» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81269488

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Cần đánh giá khách quan và khoa học việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng lưu sông MEKONG.[04/10/10]
Qua nghiên cứu các tài liệu của Ủỷ hội sông Mekong (MRC), cho ta thấy việc xây dựng các đập thuỷ điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong đã được xem xét trong kịch bản phát triển lưu vực (BDP) trong giai đoạn 2010-2030. Trong đó, có xem xét khả năng phát triển 11 đập dòng chính hạ lưu Mekong, hoặc 6 đập dòng chính đoạn thượng Lào

CẦN ĐÁNH GIÁ KHÁCH QUAN VÀ KHOA HỌC

VIỆC XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

Ở THƯỢNG LƯU SÔNG MEKONG

TS. Tô Văn Trường

Ngày 27/9 vừa qua, trên báo điện tử Bee.net.vn đăng bài phỏng vấn ông Lưu Đức Hải – Chủ nhiệm khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, bày tỏ quan điểm về đề nghị hoãn xây dựng 11 con đập thuỷ điện trên sông Mekong  của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) là rất đúng. Để rộng đường dư luận, vncold.vn  đăng tải bài bình luận  dưới đây của TS. Tô Văn Trường chuyên gia tư vấn độc lập về tài nguyên nước và môi trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước KC08/06-10 của Bộ KHCN.

Bản Cưởm (Hạ Lào), một trong những nơi dự định xây đập trên dòng chính Mekong

 

Nhìn chung, ý kiến của WWF và quan điểm của Ông Lưu Đức Hải dễ được sự đồng tình của dư luận nhất là những nước ở hạ lưu như Việt Nam và Campuchia thường cho chịu ảnh hưởng bất lợi nhiều nhất của các nhà máy thủy điện ở thượng lưu sông Mekong như mất phù sa, giảm thủy sản, gây bất ổn dòng chảy tự nhiên vv…Để có sức thuyết phục, tránh quan điểm cho rằng các ý kiến phản đối chỉ là phỏng đoán theo phong trào, chúng ta cần có cách nhìn tổng thể và đưa ra các luận cứ được dựa trên các nghiên cứu khách quan và khoa  học.

Trong bài phỏng vấn nói trên có sự nhầm lẫn giữa lưu lượng và tổng lượng dòng chảy, đặc biệt đưa ra thông tin Trung Quốc dự kiến sẽ xây dựng hơn 200 đập, trong đó có 20 con đập đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng là không chuẩn xác. Thưc tế quy hoạch thuỷ điện trên sông Lan Thương ( tên sông Mekong thuộc lãnh thổ Trung Quốc) chỉ có 8 đập trong đó đã đưa vào sử dụng 3 đập là Mã Loan, Đại Triệu Sơn và Cảnh Hồng và đang trong giai đoạn hoàn thành đập thủy điện Tiểu Loan. Điều chúng ta quan tâm là Trung Quốc cần phải công bố cụ thể về quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện trên sông Lan Thương và không được chuyển nước ra ngoài lưu vực.

Theo lý thuyết về thủy điện trên sông Mekong, đầu mùa mưa người ta sẽ tích nước và xả khi hồ đầy hoặc đầu và giữa mùa khô. Vì thế, về cơ bản đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ không có lũ, đó là điều bất lợi vì người dân vẫn mong có “mùa nước nổi” để lấy phù sa, đánh bắt thủy sản và vệ sinh đồng ruộng. Trong trường hợp lũ lớn, khi đầy hồ người ta sẽ xả. Rất may mắn cho nhân dân Campuchia và Việt Nam có Biển Hồ như hồ điều tiết tự nhiên rất hữu hiệu. Về mùa khô, nguyên tắc là các hồ thượng lưu sẽ xả, tuy nhiên sẽ bị các nước như Thái Lan, Lào và Campuchia sẽ tận dụng để phát triển nông nghiệp.

Qua nghiên cứu các tài liệu của Ủỷ hội sông Mekong (MRC), cho ta thấy việc xây dựng các đập thuỷ điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong  đã được xem xét trong kịch bản phát triển lưu vực (BDP) trong giai đoạn 2010-2030. Trong đó, có xem xét khả năng phát triển 11 đập dòng chính hạ lưu Mekong, hoặc 6 đập dòng chính đoạn thượng Lào. Theo nghiên cứu của BDP công bố việc phát triển 25 hồ đập dòng chính Mekong với tổng dung tích 13,4 tỷ m3 (10% tổng lượng dòng chảy năm) làm gia tăng dòng chảy mùa kiệt 19% và giảm dòng chảy mùa lũ khoảng 6%. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của BDP chưa xem xét các tình huống vận hành cực đoan vào các năm khô kiệt, các hồ tích mà không xả nước, vận hành bất thường không xả một số ngày trong mùa khô khi nhà máy điện sửa chữa và xem xét việc hồ chứa làm chuyển dịch mùa lũ và kiệt vv…Quan điểm chung của các chuyên gia môi trường đánh giá đập thủy điện là có tác động tiêu cực đối với dòng chảy hạ lưu (châu thổ Mekong, biển hồ), ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Chúng ta đều rõ khi con người tác động vào tự nhiên như xây dựng nhà máy thủy điện bao giờ cũng có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Nhiệm vụ đặt ra cho những người làm quy hoạch và thiết kế công trình phải chứng minh được cái lợi mang lại là lớn nhất và cái hại là ít nhất.

Các công trình hồ chứa, khi không có sự chuyển nước ra khỏi lưu vực của nó (kể cả việc tưới) thì thông thường, dòng chảy trung bình về mùa khô ở hạ lưu công trình được tăng lên, dòng chảy lũ bị cắt giảm. Số liệu thực đo từ 1924 đến 2008 tại trạm Kratie cho thấy tổng lượng mùa kiệt (từ tháng XII-V) có xu hướng tăng theo dạng của phương trình hồi quy (y=24.41x+19005); tổng lượng lũ (từ tháng VI-XI) có xu hướng giảm (y = -302.56 x + 153119). Lưu lượng nhỏ nhất năm tại Kratie cũng có xu hướng tăng theo dạng  y = 4.80 x + 1857.8; còn lưu lượng lớn nhất tại Kratie năm lại giảm theo dạng y = -103.4x + 43343. Điều này, được lý giải nhờ có hệ thống công trình hồ chứa trên lưu vực sông. Các lưu vực sông ở Việt Nam như Đồng Nai, các sông ven biển cũng có xu hướng tương tự. Tuy nhiên, xin lưu ý các tính toán nói trên chỉ có tính trung bình. Trong các trường hợp cực đoan, khi không mưa, dòng chảy đến nhỏ, nhà máy thủy điện không đủ nước để phát điện, các hồ chứa phải đóng cửa để trữ nước sẽ gây ra tác hại một khoảng thời gian nhất định đến dòng chảy ở phía hạ lưu sông Mekong. Ví dụ thực tế gần đây nhất, là ngày 29/09/2010 trên VTV1 đưa tin hồ Trị An phải đóng cửa vì không có nước, chỉ phát một ít giờ vào lúc cao điểm.

Thủy điện có lợi thế là dễ điều chỉnh nên thông thường dùng để phủ tải đỉnh.  Tình trạng không xả nước trong nhiều giờ trong ngày, sẽ dẫn đến tình trạng mặn sẽ xâm nhập sâu hơn uy hiếp các nhà máy cấp nước. Hiện tượng này chắc chắn sẽ tượng tự như ở trên lưu vực sông Mekong. Khi số lượng hồ chứa ít, tác động của nó không lớn, nhưng nếu có nhiều hồ chứa lớn mà tình trạng không mưa trong thời gian dài, tác động của hiện tượng đóng cửa nhà máy tích nước để phát điện trong thời gian nhu cầu điện cao là điều chắc chắn ảnh hưởng xấu đến hạ lưu.

Về vấn đề bồi lắng, phù sa thực sự rất phức tạp, không dễ nghiên cứu kể cả về mặt lý thuyết và thực tế. Ngày nay, các nhà khoa học đã làm chủ được công nghệ các mô hình toán về thủy văn, thủy lực, cân bằng nước nhưng vấn đề nghiên cứu về bùn cát, bồi lắng chưa có một mô hình nào thực sự hữu hiệu để  mô phỏng sự bồi lắng, di chuyển bùn cát cho đúng với thực tế. Về mặt thực tế, số liệu đo đạc về bùn cát, bồi lắng cũng không được đầy đủ như số liệu về các yếu tố khí tượng, về mưa, dòng chảy, mực nước. Trước đây, trên lưu vực sông Mekong hoạt động phát triển nông nghiệp chưa phát triển nhiều, rừng còn dày và lớp phủ tốt, việc xói mòn ít, phù sa  về hạ lưu có mức độ. Ngày nay, các hoạt động phát triển nông nghiệp nhiều (cày xới nhiều), rừng phá đi  để dành cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, các lớp thực bì ít đi,  tăng độ xói mòn, phù sa về hạ lưu theo lý thuyết phải nhiều lên. Vấn đề là số liệu cụ thể như thế nào, đo đạc ra sao cần phải có những kiểm chứng. Phù sa trong đồng ruộng ở ĐBSCL ít đi là thực tế còn do nguyên nhân xây dựng hệ thống đê bao, bờ bao, cống bọng để chống lũ làm cho nước lũ ít vào đồng dẫn đến phù sa ít đi.  Theo quan sát của Anh Bẩy Nhị nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang trên sông  Hậu thường những cơn mưa lớn, nhất là có bão và áp thấp vào thượng Lào thì một tuần sau  thấy nước sông Hậu lên nhanh và đỏ hơn. Thực tế năm nay không có tình hình đó. Từ đầu mùa tới nay nước toàn một màu bạc của đất sét (cao lanh) ở Campuchia. Màu hồng  có xuất hiện thời gian gần như đỉnh lũ, nhưng cũng nhợt nhạt, không  còn màu của đất Bazan của thượng Lào và Trung Quốc cho nên nhất trí với quan điểm của người viết bài này là các đập nước sẽ gây ra lệch mùa: mùa nước nổi và mùa khô vốn có của tự nhiên, và làm kiệt nước hạ lưu đầu mùa mưa, tăng ngập lụt khi mưa vượt bỉnh thường và các hồ sẽ xả lũ lúc đó sẽ là tai họa!

Khối lượng phù sa mất đi do xây dựng hồ chứa là chắc chắn, nhưng không nhiều. Theo số liệu của MRC,  năm 2009, trên lưu vực có 40 hồ chứa lớn trên sông nhánh với tổng dung tích 22 tỷ m3, và phía thượng lưu thuộc Trung Quốc có các hồ chứa với tổng dung tích là 21 tỷ m3. Như vậy, tổng dung tích khoảng 43 tỷ m3. Nếu thử tính tổng dung tích chết của các hồ bằng 10% tổng dung tích trên tức là 4,3 tỷ m3. Tạm coi đây là phần phù sa bị mất đi do trữ lại trong hồ. Nếu đem thể tích này chia đều cho diện tích vùng ĐBSCL là 39000 km2 thì  đúng là hạ lưu sẽ không được bồi đắp khoảng 10cm. Tuy nhiên, giả thiết này thiên lớn vì không phải toàn bộ phù sa đề được lắng đọng ở đây. Mặt khác, cũng cần thấy rằng, khi xây dựng các công trình hồ chứa, người thiết kế phải quan tâm đến tuổi thọ công trình, liên quan mật thiết đến dung tích bồi lắng trong hồ. Do vậy, các công trình hồ chứa đều có công trình xả cát, phù sa để sự bồi lắng duy trì được cho đến hết tuổi thọ công trình.

Theo ý kiến của GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội  Đập lớn và PT ngưồn nước Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT  là nếu dừng xây dựng thủy điện ở thượng lưu sông Mekong  trong 10 năm, đúng là tốt cho Việt Nam nhưng có thể nói phát triển thủy điện hầu như  'không thể đảo ngược'!  Không nơi nào trên thế giới này có nguồn thủy năng mà bị bỏ qua. Mặt khác, theo tôi biết, có điều trớ trêu là trong khi có nhiều ý kiến phản đối việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng sông Mekong  thì Chính phủ lại cho phép một số tập đoàn kinh tế và Công ty của Việt Nam sang giúp Lào xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Mekong!?  Trên trang Web chính thức của Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng đưa tin (Vietnam plans Mekong mega-dam in Laos 07:19 11/01/2008)! Tập đoàn PetroViệt  Nam giúp Lào nghiên cứu khả thi đập thủy điện lớn gần Luang Prabang. Các công ty Việt Nam giúp Lào xây dựng đập các thủy điện như Sekaman 290 MW,  và đập thủy điện Sekaman 250 MW  (Sekaman bắt nguồn ở Quảng Nam, vùng biên giới VN-Lào,  là phụ lưu của Sekong.  Sekong đổ vào Mekong ở  Attapu, Hạ Lào).  Các lý do đầu tư này để giúp Lào thoát nghèo khó thuyết phục! Người ta có quyền đặt ra câu hỏi phải chăng đây là quyền lợi của một số nhóm lợi ích? Tuy nhiên, có ý kiến lập luận nếu Việt Nam không tham gia xây dựng thủy điện ở Lào thì Trung Quốc và Thái Lan sẽ làm ngay. Việt Nam xây dựng thủy điện ở Lào để đưa điện về Việt Nam và ta còn có thể ít nhiều tác động đến quy trình vận hành có lợi cho hạ du.

Việt Nam là nước ở hạ nguồn, giải pháp tốt nhất là phối hợp chặt chẽ với MRC để có những nghiên cứu đánh giá toàn diện về quy hoạch phát triển lưu vực (BDP). Tiếp tục nghiên cứu đánh giá chi tiết, thấu đáo hơn tác động của các đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong đối với vùng hạ lưu vực là rất cần thiết. Cần có những quy định chặt chẽ ràng buộc về dòng chảy môi trường (dòng chảy cần thiết xả về phía hạ lưu các hồ bao gồm cả dòng chảy kiệt và dòng chảy lũ, thời gian duy trì dòng chảy), và cơ chế giám sát cũng như các biện pháp chế tài hữu hiệu để chia sẻ lợi ích, giảm thiểu các tác động đến môi trường cùng khai thác sử dụng dòng sông Mekong một cách vững bền.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o