Tô Văn Trường

 

Ngay từ năm 2011, tôi đã viết bài :”Cần đổi mới tư duy làm quy hoạch” trong đó đã phân tích các bất cập về quy hoạch tràn lan, “đá nhau”, quy hoạch “treo” kể cả quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam (do Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) chủ trì)  không giống ai trên thế giới này. Hay nói rõ hơn chỉ có 2 nước thực hiện là Việt Nam và Lào (lại do ta làm tư vấn giúp bạn) . Một điều đáng lo ngại là cách đây khoảng chục năm, khi Bộ KHĐT chủ trì hội thảo về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long đã sai về phương luận là làm “bài toán ngược” đem cộng số học quy hoạch của các tỉnh thành quy hoạch vùng  dẫn đến các số liệu “vênh nhau” đáng sợ. Với tư duy và nguồn nhân lực của Bộ KHĐT tiếp tục được  nhà nước giao trọng trách soạn thảo luật quy hoạch chắc chắn không thể tránh khỏi những “lỗ hổng” là điều cũng dễ hiểu.

Một trong những vấn đề tôi đã phân tích là quy hoạch mới hay cơ cấu mới sẽ tìm ra được, cứ giả thử là rất tốt, song nó sẽ thực thi như thế nào trong thể chế hiện hành? Câu chuyện phải làm trước tiên là phải  thay đổi cái gì đẻ ra Vinashin, chứ không phải là bắt tay ngay vào cơ cấu lại Vinashin (xem bài :”Làm gì để tái cơ cấu nền kinh tế” đăng trên Tầm nhìn.net ngày 26/12/2011 tác giả Tô Văn Trường).

Ngẫm suy, có lẽ không nên viết về câu hỏi "làm như thế nào?", vì quá sớm và sẽ là vô nghĩa nếu không chịu xem lại "nền móng" ngôi nhà mình định xây. Cần nhất nên tập trung vào việc phân tích: Hiện trạng sai lầm như thế nào? Những nguyên nhân gì dẫn đến hiện trạng sai lầm này? Trả lời thật tốt 2 câu hỏi này và làm cho dư luận và những người có trách nhiệm thấy được, sẽ là cống hiến có ý nghĩa trước khi bàn về câu hỏi "Làm gì"", "Làm như thế nào?".

Từ xa xưa, ở Việt Nam nhiều người đã tìm hiểu về quy hoạch và định nghĩa của từ này bằng tiếng Tây, nhưng không ông Tây nào biết được bằng tiếng nước của mình, họ chỉ có “long-term planing, perspective planing, vision, zoning; langfristige plaene; Ausischtrn” vv...

Nhận thức là cả quá trình

Theo nghĩa tiếng Hán thì "quy hoạch" có nghĩa là hoạch định các hoạt động để đạt được một mục tiêu nhất định. Nhưng ở Việt Nam hiện nay người làm quy hoạch lại theo hình tam giác lộn ngược. Điều này có nghĩa là người ta phải làm theo thứ tự: chiến lược phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, vùng, địa phương vv… từ đó là quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sau đó mới là các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Trong khi đó, thực tế, chúng ta làm quy hoạch dựa theo Nghị quyết, sau đó tùy theo trích dẫn của mỗi ngành tiến hành làm quy hoạch ngành, còn quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thì chưa hoàn chỉnh.

Quy hoạch mang tính tổng thể nhưng cũng đầy đủ tính chất phân lập. Đúng ra, đâu phải “tái cơ cấu” thì cái gì cũng phải cơ cấu lại. Tùy chọn lĩnh vực nào, khu vực kinh tế nào cần “tái cơ cấu” mà tiến hành. Ở ta có một thói quen phong trào, cái gì cũng đồng loạt. Đã hô “tái cơ cấu” là cái gì cũng ùa theo cái gọi là phong trào đó. Quy hoạch thì ngành nào, lĩnh vực nào cũng lo quy hoạch, nhất là xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng, phát triển ngành…

Nhưng nước ta đã và đang có hiện tượng thả lỏng, tùy tiện trong quy hoạch. Mạnh ai nấy làm, không có quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, thẩm định công tác quy hoạch và hậu kiểm công tác quy hoạch. Vai trò quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch rất mờ nhạt. Từ đó, sinh ra những phức tạp, nhiều hệ lụy do sự chồng lấn, đan xen, đối trọng lẫn nhau về quy hoạch. Quy hoạch xây dựng đè lên mặt bằng quy hoạch nông nghiệp. Quy hoạch giao thông phá vỡ quy hoạch thủy lợi. Quy hoạch khai khoáng lấn lướt quy hoạch trồng rừng, bảo vệ rừng rồi sinh ra quy hoạch ngành lấn sân quy hoạch địa phương, và ngược lại. Cho nên, thiếu quy hoạch chung, không chú trọng xây dựng quy hoạch tổng thể tầm quốc gia. Lại có chuyện quy hoạch này dắt mối quy hoạch khác, thành xâu chuỗi nhưng vẫn rời rạc do mục đích và cung cách xây dựng vùng quy hoạch “đá nhau”. Cũng có khi vạch quy hoạch, khoanh vùng quy hoạch để lấy cớ chiếm dụng đất đai, rồi không có dự án nào được đưa vào vùng, khu quy hoạch, dẫn tới lãng phí đất canh tác, làm mất ổn định dân cư, thậm chí vi phạm pháp luật. Thực tế đòi hỏi Nhà nước phải có Luật quy hoạch, các biện pháp và cơ quan chủ quản, chuyên trách quy hoạch tổng thể cấp quốc gia, quản lý, điều hành theo khung pháp lý đã được quy định,  nghĩa là phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để điều chỉnh lại hơn 30 chục luật liên quan đến luật quy hoạch. 

Quy hoach liên quan đến dự báo. Tuy nhiên, dự báo đúng thì rất khó vì liên quan đến nhiều mặt nhưng dự báo gần đúng cũng là vấn đề quan trọng. Ví dụ trong nông nghiệp thì phải xét đến cả dự báo kinh tế, xã hội, môi trường (như biến động thời tiết, thị trường thế giới, xu thế phát triển của nhu cầu...)  Công tác quy hoạch còn phụ thuộc vào kiến thức tổng hợp và nhóm làm việc tổng hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. Hiện nay, phối hợp giữa các ngành, các cấp rất yếu. 

Chúng ta thiếu "nhạc trưởng" đủ mạnh để điều phối quy hoạch các ngành, mà mọi việc giao về cấp thực hiện (Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh vv...) quyết định, rồi điều chỉnh sau. Muốn làm quy hoạch tốt thì phải nghiên cứu, cần nhân tài vật lực, thời gian nhưng hiện nay rất nhiều quy hoạch không có nghiên cứu hỗ trợ. Niềm tin vào quy hoạch cũng bị giảm sút vì nhiều quy hoạch treo, quy hoạch sai lầm hoặc lạc hậu vv...) nhưng lãnh đạo vẫn phê duyệt. Làm mất niềm tin thì rất dễ nhưng lấy lại lòng tin của dân đó là quy hoạch hợp lý, hữu hiệu phải mất vài chục năm. 

Từ "quy hoạch" từng được hiểu nhiều cách khác nhau, dần dần những cách hiểu ấy gần nhau lại, thành một cách hiểu thông dụng. Cách hiểu thông dụng ấy được thể hiện ngắn gọn là "Quy hoạch có thể là động từ, có thể là danh từ, có nghĩa là hành động (động từ) hoặc kết quả (danh từ) bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn".̣  

Các khó khăn trở ngại khi làm Luật quy hoạch. 

-. Năng lực nói chung hiện nay, khó xây dựng được luật quy hoạch tốt có thể đáp ứng tình hình đất nước hiện tại.

- Quy hoạch nhân sự hay " hệ điều hành " mà chưa ổn thì dù Luật Quy hoạch có hay mấy cũng bị hạn chế nhiều, thậm chí bị biến tướng đi theo hướng phục vụ các nhóm lợi ích .

- Cán bộ trẻ và trung niên được học nhiều ở trong và ngoài nước, từ số đó, có những người phải nói là đã tỏ ra có năng lực và có khả năng đóng góp. Lãnh đao của VN lại ít thay đổi, hay đúng hơn, có thay đổi ở một số người nhưng vị trí chủ chốt họ không thể chiếm lĩnh được. Cho nên bộ máy của chúng ta vẫn vận hành như ta thấy.

- Những thực tế đó giải thích được tại sao chúng ta có nhiều cái trông rất vô lý, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thảo luận thì có người tán thành, có người không muốn thay đổi. Và nếu đã như vậy thì bất cứ một việc lớn nào cũng đòi hỏi nhiều thời gian để thực hiện, và khi thực hiện, kết quả thường không như ta mong muốn.

- Quy hoạch là một bộ môn khoa học tổng hợp, người làm quy hoạch phải tập trung được các nhà chuyên môn sâu để đạt được một mục tiêu nhất định. Một điều cần tránh đó là không thể gắn yếu tố chủ quan và yếu tố chính trị vào trong quy hoạch. Làm quy hoạch thực chất là giải hàm mục tiêu để đạt được hiệu ích cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật v.v... hay nói cách khác người làm quy hoạch phải giải bài toán quy hoạch tuyến tính, hay phi tuyến, nhưng ở Việt Nam việc xác định các quan hệ này trong nghiên cứu còn ít, thông thường là gắn yếu tố chủ quan và kinh nghiệm của mỗi người. Như vậy, hiện nay người làm quy hoạch không thể ai ai cũng làm được, mà phải quy về một đầu mối (chuyên ngành). Để giải hệ tuyến tính hay phi tuyến này là việc làm dễ dàng nhưng để xác định các mối quan hệ giữa các yếu tố thì ta lại không tập trung đầu tư.

-Vì đất nước còn đang nhiều biến động trong phát triển, Luật quy hoạch nếu “cứng nhắc” sẽ gây thêm nhiều ách tắc mới khó lường.

Nói về Luật quy hoạch thì các nước từ Mỹ và Pháp đến Canada rất giống nhau: đó là luật  mang tính hướng dẫn và có tính chiến lược lâu dài, không phụ thuộc vào nhiệm kỳ, không thể thay đổi theo nhiệm kỳ.  Trên nền tảng đó, các luật khác được xây dưng theo. Ở ta, tư duy của “kinh tế mệnh lệnh” vẫn đè nặng trong những người làm luật và quy hoạch.

Vẫn đi theo “vết xe đổ”

Đơn cử Bộ Nông nghiệp & PTNT mới đây đã họp về điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành cho thấy rằng vẫn duy trì tư duy cách làm cũ, vẫn quy hoạch diện tích, đầu con, sản lượng mà việc này quy hoạch không nên, không thể làm và nếu làm thì chỉ đưa nền kinh tế vào chỗ bế tắc. Bằng chứng là chúng ta đang hô hào giải cứu lợn, dưa hấu, thanh long vv...

Chính vì lẽ đó, ngay cả khi thảo luận thì nhiều người vẫn lấy tư duy sản xuất là thượng đế, lẽ ra bản chất của quy hoạch là phải chỉ ra những hướng lớn cho sự phát triển của cả nền kinh tế và từng ngành từ đó có chiến lược phân bổ tài nguyên cho hợp lý, còn cụ thể sẽ để cho thị trường điều tiết. 

Trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường, thực trạng quy hoạch tích hợp với biển cả, lưu vực sông là những vấn đề còn khác biệt nhau do cách thức khai thác kinh tế và thành quả nghiên cứu, trình độ ứng dụng KHCN, biến động công nghệ. Với biển thì phức tạp hơn, do biển khó kiểm soát tài nguyên môi trường cũng do trình độ, nhận thức, thành quả khoa học còn khá yếu, mờ nhạt nữa...

Nhưng sơ lược là quy hoạch tích hợp-quy hoạch mềm và động nhiều đối tượng cùng khai thác sử dụng sông biển, cần ưu tiên lợi thế thiên nhiên ban tặng, mà ưu tiên cái gì trước, cái gì khai thác sau, và không phân được không gian cố định chưa được làm rõ trong luật quy hoạch đấy là chưa nói đến vấn đề rất nan giải liên quan đến luật đất đai.

Một số bất cập trong dự thảo luật quy hoạch trình Quốc hội.

Dự thảo luật quy hoạch chưa nhấn mạnh góc độ qui hoạch và quản lý chiến lược của Luật quy hoạch vì đây là cuộc cách mạng của VN về quản lý đất nước, nhất là về cam kết của VN với Ngân hàng thế giới (WB) như trong báo cáo VN2035:

Việc áp dụng Luật quy hoạch sẽ thiết lập nên một hệ thống kiểm soát trách nhiệm giải trình (accountability system).

Xin lưu ý: Quá trình tiến dần đến một hệ thống kiểm soát trách nhiệm giải trình đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể.  Tôi vẫn chưa nhìn thấy cụ thể nào trừ những bước đi thông thường của việc quản lý thực hiện trong Chương V của Dự thảo (Xem Mục lục). Nói cách khác là việc thực hiện sẽ có thể không dẫn đến “a good accountability system” nếu không gắn liền vào việc kiểm soát trách nhiệm giải trình. 

Chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm về lãnh vực này của Mỹ khi họ "Quản lý thực hiện" luật Qui hoạch và Quản lý chiến lược đầu tiên của thế giới dưới tên Government Performance Results Act (GPRA).  

Một điểm khác biệt cơ bản giữa kinh nghiệm của Mỹ và Dự thảo Luật quy hoạch của Việt nam là công tác Quản lý thực hiện của ta chưa đưa yếu tố ngân sách vào. Lâu nay, quy hoạch được duyệt phần lớn cũng để mà “treo” chưa nói đến chất lượng quy hoạch, mà chung quy vì Nhà nước không có đủ tiền để thực hiện, bởi thế có ý kiến không đồng ý với từ “quy hoạch treo” vì bản thân quy hoạch ở nước ta đã là treo rồi!

Ngoài ra, tôi vẫn chưa thấy cụ thể các bước đi và tuần tự của việc cải thiện qui hoạch và việc phân chia trách nhiệm của các bước đi này vv...

Lời kết

Quy hoạch sai thì xã hội phải trả giá rất lớn, có khi phải mất hàng chục năm mới có thể khắc phục được. Trong khi các nghiên cứu kỹ thuật chuyên ngành nếu có sai thì cũng chỉ mang tính chất cục bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển không nhiều.

Luật quy hoạch là cần thiết. Dự thảo luật quy hoạch đã có bước tiến khá dài so với bản sơ khởi ban đầu nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục xem xét, điều chỉnh, đừng để luật ra đời chưa kịp có hiệu lực đã phải rà soát bổ sung hiệu chỉnh càng làm cho định hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của đất nước ta thêm rối rắm, tốn kém.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o