» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81268335

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nhân sự hình thức – Nỗi lo “Hôn nhân cận huyết”![07/10/10]
Trong bài viết “Ý Dân-lòng Dân” đăng trên báo Thanh Niên ngày 2/10/2010 trong mục “Góp ý các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI” tôi đã phân tích dù có viết góp ý hay đến mấy cũng thế thôi khi mà cốt lõi của vấn đề là người ta viết văn kiện vẫn theo lối tư duy, thói quen xưa nay là “ý Đảng, lòng Dân” vừa không chuẩn, vừa quá cảm tính. Thực ra, phải đặt ngược lại: Nguyện vọng của nhân dân phải trở thành ý chí của Đảng.

NHÂN SỰ HÌNH THỨC - NỖI LO 'HÔN NHÂN CẬN HUYẾT'!

Tô Văn Trường

Trong bài viết “Ý Dân-lòng Dân” đăng trên báo Thanh Niên ngày 2/10/2010 trong mục “Góp ý các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI” tôi đã phân tích dù có viết góp ý hay đến mấy cũng thế thôi khi mà cốt lõi của vấn đề là người ta viết văn kiện vẫn theo lối tư duy, thói quen xưa nay là  “ý Đảng, lòng Dân” vừa không chuẩn, vừa quá cảm tính. Thực ra,  phải đặt ngược lại: Nguyện vọng của nhân dân phải trở thành ý chí của Đảng.  Ý là nói về lý trí, lý tính, duy lý có tính chất rất quan trọng, mang tính trí tuệ, thể hiện trong tư duy, định hướng, tầm nhìn, phương pháp luận, giải pháp v.v… Lòng có thể hiểu là thể hiện tình cảm, mong muốn. Chỉ khi nào viết văn kiện phù hợp với thực tế đúng đắn, sáng tạo, phong phú, sâu sắc được xây dựng trên quan điểm “ý Dân, lòng Dân” thì mới có giá trị đi vào cuộc sống. Ngày xưa, Tư Mã Thiên có nói đại ý như sau: “Người phụ nữ làm đẹp vì người mình yêu, còn kẻ sỹ dốc sức vì tri kỷ.” Ngày nay, suy rộng ra, nếu Đảng với Dân là tri kỷ thì Đảng phải nghe Dân và Dân sẽ dốc lòng vì Đảng.

Một trong những vấn đề quan trọng, cốt tử liên quan đến sự ổn định và phát triển của đất  nước là việc lựa chọn nhân sự thì Đảng lại không hỏi Dân!? Nguyên Phó Thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, một vị tướng đáng kính của nước nhà cũng bày tỏ quan điểm lựa chọn người lãnh đạo, rất hay, rất đẹp nhưng xin thưa rất khó thực hiện. Trong cơ chế hiện nay, và văn hóa của người Việt, đòi hỏi người đương chức, đương quyền tự đổi mới mình là việc rất khó.  Suy cho cùng cái "thói quen" (như Lenin nói) và tư duy nhiệm kỳ vẫn còn hằn sâu trong nếp nghĩ của không ít người có thẩm quyền. Muốn có giống nòi tốt, những hạt nhân để quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì phải đổi mới cơ chế bầu cử, cơ chế nhân sự, có tranh cử thực sự, hay nói theo cách khác là phải từ bỏ một tập tục "lấy nhau" trong đảng, giống như tập tục lấy nhau giữa những người cùng huyết thống. Cách làm cán bộ lãnh đạo cũ chọn hay chỉ định cán bộ mới ra để bầu cử, không phải tranh cử, tức là chọn những người giống mình, cùng suy nghĩ như mình, tệ hơn là sẵn sàng "hẩu" với mình. Cách chọn người lãnh đạo như thế thì dù có để mọi người bầu hay đại biểu bầu cũng thế thôi bởi vì sẽ không thể loại được cái gọi là sự xuống cấp của gene. Do chọn lựa trong nhóm quá nhỏ bé, và nếu phải gene tồi thì cái xã hội nhỏ bé đó sẽ lập lại cái gene tồi đó ở mức cao hơn và rộng hơn. Ở một xã hội rộng lớn hơn thì gene mạnh sẽ đánh bật gene yếu theo thuyết Darwin.  một tập thể ngày càng teo lại thì làm gì có gene mạnh để được tuyển chọn.

Người bạn làm nghề bác sỹ giải thích cho tôi về “hôn nhân cận huyết”những người có bà con, họ hàng gần kết hôn với nhau . Y học đã chứng minh rõ ràng rằng những cuộc hôn nhân cận huyết như thế này sẽ cho ra đời những đứa con dị dạng hoặc có những bệnh di truyền như: loạn sắc, mù màu, bạch tạng, da vảy cá….Người ta cũng ghi nhận ở những nhóm thổ dân, người thiểu số vì thường không có nhiều cơ hội để giao tiếp rộng, nên ít khi được kết hôn rộng rãi mà chỉ quanh quẩn “cưới” nhau trong cộng đồng bó hẹp của mình và việc hôn nhân cận huyết cũng đã xảy ra. Thống kê y học cho thấy ở những nhóm người này tỷ lệ mắc bệnh di truyền, bẩm sinh rất cao.

Vì sao hôn nhân cận huyết dễ gây bệnh di truyền bẩm sinh? Câu trả lời đơn giản: con người có khoảng 500 đến 600 nghìn gene, các gene lặn tuy chưa gây bệnh, nhưng vẫn tồn tại, được di truyền từ đời này sang đời khác và hôn nhân cận huyết là cơ hội để các gene lặn bệnh lý này tổ hợp lại và gây bệnh. Một minh chứng rõ ràng và kinh điển về tác hại của hôn nhân cận huyết là sự diệt vong của vương triều dòng họ Habsburg. Dòng họ này cai trị nhiều thế kỷ một vùng đất rộng lớn ở châu Âu, bao gồm vùng Bohemia, Áo, Hungary và Tây Ban Nha. Do sợ quyền lực của mình rơi vào tay các dòng họ khác; triều đại Habsburg ra quy định các thành viên trong hoàng gia chỉ được kết hôn với người trong họ với nhau, hôn nhân cận huyết. Than ôi, cũng chính kiểu hôn nhân cận huyết này, để lại hậu quả khốc liệt về sau; đến đời cuối cùng của dòng họ này, vua Charles Đệ nhị, chính là đỉnh điểm hậu quả của kiểu hôn nhân tai hại này. Vua Charles Đệ nhị thấp bé, ốm yếu, còi cọc và mắc nhiều bệnh tật: đến 4 tuổi mới biết nói, đến 8 tuổi mới biết đi, nhà vua không thể có con cái, đau ốm liên miên và chết khi mới có 39 tuổi. Thống kê cho thấy trong khi tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh của Tây Ban Nha thời đó là hơn 80% thì dòng họ “vua chúa” Habsburg này chỉ đạt 60% và một nửa số trẻ sinh ra sẽ chết trước 10 tuổi.

Trong cuốn sách “Trăm năm cô đơn” của mình, nhà văn nổi tiếng người Colombia Gabriel Garcia Marquez đã “hư cấu” rất khoa học hậu quả của hôn nhân “cận huyết”. Dòng họ Accadio đã “loạn luân” với nhau, những đứa trẻ ra đời càng về sau càng suy thoái đến độ bị “mọc đuôi” như loài heo lợn.  Hiện nay, ở nước ta, trong cộng đồng một số nhóm sắc tộc thiểu số cả phía Bắc, phía tây Quảng Bình và trên Tây Nguyên vẫn còn nhiều nhóm sắc tộc thiểu số: Rục (sắc tộc Chứt), Dao, Lô Lô, Khơ Mú, Xinh Mun, Pu Péo, Cờ Lao, La Hủ, Si La… vẫn tồn tại hiện tượng hôn nhân cận huyết. Trong một số nhóm thiểu số này lại có thêm 2 hủ tục nguy hại là “nối nòi” và “tảo hôn”. Nối nòi tức là khi người vợ hoặc người chồng bị chết, gia đình và dòng họ người bị chết phải có nhiệm vụ tìm người để thay thế. Theo hủ tục nối nòi này, người vợ có quyền lấy anh, em, chú, bác, cậu ..khi chồng mất và ngược lại chồng có quyền lấy cô, dì, bác, chị, em…khi vợ mất.

Suy luận ra thực tế, trong xây dựng, người ta nhận thấy đống đá sỏi có cùng kích cỡ bao giờ cũng chiếm nhiều thể tích, nhiều khe hở và có nhiều khoảng trống nhất. Thiết nghĩ rằng một xã hội với vô số những đề án, đường lối, chính sách do một nhóm người tự đưa ra và tự chấp nhận, tự cổ vũ, tự khen ngợi kiểu “cận huyết” như thế, thì chắc chắn sẽ mắc nhiều lỗi và có nhiều sai lầm. Các cụ ngày xưa rất có lý khi đã răn dạy: Có kẻ thù thông minh hơn là có bạn ngu dốt”. Mà với một đất nước, một dân tộc thì đường lối, chính sách là bậc vĩ mô, “sai một ly sẽ đi cả dặm” do đó, các cấp lãnh đạo, giới chức sắc cần nghiêm túc và thật lòng khi thăm dò ý dân, hòa nhã nghiêm túc  khi nghe dân phản biện.    

Nhà thơ Việt Phương, một  trong những vị trưởng thượng của nước nhà, tâm sự với người viết bài này để  thực hiện “ý Dân-lòng Dân” trong công tác nhân sự, cách đơn giản nhất là tổ chức bầu cử các cơ quan và chức danh nhà nước trước ở tất cả các cấp: Ở cấp Trung ương thì bầu Quốc Hội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Chánh án toà án tối cao, sau đó mới họp Đại hội Đảng bầu Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, bầu Tồng bí thư. Sự tín nhiệm và kết quả bầu cử của dân là căn cứ rất vững chắc cho Đảng bầu cử các cơ quan và người lãnh đạo của Đảng. Thực tế, trong bối cảnh nguồn nhân sự và cách bầu cử đang tiến hành trong cơ chế hiện nay, chúng ta không thể tìm được vĩ nhân, lãnh tụ như Hồ Chủ Tịch, hay những người học trò xuất sắc của Bác thời xưa, có tư duy chính trị, văn hóa, năng lực, phẩm chất  trí tuệ, luôn đấu tranh, biết hy sinh vì nền độc lập và quyền lợi cho dân tộc, cho đất nước.

Theo thiển nghĩ của tôi, cách làm công tác nhân sự hiện nay của Đảng vẫn là “Ý Đảng-lòng Dân” không phải “Ý Dân-lòng Dân”, do đó, càng cần có thể chế xã hội phải làm sao để tự nó vận hành trong khuôn khổ pháp luật, có cơ chế phân bổ quyền lực, kiểm tra, kiểm soát hữu hiệu để những người được bầu vào cương vị lãnh đạo nhà nước ở trung ương cũng như địa phương luôn biết tự vấn, nhìn lại mình, hiểu được rõ năng lực và uy tín của mình đối với xã hội,  và khi họ có làm sai cũng hạn chế tối đa mức độ gây thiệt hại cho xã hội. 

Đất nước ta, từ xưa đến nay, lúc nào cũng nhiều người tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà nguồn hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có, tri thức sẽ nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức lãnh đạo biết khơi dạy, hòa đồng cùng với nhân dân xả thân vì nghiệp lớn. Hồ Chí Minh đã dạy :  Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý”. Người đã làm công tác cán bộ trên cơ sở dựa vào thành ý và minh tâm của dân để tuyển chọn và sử dụng người tài, chứ không cho rằng công tác tổ chức là chỉ thuộc về Đảng, làm trong nội bộ Đảng rồi đưa ra thuyết phục, thường là áp đặt, để dân chấp nhận. 

Thế hệ ngày nay, chắc nhiều người biết Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, ông  ghi  nhận về trí thức “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì  nước yếu và ngày càng xuống cấp.”  Theo tôi hiểu, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, đấy chính là khát vọng của cả dân tộc, sức sống của mỗi quốc gia. Hy vọng đến Đại hội Đảng XII, công tác nhân sự sẽ thực sự  là “ý Dân-lòng Dân”! Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o