» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81266196

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Tản mạn về bách khoa toàn thư Việt Nam.[23/10/16]
Bách khoa toàn thư đang chịu sức ép cạnh tranh dữ dội trong thời đại Internet và toàn cầu hóa diễn ra sâu, rộng, nhanh như hiện nay. Trong khi có nhiều nhà lãnh đạo còn e sợ sự phát triển áp đảo của những cộng đồng trực tuyến khổng lồ thì thực tế đã cho thấy từ bách khoa toàn thư, máy bay phản lực

TẢN MẠN VỀ

BÁCH KHOA TOÀN THƯ

VIỆT NAM

 

Tô Văn Trường

Bách khoa toàn thư đang chịu sức ép cạnh tranh dữ dội trong thời đại Internet và toàn cầu hóa diễn ra sâu, rộng, nhanh như hiện nay. Trong khi có nhiều nhà lãnh đạo còn e sợ sự phát triển áp đảo của những cộng đồng trực tuyến khổng lồ thì thực tế đã cho thấy từ bách khoa toàn thư, máy bay phản lực, hệ điều hành và nhiều thứ khác đang được tạo dựng và liên tục được cập nhật, đổi mới, bởi nhiều tập thể và cá nhân với số lượng hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu.

Đầu tiên phải đặt câu hỏi là bách khoa toàn thư sẽ được sử dụng vào việc gì? Thế giới phẳng, lại biến chuyển hàng ngày, hàng giờ. Ngôn ngữ lại rất đa dạng. Chọn những gì để viết? Biên soạn mất ít nhất là 5 năm chưa nói đến chất lượng, mà liệu có bao nhiêu người sử dụng? Nên nhớ là tiếng Việt hiện không đủ để mô tả, giải thích được hết các khái niệm mà thế giới mới sáng tạo ra.

Thời đại ngày nay, làm bách khoa toàn thư theo kiểu cổ điển chắc chắn thất bại vì nó thực sự không thể cạnh tranh với hệ thống mạng thông tin toàn cầu luôn biến động và hoàn thiện không ngừng. Đi đôi với quá trình ấy thì nhận thức và ý thức của con người cùng thay đổi và thậm chí khái niệm cũng thay đổi, vì thế, dạng tài liệu kiểu "bách khoa toàn thư" cổ điển cũng không cần nữa.

Tuy nhiên, những người ủng hộ làm bách khoa toàn thư, sẽ lập luận  về phương diện căn cứ pháp lý để tranh luận thì một bộ bách khoa toàn thư in (kèm theo Version Digital) và được các chuyên gia có uy tín biên soạn vẫn có giá trị nhất định và đóng vai trò như phương án nền tảng hoặc khung để tham chiếu, gợi ý.

Bách khoa toàn thư trên thế giới

Bách khoa toàn thư tổng quát lớn nhất hiện nay trên thế giới là Encyclopedia Britannica của Anh đã được khởi đầu biên soạn cách từ năm 1768 và luôn được bổ túc cho đến ngày nay mà trong thành phần biên soạn có rất nhiều người được giải thưởng khoa học Nobel.

Có một ấn bản tiếng Pháp gọi là Encyclopédie Universelle. Từ điển Larousse, phần lịch sử, có từ Encyclopedie –nhưng không kèm từ Universelle và được gọi là Từ điển giải thích về khoa học, nghệ thuật và các ngành nghề, do Diderot chủ biên với sự cộng tác của 120 học giả, trong đó có Voltaire, Montesquieu, Rousseau…, được xuất bản thành 25 tập, trong đó 11 tập đầu ra mắt từ năm 1751. Canada cũng có một bản bách khoa toàn thư nhưng chỉ mới được làm từ năm 1980 bởi một nhà xuất bản tên là Mel Hurtig. Bản này cũng có gần 3000 trí thức đóng góp viết bài.

Còn các loại bách khoa loại chuyên khoa thì tùy trường hợp mỗi cái có tiểu sử riêng chẳng hạn như về Toán thì bách khoa đầu tiên trên thế giới là từ Nga là nước có nhiều nhà toán học nổi tiếng. Sau đó, thì các nước khác cũng dựa vào đó làm bước khởi đầu để thực hiện bản của mình chứ không ai bắt đầu từ số không. Bách khoa toàn thư về khoa học & công nghệ của Pháp lúc đầu cũng chỉ là bản dịch của nước Anh .

Các sách bách khoa toàn thư nổi tiếng đã có như của Anh, Pháp, Mỹ và  một số nước khác nữa cũng đang đi vào lịch sử hoặc phải biến thành sách điện tử, hầu như rất ít được sử dụng. Song điều quan trọng nhất là trong thời đại thông tin ngày nay chẳng có sách bách khoa toàn thư nào làm được chức năng vốn có của nó nữa. Khối lượng thông tin quá lớn và tự nhân lên hay phát triển mới hàng ngày. Người đọc cũng không thể nào mất thời giờ    sức lực đánh vật với những bộ sách vài chục tập và nặng đến cả hàng trăm kg! Nói cách khác, nguồn cung thông tin và tri thức bách khoa ngày nay hoàn toàn có thể khai thác trên mạng. Bất kể một đề tài, thậm chí một danh từ, bạn đều có thể tra trên Google và các sách điện tử, chỉ trong vòng vài giây có thể có ngay hàng triệu thông tin cho vấn đề bạn tìm hiểu. Vậy sách nào làm được?

Thách thức đối với bách khoa toàn thư trên thế giới là hiện tượng hay một xa lộ phát triển mới của kỷ nguyên Internet đã hình thành với tên gọi Wikinomics. Người ta, có thể tìm thấy nhiều thông tin liên quan rất bổ ích trong cuốn sách của Don Tapscott, Anthony D. Williams nhan đề Wikinomics.

Wikinomics là khái niệm mới phản ánh xu hướng bao trùm trong kỷ nguyên Internet đó là sự hình thành kiến thức, khái niệm, sản phẩm v.v...gắn liền với sự tham gia của nhiều cá nhân và cộng đồng bên ngoài các tổ chức chuyên môn theo cách truyền thống. Do vậy mà chi phí sản xuất giảm, chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt hơn người tiêu dùng trên thị trường.

Lúng túng về đối chiếu ngôn từ

Nội dung của bách khoa toàn thư phải khoa học, chính xác khi đối chiếu với các thuật ngữ nước ngoài cả về ý nghĩa và nội hàm. Khi sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt phải trong sáng, dễ hiểu.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là ở Châu Âu, người ta thường nhắc nhiều đến từ “PERESTROIKA” được dịch là “Cải tổ”. Thực chất, cần hiểu “PERE” là làm lại, “STROIKA” là xây dựng, nếu dịch đúng nghĩa là “Tái cấu trúc”  hay nói nôm na là xây dựng lại từ nền móng .

Nếu ai đã có dịp đi sang Nhật Bản, đi nhiều nơi từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc thì thấy các địa danh họ viết bằng chữ Hán song song với tiếng Nhật đã Latinh  hóa (chắc là cho người nước ngoài dễ đọc). Tiếng Nhật có nhiều từ đồng âm khác nghĩa (có thể nhiều hơn tiếng  Việt). Ví dụ Tokyo, họ viết chữ Hán là Đông Kinh, đến Kyoto, lại thấy họ viết là Kinh đô. Cùng "to", chỗ này là "đông", chỗ kia lại là "đô". Còn nhiều ví dụ khác  tương tự.

Việc một thứ tiếng dùng từ ngoại lai là chuyện thường, nhất là khi thế giới đã  "phẳng", tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng như ở ta. Hiện nay, báo chí (trừ các bài biện luận khoa học phải dùng thuật ngữ gốc tiếng nước ngoài cho chuẩn) có người dùng từ lai căng như "FAN hâm mộ". Cách dùng "tiếng bồi” như hiện nay là tự hạ thấp dân tộc. Người Việt mình, một số không nhỏ, có  cả trí thức đầu óc còn nặng phụ thuộc, nô lệ ngoại bang, bắt chước như khỉ!.

Ngay từ năm 2007, hai nhà nghiên cứu Trần Đức Nguyên và Việt Phương đã có bài viết bàn về “tiếng lai” nêu rõ phải nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt. Tình huống này đặt ra yêu cầu cấp bách phải Việt hoá các thuật ngữ đó bằng hai cách: thuật ngữ nào có thể dịch sát nghiã sang tiếng Việt thì chuyển sang tiếng Việt; thuật ngữ nào khó dịch sang tiếng Việt thì phiên âm sang tiếng Việt như trước đây đã thêm những từ xà phòng, cà phê, nhà ga, lốp xe vv…từ gốc tiếng Pháp vào từ vựng tiếng Việt. Những từ phải dùng nguyên tiếng nước ngoài cũng nên phiên âm sang tiếng Việt để thống nhất cách đọc, nhất là đối với tiếng Anh có các nguyên âm không chỉ phát âm theo một cách. Đối với từ viết tắt, cũng cần chú ý điều này. Ví dụ, từ WTO đang rất hay dùng, nhưng cách đọc không giống nhau, người thì đọc là “Vê kép Tê Ô”, người đọc “Vê đúp Tê Ô”, người đọc “Đơ-bliu Ti Âu”.

Nói tiếng lai tỏ ra ta biết ngoại ngữ nhưng lại bộc lộ là mình kém tiếng Việt; tuy có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng không hẳn có lợi cho việc học ngoại ngữ vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc ngoại ngữ. Chứng minh cho điều đó là những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dịch đuợc sang tiếng Việt.

Theo tôi nghĩ, khi phải dùng khái niệm mới du nhập vào tiếng Việt thì có 2 cách : Cứ dùng từ của nước ngoài (nếu thuân tiện) như TIVI, Nếu muốn Việt hóa (khi thuận tiện hơn) thì thường phải mượn từ Hán-Việt, nhưng phải đúng (như Vi Tính thì vi là  Hán-Việt, còn tính lại là thuần Việt, nhiều người nghe quen tai rồi, có lẽ chẳng cần sửa). Máy tính mà ta quen dùng,  người Trung Quốc viết là "điện não cơ", thì không nên bắt chước họ. Vì vậy, chỉ riêng sử dụng Hán-Việt (không phải Hoa Ngữ, Trung văn hiện đại) thì nên chọn  những từ phù hợp cũng không phải dễ.

Nói về sự biến báo của ngôn từ Việt Nam, tôi được vị đàn Anh kể lại câu chuyện vui cách đây hơn nửa thế kỷ, cái thời Việt Minh và những anh chàng Vệ Quốc Đoàn, cái thời mà lính tráng chưa có hàm và cả từ thủ trưởng nên thường gọi bằng các đồng chí chỉ huy ("báo cáo chỉ huy"). Hồi đó, có một đồng chí cán bộ đại đoàn (bây giờ gọi là sư đoàn) về huấn thị cho chiến sỹ trong đơn vị. Khi nghe giảng xong, một chàng "Vệ túm" (lính Vệ Quốc Đoàn khi hành quân hay lâm trận, để ống quần khỏi vướng víu bao giờ cũng dùng lạt cột "túm" gấu quần lại) bèn giơ tay xin hỏi : “Báo cáo chỉ huy, tại sao lại gọi là thuốc nổ TNT” ? Đồng chí chỉ huy quýnh quáng lên và ứng khẩu : "Thế mà cũng hỏi, TNT là viết tắt của chữ Thuốc Nổ Tốt - chứ còn gì !". Một anh chàng khác lại hỏi : “Tình quân dân như cá với nước, đúng là cá không có nước thì ... nghẻo ; nhưng, nếu nước không có cá thì sao ạ ?". Đồng chí chỉ huy loay hoay rồi trả lời : "thì, thì ... nước ... buồn, chứ còn gì nữa !"

Thách thức về làm bách khoa toàn thư ở Việt Nam

Câu chuyện làm sách bách khoa toàn thư dưới dạng “encyclopedia” ở nước ta có tuổi thọ khoảng 4 thập kỷ nay rồi gồm 4 tập với 4 vạn mục từ.

Cách đây khoảng 15 năm từ điển bách khoa toàn thư Việt nam đã được cập nhật nhưng thất bại thảm hại, vì rởm từ quan niệm, tổ chức, cách thực hiện, và trên hết cả là trí tuệ "copy" cộng với việc “ăn xổi ở thì”! Sản phẩm cuối cùng là một bộ sách lỗ mỗ về nội dung và các cuộc tranh luận về sự lèm nhèm tài chính! Nhân dân thì mất toi tiền thuế của mình vì việc làm này!

Có nhà nghiên cứu nói với tôi hoàn toàn không biết gì về dự án bauxite và công nghiệp sản xuất nhôm, song nhờ internet và một chút kiến thức về kinh tế, chính trị, kinh nghiệm sống…cũng  đã viết được một loạt bài phản biện có lý, có lẽ, so sánh việc sản xuất nhôm hầu như ở các thị trường quan trọng nhất trên thế giới. Chắc chắn chẳng cần bộ bách khoa toàn thư nào có thể giúp nhà nghiên cứu nói trên làm được việc này.

Lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi

Trong nội dung bách khoa tòan thư có chủ đề nói về nông nghiệp & thủy lợi. Nông nghiệp là sinh học, thủy lợi hoàn toàn khác, vì sao lại gộp chung? Đó là chưa kể, nghe nói Lâm nghiệp lại nằm ở cuốn khác.

Nông nghiệp và thủy lợi là hai lĩnh vực vô cùng quan trong đối với nước ta, nhất là trong những diễn biến rất nhanh của biến đổi khí hậu, kinh tế, chính trị quốc gía - khu vực, liên khu vực. Câu chuyện lớn và khó đến mức ngay cả người trong cuộc đã không biết bao nhiêu lần tự hỏi mình sờ vào điểm nào là điểm đầu tiên bây giờ!?

Có lẽ cứ để cho những cơ quan chức năng và các viện hiện có làm các công việc họ đang làm. Nước ta đang thiếu những chiến lược đúng và khả thi cho 2 vấn đề lớn này, vì chính trị bị “lợi ích nhóm” chi phối và  “tư duy nhiệm kỳ” phá nát tất cả. Chúng ta cùng thử nghĩ xem có cách nào để tìm nguồn lực, kể cả từ bên ngoài, tổ chức nghiên cứu hai vấn đề này một cách độc lập, có bài bản rồi mở ra tranh luận trong cả nước, mời các chuyên gia quốc tế tham gia, để tìm ra được con đường phải đi cho 2 vấn đề sống còn này của nước ta. Không thể ăn xổi ở thì mãi như thế này nữa.

Thay cho lời kết

Thực chất, các nhà ngôn ngữ và khoa học ở Việt nam khi phải dùng từ chuyên môn nào đều qua wiki mở hoặc các bách khoa toàn thư của nước ngoài.

Xin nhấn mạnh lại: Bách khoa toàn thư, một tài liệu tổng hợp về tri thức xã hội và muôn mặt hoạt động của con người. Khoảng 3 thập niên trước khi chưa có mạng Internet thì bách khoa toàn thư luôn là người bạn đồng hành với nhiều người. Từ khi có Internet thì mọi thứ đã thay đổi; thay cho bách khoa toàn thư là hàng loạt các trang mạng tra cứu mở, được cập nhật và bổ sung thường xuyên về tất cả những vấn đề thuộc về con người đều được đề cập tới với khối lượng khổng lồ vượt qua tất cả các bách khoa toàn thư đã có.

Tương tự như câu chuyện các nhà khoa học đang viết lại sử Việt Nam. Nếu chỉ dựa trên ý thức hệ, liệu cuốn sử này khi ra đời có phản ánh được tính khách quan, trung thực và khoa học để đi vào lòng dân tộc?.

Theo tôi hiểu, căn cứ Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 28/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 238/QĐ-TTg ngày 15/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, công việc soạn thảo đã bắt đầu chuyển động.

Vậy, xin có câu hỏi được đặt ra là bộ bách khoa toàn thư lần này phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào? để sản phẩm làm ra thực sự hữu ích, kể cả việc sử dụng tiền thuế của dân một cách thiết thực nhất, là vấn đề không hề đơn giản đối với vai trò và trách nhiệm của những người trong cuộc.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o