» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81268390

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nợ công: Đại vấn đề
Quản lý nợ công không những chỉ liên quan đến lòng tin của người dân đối với nhà nước về việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội mà còn tác động đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, lạm phát, đồng thời còn ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ mai sau.

NỢ CÔNG: ĐẠI VẤN ĐỀ

 

Tô Văn Trường

Trong bề bộn những sự kiện chính trị, kinh tế-xã hội của nước ta, thì nợ công đang là một đại vấn đề. Quản lý nợ công không những chỉ liên quan đến lòng tin của người dân đối với nhà nước về việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội mà còn tác động đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, lạm phát, đồng thời còn ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ mai sau.

Trước hết, cần tìm hiểu để đi đến thống nhất quan điểm về nợ công. Theo chúng tôi hiểu, nợ của cả nền kinh tế hay là “national debt” tức là gồm nợ công và nợ tư. Nợ công bao gồm cả nợ nước ngoài và nợ trong nước như nợ của chính phủ hay có thể gọi là nợ nhà nước vì nhà nước là chính phủ. Nợ của quốc doanh hay tư doanh mà chính phủ chịu trách nhiệm hay bảo lãnh đều phải tính vào nợ.  Nợ tư  gồm nợ của khối tư doanh gồm nợ doanh nghiệp tư không do chính phủ bảo lãnh hay trách nhiệm nợ của hộ gia đình. Các thông tin về nợ do Bộ Tài chính thông báo hiện nay mới chỉ để ý đến nợ công với nước ngoài. 

Theo một số chuyên gia kinh tế, có dấu hiệu cho thấy cách tính nợ công của Việt Nam chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo Bộ Tài chính, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo định nghĩa này, tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam ước khoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của chính phủ là 35,4% GDP, nợ được chính phủ bảo lãnh là 7,9 GDP%, và nợ của chính quyền địa phương là 1,4 GDP%. Trong khi đó, theo số liệu của EIU thì nợ công của Việt Nam tính đến cuối 2009 là 51% GDP. Nguyên nhân chính của sự khác biệt là do EIU sử dụng cách tính theo hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính (DMFAS) của UNCTAD, theo đó nợ công còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) ở tất cả các cấp chính quyền, bởi thế, trên thực tế, rất khó biết một cách chính xác nợ của doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương ở Việt Nam  là bao nhiêu.

Bài học kinh nghiệm của các nước đi trước đều phải ít nhiều vay nợ, huy động các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Thực ra, hiện nay nợ công của Mỹ cũng rất lớn, hơn 90% GDP, cũng trong tình trạng báo động.  Joseph Stiglitz đã từng cảnh báo “Nền kinh tế Mỹ có khả năng rơi vào suy thoái lần thứ 2, sự sụp đổ đang đến rất gần”. Tình hình nợ công ở Nhật Bản cũng khá tệ, nợ gần 200% GDP nhưng nhờ có tiềm lực kinh tế lớn, chính sách quản lý nợ công khá chặt chẽ, biết điều chỉnh kịp thời nên vẫn an toàn. Một số nước quản lý nợ công yếu kém dẫn đến tình trạng đất nước bất ổn về chính trị xã hội, lệ thuộc vào chủ nợ và  và có nguy cơ vỡ nợ. Chuyện đại sự liên quan đến nợ công tại châu Âu Hy Lạp cuối năm 2009,  có mức nợ công chiếm 108,10% GDP đã thực sự vỡ nợ và phải cầu cứu đến gói cứu trợ 120 tỷ euro của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nước thuộc Vùng Euro. Xem ra, các nước khi đi vay nợ để phát triển kinh tế đều hiểu thấu đáo lời dậy của người xưa “Của biếu là của lo/Của cho là của nợ”! Huống hồ ở đây, không phải là của cho mà là của đi vay thì phải lo mà trả nợ cả vốn lẫn lời.

 Theo nghiên cứu của một tổ chức chính phủ ở Mỹ, nợ công ở Việt Nam năm 2009 đã tăng rất nhanh, lên mức 53,70% GDP, đứng hàng thứ 44/129 quốc gia về nợ nần. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính cho biết cuối tháng 12/2009, Việt Nam nợ khoảng 29 tỷ đô la chiếm 39% GDP bao gồm nợ của chính phủ VN và nợ được chính phủ bảo lãnh. Riêng  năm 2010 chính phủ phải thanh toán trả nợ hơn 1 tỷ đô la. Theo Ông Nguyễn Văn Thuận Chủ tịch Ủy ban pháp luật của Quốc hội khoản nợ của Việt Nam là 42% GDP? Từ năm 2003, nước ta hết ân hạn 10 năm, bắt đầu phải trả cả gốc, lẫn lãi. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. Theo Ts Vũ Thành Tự Anh quy mô của nợ công tăng với tốc độ rất nhanh. Tính trung bình, theo EIU trong giai đoạn 2001 – 2009, nợ công trên đầu người của VN tăng khoảng 18%/năm, tức là gần gấp 3 tốc độ tăng GDP/đầu người của Việt Nam trong cùng thời kỳ. Theo ADB, thâm hụt ngân sách (cả trong và ngoài dự toán) tăng từ 2,8% GDP năm 2001 lên tới 9,0% GDP năm 2009. Như vậy, trong khi nợ công tăng liên tục thì ngân sách lại ngày càng trở nên thâm hụt. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững, đó là nợ công ngày hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai. Hơn thế, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng “báo động đỏ” 5% theo thông lệ quốc tế, khiến tính bền vững của nợ công càng bị giảm sút.

Chúng ta phải cố gắng trả những khoản đã nợ, và thận trọng, tính toán kỹ khi vay những khoản mới, vay đích đáng, dùng có hiệu quả cao, và ngay khi vay đã  chuẩn bị để bảo đảm trả được nợ đúng hạn và đủ số. Điều đáng chú ý là số liệu nợ mà Bộ Tài chính Việt Nam phổ biến hiện nay là nợ nhà nước chứ không phải là nợ công. Nợ công chắc sẽ lớn hơn nhiều. Trong khi đó, nợ công của chúng ta tăng rất nhanh, trong khi hiệu quả chi tiêu, hiệu quả đầu tư không cao, nạn tham nhũng, lãng phí tràn lan và nạn khát đầu tư cho các siêu dự án không tưởng, đầy phiêu lưu mạo hiểm như đường sắt cao tốc Bắc Nam.

            Nợ, thâm hụt ngân sách hàng năm, vấn đề lạm phát và vấn đề dự trữ ngoại tệ liên quan mật thiết với nhau. Với mức thâm hụt cán cân thanh toán 8,8 tỷ USD vào năm 2009, dự trữ ngoại hối đã giảm từ mức 12 tuần trước đó, xuống chỉ còn 7-9 tuần nhập khẩu. Đây chỉ là nói về nợ nước ngoài mà chính phủ chịu  trách nhiệm. Các tỷ lệ mà IMF và WB hoặc các nhà nghiên cứu sử dụng là tỷ lệ nợ nước ngoài của nền kinh tế trên GDP và  tỷ lệ trả nợ trên xuất khẩu. Đây là tỷ lệ dùng để phân tích khả năng trả nợ của nền kinh tế và hối suất.  Chỉ nói về nợ nước ngoài của nhà nước là không đủ. Có thể ở Việt Nam, nợ chính phủ lớn nhưng nợ doanh nghiệp nhỏ, ở các nước khác thì ngược lại. Tình hình ở VN hiện nay có lẽ là nợ nước ngoài của doanh nghiệp ngày càng lớn lên, không thể bỏ qua. Khi phân tích nợ và khả năng chi trả của chính phủ, có ảnh hưởng đến chính sách vĩ mô (tài chính và tiền tệ) thì phải bao gồm nợ nước ngoài nợ trong nướcTheo ước tính, đến năm 2016 Chính phủ phải trả nợ khoảng trên 2 tỷ USD vào năm 2016.  Nhưng, việc quản lý nợ nước ngoài quốc gia đang phải đối mặt với không ít thách thức. Để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và bù đắp thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài quốc gia đã tăng đáng kể chỉ trong vài năm trở lại đây. Với nhu cầu tiếp tục đầu tư để phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể là với tỷ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP thì chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư. 
            Đáng lo hơn cả là vay nợ nhưng làm ăn kém hiệu quả và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn hơn. Thực ra, khả năng trả nợ không thể chỉ dựa vào con số GDP vì cách tính GDP của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phải xem xét lại. Cách tính nợ công theo % của GDP chỉ là một cách diễn đạt quy mô của nợ công chứ trong đa số trường hợp, bản thân con số này chưa đủ để khẳng định  rằng tỷ lệ nợ công như thế là an toàn hay nguy hiểm. Nói cách khác, chỉ nhìn vào nợ công trong mối quan hệ với GDP để nhận định mức độ rủi ro hay kém bền vững của nợ công là rất phiến diện. Những con số về khoản nợ, ngay cả các chuyên gia chuyên sâu về kinh tế khó biết sự thật ở đâu. Nợ của nước ta hiện nay là chưa tính đủ, vì con thiếu hẳn nợ của khu vực kinh tế nhà nước mà chính phủ phải chịu trách nhiệm trả nợ (con nợ); phần nợ này không được hiện thị hoặc không thấy trong số liệu thống kê; Ví dụ ai sẽ phải trả những tổn thất và thua lỗ của Vinashin? hiển nhiên là nhà nước - nghĩa là ngoài những khoản Vinashin vay của nước ngoài.  Ngay trong  số liệu dự toán ngân sách 2009 được chính thức công bố gồm 8 biểu bảng, nếu để ý như trái phiếu đến 2 tỷ đô la vẫn để ngoài cân đối ngân sách. Việc quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia cũng gần như bị "lọt lưới" vì sự chia cắt trong quản lý. Đó là sự thiếu minh bạch, thiếu dân chủ  trong quản lý cần sớm chấm dứt.  Nhà nước sử dụng tiền thuế của dân đóng góp nhưng lại giấu không cho dân biết những khoản chi sai  do sự yếu kém trong quản lý gây nên, trong khi thành tích thì lại được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Vấn đề người dân quan tâm nhất chưa phải là tỷ lệ mà là tốc độ tăng nợ hàng năm.  Xin lưu ý là tốc độ tăng nợ đối với nước ngoài của Việt Nam ngày càng tăng cao như 4,18% năm 2004, tăng lên 12,66% năm 2005. Đến năm 2006 tăng lên 21,81%, đặc biệt năm 2010 là 34%. Không biết có bao nhiêu vị đại biểu Quốc hội am hiểu thực chất về nguyên nhân tăng đến chóng mặt về tốc độ tăng nợ đối với nước ngoài? Ngày trước, chỉ có Bộ Tài chính mới được đứng ra phát hành trái phiếu, ngày nay có xu hướng ngay cả các tỉnh cũng được làm. Nếu thêm nợ doanh nghiệp nữa thì đây là vấn đề khá lớn. Do đó, ngay từ bây giờ cần phải đặt lại vấn đề xem xét nợ nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững, xây dựng lộ trình đánh giá các dự án đầu tư của nhà nước.

Thực tế, danh sách “con nợ quốc tế” bao gồm nhiều nước giầu nhất  trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công còn tùy thuộc vào quy mô nợ và bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và thế giới. Để nợ công  ở Việt Nam không còn là chuyện đại sự, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, việc trước tiên cần phải thực hiện là thuê tư vấn độc lập có chuyên môn cao, cùng với các chuyên gia có uy tín của nhà nước đánh giá toàn diện về nợ quốc gia, phân tích số liệu gốc, các nguyên nhân chủ quan, khách quan, đề xuất các giải pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài.

Các tổ chức thuộc nhà nước, đoàn thể nếu sử dụng nguồn vốn ngân sách đều phải công khai, có kiểm toán, không có “vùng cấm” vì đây thực chất là tiền thuế của người dân. Cần phải sửa lại Luật ngân sách, tăng nguồn thu, kể cả  các lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp nhà nước đều phải thuộc quyền kiểm soát chi tiêu của Chính phủ. Quản lý nợ công  phải được coi là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động quản lý vĩ mô tổng thể của quốc gia, trong đó quan trọng nhất là ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Để quản lý nợ công một cách hữu hiệu, ngoài vai trò của Bộ Tài chính, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành dưới sự điều hành chung của “nhạc trưởng” là Thủ tướng Chính phủ và trong tầm kiểm soát của Quốc hội.  



Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o