» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81285439

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Thất Long hay Cửu Long.[12/07/10]
Báo Thanh Niên (9/7/2010) có bài viết : Sông Cửu Long chỉ còn “Thất Long”? được nhiều độc giả quan tâm. Để rộng đường dư luận, phóng viên báo Thanh Niên phỏng vấn tiến sĩ Tô Văn Trường chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình KC08/06-10 của Bộ Khoa học công nghệ xung quanh vấn đề nói trên.

THẤT LONG HAY CỬU LONG?

Báo Thanh Niên (9/7/2010) có bài viết : Sông Cửu Long chỉ còn “Thất Long”? được nhiều độc giả quan tâm. Để rộng đường dư luận, phóng viên báo Thanh Niên phỏng vấn
tiến sĩ Tô Văn Trường chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình KC08/06-10 của Bộ Khoa học công nghệ xung quanh vấn đề  nói trên.

PV: Sông Cửu Long có ảnh hưởng to lớn, sống còn đến cuộc sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiện nay 2 cửa sông chết dần,  chỉ còn 7 cửa đang hoạt động. Theo ông, nguyên nhân và xu thế sẽ diễn biến tiếp tục như thế nào về các cửa sông Cửu Long? 

TVT: Sông Cửu Long còn gọi là sông Mê Công dài khoảng 4.800 km bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông. Cửu Long theo từ Hán Việt có nghĩa là 9 cửa sông, tượng trưng cho 9 con Rồng.  Nguồn nước đổ ra sông Cửu Long qua nhánh sông Hậu xưa kia có 3 cửa đổ ra biển là Định An, Bát Sát và Tranh Đề (nay gọi là Trần Đề). Do quá trình biến đổi tự nhiên của các cù lao, diễn biến của dòng chảy  bùn cát và sự giao thoa của 2 đường đứt gẫy về địa chất nên chỉ còn lại 2 cửa là Định An và Trần Đề. Hiện tượng này là do tự nhiên, giống như các cửa sông ở Miền Trung nước ta. Cần phải phân biệt rõ tác động của tự nhiên và con người. Theo xu thế dòng chảy thì đồng bằng sẽ mở rộng dần về phía Tây mỗi năm khoảng 100 ha ra biển ở mũi Cà Mâu.  Phân bố dòng chẩy các nhánh sông Cửu Long tăng dần từ Đông sang Tây. Cửa Đại, cửa Tiểu phân bố dòng chẩy gần như bằng 0, rồi tăng dần từ cửa Hàm Luông, Cổ Chiên đến Định An, Trần Đề. Xu thế chung sẽ tăng thêm lưu lượng phía sông Hậu và giảm phía sông Tiền, bởi vậy tăng thêm thoát lũ về biển Tây và bồi lắng ở cửa sông Hậu nhiều hơn. Còn tác động của con người có làm chậm lại hoặc thay đổi phần nào chứ không thể chống lại được quy luật tự nhiên. Xu thế diễn biến tự nhiên về các cửa sông là chuyện của trời đất, chúng ta phải theo dõi, cập nhật thông tin, số liệu, dự báo để có các biện pháp chủ động ứng phó.

PV: Có ý kiến của nhà khoa học cho rằng cửa Ba Lai là một ví dụ về sự tàn lụi của một cửa sông do tác động của con người. Năm 1999, hệ thống cống đập ở cửa sông Ba Lai được xây dựng, hệ quả làm cho quá trình bồi lấp xảy ra nhanh hơn và đến nay thì cửa sông này đã ngừng chảy. Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao lại ngăn cửa Ba Lai, làm thế nào giải quyết hậu quả để dòng sông tiếp tục chảy ra biển ?  

TVT:  Bản thân sông Ba Lai không có nguồn, sống nhờ thủy triều nếu để lâu ngày sẽ chết lụi như cửa Bát Sát bên sông Hậu. Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, năm 2000, Chính phủ phê duyệt dự án thủy lợi Bắc Bến Tre gồm 5 cụm công trình mục tiêu ngăn mặn, dẫn ngọt phục vụ ngọt hóa hơn 100 nghìn ha đất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 800 nghìn người, cải thiện tình hình giao thông. Hệ thống công trình thủy lợi gồm : Cống đập Ba Lai, cống đập, âu thuyền An Hóa và Bến Tre, cống lấy nước Bến Rớ, cống Tân Phú; Đê sông Hàm Luông, sông Mỹ Tho, đê hạ lưu cống đập Ba Lai và các cống dưới đê; Nạo vét, cải tạo phần thượng nguồn sông Ba Lai và hệ thống kênh cấp 1;  Nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng; và các công  trình phụ trợ, kết hợp giao thông, trữ nước ngọt. Cho đến nay mới chỉ có cống đập Ba Lai được xây dựng, các hạng mục công trình khác đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Do đầu tư không đồng bộ nên vừa qua, mới có hiện tượng bồi lấp cửa sông Ba Lai. Biện pháp khắc phục là tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các công trình còn lại, đặc biệt là ưu tiên nạo vét thượng nguồn, xây cống Bến Rớ lấy nguồn nước cho công trình Ba Lai. Khi có đủ lưu lượng cần thiết, cống Ba Lai được vận hành theo quy trình với tốc độ thích hợp, kết hợp với nạo vét sẽ giải quyết được việc bồi lấp ở hạ lưu cống (vùng cửa sông Ba Lai). Đây là tác động của con người làm sống lại cửa sông Ba Lai.

 PV: Hai thập niên gần đây, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặc biệt vùng đầu nguồn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp tốc độ về xói lở  bờ sông tăng rất nhanh.  Theo ông, nguyên nhân và biện pháp ứng phó, khắc phục trước mắt cũng như lâu dài như thế nào?

TVT: Việc xói bồi lòng sông, cửa biển là chuyện của trời đất, trong đó có cả yếu tố tác động của con người gây ra. ĐBSCL thuộc loại đồng bằng trẻ, địa chất yếu, nên càng dễ bị tác động của tự nhiên và con người. Phía thượng nguồn xây các nhà máy thủy điện, lượng phù sa về hạ lưu ngày càng giảm dần. Do phát triển sản xuất nông nghiệp, người dân phải lên bờ bao, đã biến dòng chảy tràn thành dòng chảy tập trung mạnh hơn vào dòng chính trên sông Hậu, sông Tiền. Phát triển giao thông thủy, khai thác cát không theo quy hoạch, tải trọng công trình quá lớn bên các bờ sông vv…là các nguyên nhân gây nên xói lở bờ sông.

Giải pháp ứng phó với việc xói lở bờ sông về lâu dài phải theo xu thế của thế giới là tôn trọng xu thế tự nhiên của sông rạch, bảo vệ môi trường sinh thái. Nguyên tắc chỉnh trị sông là phải theo thế sông, không thể chỉ theo ý chí của con người. Bài học trả thù của thiên nhiên không phải ai cũng thuộc. Ở những vùng thành phố, thị xã, thị trấn ven sông bắt buộc phải sử dụng các công trình cứng để bảo vệ. Lòng sông Cửu Long rất sâu, có nơi đến 40-50 m, làm công trình mỏ hàn rất khó, khối lượng lớn, rất tốn kém cho nên thường áp dụng bờ kè, việc bảo vệ bờ cần chú ý giải quyết phần ổn định của công trình dưới nước. Cần tăng cường công tác dự báo để người dân có các biện pháp ứng phó chủ động với xói lở bờ. Đối với vùng cửa biển việc xói lở chủ yếu do tự nhiên, cần có các đề tài nghiên cứu thiết thực để làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch chỉnh trị cửa sông.

PV:  Theo GS Nguyễn Ngọc Trân việc đi lại của tàu biển theo luồng vào sông Hậu qua cửa Định An ngày càng khó, bởi quy luật bồi lắng bùn cát ở cửa sông, và mặt khác bởi cách nạo vét cầm chừng, không tới nơi, tới chốn từ nhiều năm nay. Ông Trân cho biết thêm, từ 20 năm qua, chỉ riêng công tác nạo vét luồng Định An đã tiêu tốn mỗi năm khoảng 1 triệu USD. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cho rằng công tác này là lãng phí và kém hiệu quả vì quá trình bồi lắng diễn ra quá nhanh. Chẳng nhẽ chúng ta lại bó tay, ngồi chờ trời cứu?

TVT: Giao thông thủy là ưu thế đặc biệt do thiên nhiên ban tặng cho ĐBSCL. Ngoài việc phải giải quyết đủ mớn nước cho các tầu trọng tải lớn vào sông Hậu còn phải đầu tư tăng cường tốc độ bốc xếp của các cảng, hạ giá thành để cạnh tranh với các nơi khác. Đối với cửa Định An, biện pháp nạo vét cửa sông, lợi dụng đỉnh triều để cho tầu vào cảng Cần Thơ chỉ là giải pháp tình thế. Hiện nay, Chính phủ đang có giải pháp thực hiện đào kênh tắt Quan Chánh Bố để tránh cửa Định An. Nhiều nơi trên thế giới đã dùng giải pháp này. Ngay ở miền bắc  để tránh sự bồi lấp ở sông Cấm, đã đào kênh tắt từ cảng Hải Phòng đến sông Nam Triệu, ngày nay đang nối sông Nam Triệu sang sông Tranh ở cửa Lạch Huyện. Đối với dự án kênh tắt Quan Chánh Bố ở sông Hậu cần nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản, khống chế cửa sông bằng đê ngăn cát, giảm sóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

PV:  Chiến lược phát triển và khai thác sử dụng nguồn nước sông Cửu Long có vai  trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nước nói chung. Xin ông cho biết ý kiến về vần đề nêu trên?

TVT: Đúng thế. Nhìn rộng hơn, lâu nay chúng ta bị động bởi vì vai trò của Bộ Kế  hoạch đầu tư xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng đồng  bằng sông Cửu Long thường vừa chậm, vừa yếu về chất lượng cho nên không làm tròn trách nhiệm của vai trò “nhạc trưởng” cho các quy hoạch phát triển của các ngành, các địa phương. Cần phải thay đổi tư duy về phương pháp luận và cách tiếp cận làm chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng. Chính phủ nhiệm kỳ mới cần tổ chức lại công tác quản lý lưu vực sông của 2 Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trên nền tảng của mối quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Chúng ta ở hạ lưu sông Cửu Long, phải hứng chịu mọi tác động ở thượng lưu cả về số lượng và chất lượng nước. Phải đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế về việc sử dụng nguồn nước sông Cửu Long một cách vững bền. Xu thế, dân số các nước trong lưu vực sông Cửu Long  ngày càng tăng, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm cho nên trong quy hoạch của các ngành phải có các giải pháp chủ động bằng cả công trình và phi công trình với các lộ trình cụ thể vì cuộc sống của nhân dân.

PV: Xin cám ơn ông

Đinh Mười thực hiện

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o