» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81270291

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Động đất tại Sông Tranh 2 - 4 nghi vấn cần làm rõ.[03/10/12]
Sau khi Thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra sự cố nước chảy ở thân đập chính, TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ &Quản lý (TPHCM) đã đến và chỉ ra 4 nghi vấn, dù chủ đầu tư khẳng định là đã an toàn sau khi khắc phục.

Động đất tại Sông Tranh 2 - 4 nghi vấn cần làm rõ

TS. Nguyễn Bách Phúc

 

Sau khi Thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra sự cố nước chảy ở thân đập chính, TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ &Quản lý (TPHCM) đã đến và  chỉ ra 4 nghi vấn, dù  chủ đầu tư khẳng định là đã an toàn sau khi khắc phục.

Dưới đây là cuộc trao đổi của TS Nguyễn Bách Phúc với Báo Lao Động vào chiều qua 26/9 về những vấn đề mà dư luận đang quan tâm.

<?> Thưa tiến sĩ, “hiện tượng Sông Tranh” thu hút các nhà khoa học và đã có những ý kiến trái chiều, khiến người dân Bắc Trà My... không biết đâu là đúng. 
Hiện  dư luận có các luồng ý kiến:
1- Thủy điện Sông Tranh 2 đã được thiết kế và xây dựng trên địa điểm có nhiều mảng đứt gãy địa chất, nguy cơ động đất sẽ thường xuyên đe dọa con đập và hồ chứa, hậu quả tai hại khôn lường.

2- Thủy điện Sông Tranh 2 đã được xây dựng với chất lượng rất thấp, mới vận hành  chưa đầy một năm đã xuất hiện những sự cố hết sức trầm trọng (mặc dù vẫn được Cơ quan Giám định chất lượng Nhà nước đánh giá là tốt), và trầm trọng hơn là vừa qua mới chỉ được sửa chữa qua quýt, mà vẫn được Cơ quan Giám định chất lượng Nhà nước công nhận là đã đảm bảo, từ đó dẫn đến nỗi lo lắng rằng nguy cơ vỡ đập là rất lớn dù chỉ có những trận động đất kích thích nhỏ.

3- Gần đây, thực tế đã lại liên tục xảy ra động đất, ngày càng mạnh, khiến người dân rơi vào tình cảnh bất an, hoang mang. Thế nhưng, một đoàn các nhà khoa học, cùng với chủ đầu tư, với tay không, là “người trần mắt thịt”, đi khảo sát mấy ngày trên mặt đất ở vùng Bắc Trà My, lại đã hùng hồn tuyên bố rằng động đất không có gì nguy hiểm, Đập vẫn an toàn và đủ điều kiện để tích nước trở lại. Dư luận buộc phải đặt câu hỏi đâu là sự thật về khả năng an toàn của con đập.

4- Một câu hỏi hết sức bức xúc của dư luận, ai là người chịu trách nhiệm nếu con đập bị vỡ? trách nhiệm đến đâu và pháp luật sẽ xử lý thế nào?

Đánh giá về động đất ở Bắc Trà My, quan điểm của tôi là phải có cái nhìn khoa học về sự kiện, không thể nhận định theo kiểu “thầy bói sờ chân voi”. Tôi không chuyên ngành về động đất nên không thể bàn sâu về các khía cạnh kỹ thuật của vấn đề, chỉ có thể có vài ý kiến có màu sắc phương pháp luận khoa học mà thôi.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thị sát việc khắc phục sự cố rò rỉ nước trong đường hầm đập thủy điện Sông Tranh 2

 

<?> Vậy quan điểm của tiến sĩ như thế nào, thưa ông?

Về luồng ý kiến thứ nhất: Cần thiết phải kiểm tra lại toàn bộ phần tính toán thiết kế của Công trình Thủy điện 
Sông Tranh 2, bao gồm Dự án đầu tư, Thiết kế kĩ thuật, Thiết kế thi công, trong đó có tính đến điều kiện địa chất sở tại không?, có tính đến các đứt gãy địa chất của vùng Bắc Trà My không? Nếu từ đầu đã quan tâm tính toán đến vấn đề này, thì còn cần phải  kiểm tra lại tất cả các tính toán ban đầu có đúng và chính xác không.

Nếu kết quả kiểm tra cho thấy: Từ đầu đã quan tâm đến điều kiện địa chất và mọi tính toán  đều đúng đắn và chính xác (và thi công hoàn toàn đúng theo thiết kế), thì hoàn toàn có thề yên tâm rằng Thủy điện Sông Tranh 2 sẽ không bị vỡ, dù có bao nhiêu động đất kích thích, mọi người khỏi phải lo lắng gì cả.

Còn nếu kết quả kiểm tra là ngược lại, thì phải có biện pháp xử lí ngay, kể cả biện pháp từ bỏ đập và hồ thủy điện này.

Về  luồng ý kiến thứ hai: Nếu mối lo lắng thứ nhất được giải tỏa, cần thiết phải kiểm tra nghiêm túc, để xác định chính xác những sai phạm trong thi công xây dựng đập, những sai phạm trong xử lí sự cố vừa qua, từ đó xác định chính xác phương pháp sửa chữa đập và tiến hành sửa chữa nghiêm túc.

Nếu làm được điều này thì mọi người yên tâm, không sợ gì các đợt động đất kích thích, kể cả những trận động đất chưa vượt quá cấp độ cho phép theo thiết kế.

Còn nếu kết quả kiểm tra và kết quả sửa chữa là ngược lại, thì đập Sông Tranh 2 chắc chắn sẽ vỡ, dù có động đất hay không, dù động đất lớn hay nhỏ.

Về  luồng ý kiến thứ ba: Theo tôi, việc đoàn các nhà khoa học, cùng với chủ đầu tư đi khảo sát vài  ngày rồi đưa ra kết luận. Tôi xin nói thẳng  rằng họ không có khả năng đưa ra kết luận, và nhất là họ không có thẩm quyền đưa ra kết luận về an toàn của con đập.

<?> Xin được ngắt lời TS - tại sao họ lại đưa ra kết luận?

Theo các Nghị định của Chính phủ thì chức năng nhiệm vụ đó thuộc về cơ quan giám định chất lượng các công trình xây dựng của Nhà nước. Tiếc thay, Cục Giám định chất lượng nhà nước vẫn cho rằng: Đập thủy điện Sông Tranh 2 an toàn, bất chấp dư luận đã vạch ra những sai sót động trời, những nguy cơ hiển nhiên.

<?> Phải chăng đó là một cái cớ để họ cứ khăng khăng rằng đập an toàn và còn đề nghị cho tích nước?

Trong lúc chưa có những khảo sát và tính toán khoa học để đánh giá nghiêm túc, chính xác về động đất ở Bắc Trà My, xin đừng vội nói đến hai chữ “an toàn” hoặc đưa ra lời khuyên “dân hãy yên tâm sống”.

Chính phủ đã quyết định chưa cho tích nước trở lại vào con đập. Đó là một quyết định sáng suốt. Tôi tin Chính phủ cũng hiểu rằng đập không an toàn, nên mới có quyết định sáng suốt như vậy.

<?> Xin trở lại với “dòng thời sự”, đó luồng ý kiến thứ tư?

Câu hỏi ấy có thể trả lời như sau: Không có ai chịu trách nhiệm cả! Không có ai bị xử lý cả! Nghĩa là nếu đập vỡ thì chỉ có dân Quảng Nam với hàng vạn người hứng chịu. Còn chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền “liên đới” chẳng ai bị quy trách nhiệm,  đều hoàn toàn  vô can, vì không có điều luật nào chế tài.

Có lẽ cũng vì thế mà tất cả các quan chức  liên quan đều “sang sảng" tuyên bố là đập an toàn, không một chút do dự nào.

Cũng vì thế mà chúng tôi cho rằng Quốc hội phải nhanh chóng thông qua Luật về đảm bảo an toàn cho các công trình công cộng. Chúng tôi đang chuẩn bị kiến nghị gửi Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

 

LINH TRẦN

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o